Đốt gừng bằng bật lửa, sống hơn 35 năm tôi mới phát hiện tác dụng tuyệt vời đằng sau

09/10/2024 10:20 AM | Sức khỏe

Gừng là một loại gia vị thường được dùng trong bếp, nhưng bên cạnh đó, nó còn đem tới những công dụng bất ngờ.

Đầu tiên, cắt gừng thành lát với độ dày/mỏng tùy theo từng trường hợp và mục đích sử dụng.

Sau đó, lấy những lát gừng ra để hơ trên lửa, lưu ý làm nóng những mặt cắt ngang.

Sau khi đốt, chúng ta có thể sử dụng những lát gừng ấm này cho 3 việc sau đây, đem tới tác dụng tuyệt vời.

Đốt gừng bằng bật lửa, sống hơn 35 năm tôi mới phát hiện tác dụng tuyệt vời đằng sau- Ảnh 1.

 

Công dụng thứ 1: Bôi lên da giúp làm sáng làn da

Gừng từ lâu đã trở thành một thành phần quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nhưng ít ai biết rằng loại củ này còn có những công dụng làm đẹp vô cùng hiệu quả. Một trong số đó là khả năng hỗ trợ trị đồi mồi và tàn nhang, giúp làn da trở nên tươi sáng hơn.

Với hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, gừng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và cải thiện các dấu hiệu lão hóa da. Bạn sẽ ngạc nhiên với kết quả mà gừng sấy khô rồi để nguội có thể mang lại cho làn da khi được áp dụng đúng cách (gừng tươi hay tinh dầu gừng cũng có thể).

Những chất chống oxy hóa trong gừng giúp loại bỏ gốc tự do, bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường. Không chỉ vậy, gừng còn thúc đẩy lưu thông máu, loại bỏ độc tố và làm giảm sự xuất hiện của các dấu hiệu lão hóa như da xỉn màu hay nếp nhăn.

Đồi mồi, tàn nhang, tác động của ánh nắng mặt trời khiến làn da trở nên kém sáng, mất đi vẻ trắng mịn tự nhiên. Tuy nhiên, nhờ khả năng tẩy tế bào chết và ngăn ngừa lão hóa của gừng, kết hợp với các nguyên liệu tự nhiên khác, làn da có thể phục hồi độ mềm mại, sáng mịn.

Đốt gừng bằng bật lửa, sống hơn 35 năm tôi mới phát hiện tác dụng tuyệt vời đằng sau- Ảnh 2.

 

Ngoài ra, gừng còn có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp làm sạch da và tiêu diệt vi khuẩn, kể cả những vi khuẩn nằm sâu trong lỗ chân lông. Đặc biệt, gừng lành tính, phù hợp với mọi loại da và không gây kích ứng hay tác dụng phụ nào.

Công dụng thứ 2: Ngâm nước uống, rất tốt cho sức khỏe

Chăm sóc răng miệng

Sử dụng nước gừng để súc miệng hàng ngày đem tới hiệu quả trong việc bảo vệ và chăm sóc sâu răng vì gừng có đặc tính khám viêm mạnh mẽ.

Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa

Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Gastroenterology and Hepatology, gừng có tác dụng thúc đẩy quá trình làm rỗng dạ dày, giúp thức ăn di chuyển nhanh hơn từ dạ dày xuống ruột non. Điều này giúp giảm tình trạng đầy hơi và khó chịu, đồng thời làm cho quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ hơn.

Gừng chứa gingerols và shogaols – hai hợp chất có đặc tính chống viêm mạnh mẽ, giúp làm dịu hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng khó tiêu và buồn nôn. Nhờ khả năng cải thiện tiêu hóa, nước gừng cũng giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất từ thực phẩm hiệu quả hơn.

Đốt gừng bằng bật lửa, sống hơn 35 năm tôi mới phát hiện tác dụng tuyệt vời đằng sau- Ảnh 3.

 

Hỗ trợ giảm cân

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng Châu Âu chỉ ra rằng gừng có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất bằng cách tăng sinh nhiệt, nghĩa là giúp cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn để tạo ra nhiệt năng, từ đó hỗ trợ cho mục tiêu giảm cân.

Không chỉ vậy, gừng còn có khả năng kiềm chế cơn thèm ăn, giúp kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày. Việc tiêu thụ gừng có thể giúp giảm cảm giác đói, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ chế độ ăn lành mạnh.

Tăng cường hệ miễn dịch

Ngâm gừng vào nước uống có thể mang lại lợi ích lớn cho hệ thống miễn dịch. Gừng chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do có hại trong cơ thể. Những chất chống oxy hóa này đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.

Giảm viêm và đau

Viêm mạn tính là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh lý như viêm khớp hay bệnh tim mạch. Các hợp chất hoạt động trong gừng, điển hình là gingerols và shogaols, có khả năng chống viêm mạnh mẽ. Nhờ đó, gừng giúp giảm đau cơ và các cơn đau nhức, trở thành một giải pháp tự nhiên hữu hiệu trong việc cải thiện tình trạng viêm.

Công dụng thứ 3: Ngâm chân, giúp thư giãn và ngủ ngon

Mọi người đều biết rằng chúng ta nên ngâm chân thường xuyên, nhất là vào mùa đông. Theo Y học cổ truyền Á Đông, nếu cơ thể con người được ví như một cái cây, bàn chân chính là gốc rễ của cây đó. Khi cây yếu, rễ khô héo. Tương tự, khi con người già đi hoặc mắc các bệnh mãn tính, các vấn đề liên quan đến bàn chân như đau thần kinh, giãn tĩnh mạch hay suy giảm tuần hoàn bắt đầu xuất hiện.

Ngâm chân trong nước ấm không chỉ mang lại cảm giác dễ chịu mà còn có nhiều lợi ích sức khỏe. Việc thường xuyên ngâm chân với thảo mộc giúp tăng cường sức khỏe cho đôi chân và mang lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể.

Giảm đau chấn thương ở chân, giúp chân đỡ lạnh

Ngâm chân trong nước ấm khoảng 40 - 50°C, kết hợp với gừng giã nhuyễn và thêm chút muối, mỗi ngày khoảng 20 phút sẽ giúp giãn mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn máu khắp cơ thể. Khi ngâm, kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng chân và tay giúp tăng cường lưu thông máu và mang lại cảm giác thư giãn.

Trong kỹ thuật phục hồi chức năng sau chấn thương, việc ngâm chân tay trong nước ấm pha gừng và muối giúp giảm đau tức thì, thư giãn cơ bắp và mang lại sự thoải mái cho đầu óc. Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho các chấn thương phần mềm, không nên sử dụng với vết thương hở.

Đốt gừng bằng bật lửa, sống hơn 35 năm tôi mới phát hiện tác dụng tuyệt vời đằng sau- Ảnh 4.

 

Giúp dễ ngủ, ngủ ngon hơn

Ngâm chân trong nước gừng ấm trước khi đi ngủ là một liệu pháp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm để khắc phục chứng mất ngủ. Sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, ngâm chân không chỉ giúp xua tan căng thẳng mà còn kích thích hệ thần kinh trung ương, làm dịu hoạt động của não, giúp bạn ngủ sâu và hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Hỗ trợ hạ huyết áp, giảm hoa mắt chóng mặt

Nhờ khả năng làm giãn mạch, ngâm chân bằng nước gừng ấm có thể giúp hạ huyết áp đáng kể trong những trường hợp huyết áp tăng đột ngột. Dù chỉ tiếp xúc qua da, nhưng các huyệt đạo ở lòng bàn chân được kích thích, giúp giãn nở mạch máu và từ đó làm giảm huyết áp một cách tự nhiên.


Theo Thùy Linh (Nguồn: Aboluowang)

Từ khóa:  gừng
Cùng chuyên mục
XEM