Đồng nghiệp mời ăn tối, người thường từ chối: “Tôi có việc bận nên không đi”, người EQ cao khéo léo đáp không mất lòng
Việc học cách từ chối khéo léo thể hiện trí tuệ cảm xúc của bạn cao hay không. Nếu không muốn tham dự buổi tiệc nào đó, bạn nên ứng biến như thế nào để không mất lòng đối phương?
Trong đời sống hằng ngày, đặc biệt vào dịp cuối năm, ai trong chúng ta cũng sẽ nhận những lời mời ăn tối, ăn tiệc. Đôi khi bạn không muốn tham dự nhưng lại không biết cách từ chối thế nào cho khéo léo, không mất lòng đối phương.
Đối với nhiều người, lời từ chối tham dự bữa tiệc sẽ khiến họ bị tổn thương. Thậm chí nếu từ chối không khéo, bạn sẽ khiến đồng nghiệp khó chịu, hoặc để lại ấn tượng xấu với sếp. Tuy nhiên, vấn đề này hoàn toàn có thể được giải quyết nếu bạn biết cách sử dụng bộ não EQ cao của mình.
Trước tiên, chúng ta cần hiểu rằng việc từ chối tham gia một buổi tiệc không có nghĩa là chúng ta muốn làm tổn thương của người khác. Trên thực tế, đôi khi chúng ta không thể tới vì lý do cá nhân. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần thành thật với đồng nghiệp về hoàn cảnh của mình và bày tỏ sự tiếc nuối vì không thể tham dự.
Thay vì từ chối thẳng thừng, bạn có thể khéo léo đáp: “Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã mời tôi ăn tối, hơi tiếc một chút, tối nay tôi lại vướng một chút kế hoạch khác nên không thể tới tham dự”.
Nếu như không muốn trực tiếp nói ra lý do của mình, chúng ta cũng có thể đáp tinh tế: “Cảm ơn bạn rất nhiều vì lời mời, nhưng gần đây tôi cảm thấy không khỏe, tôi sợ sẽ ảnh hưởng tới không khí buổi tiệc, nên hẹn gặp lại bạn và mọi người vào lần tới nhé”.
Những lời từ chối này sẽ không làm tổn thương đối phương, thay vào đó, họ sẽ có tâm lý thông cảm cho tình huống khó xử của bạn.
Điều đặc biệt quan trọng là bạn phải giữ thái độ lịch sự và tôn trọng khi nói lời từ chối. Chúng ta không nên sử dụng những từ ngữ quá trực tiếp hoặc mất lịch sự như: “Tôi không muốn đi, bạn có thể đi trước”, “Tôi không muốn đi, rắc rối quá”. Những câu nói này sẽ khiến mọi người không thoải mái, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ của bạn và chủ bữa tiệc.
Ngoài những cách này, bạn có thể áp dụng 1 số cách đáp lại lời mời khéo léo dưới đây:
Thể hiện quan điểm càng sớm càng tốt
Bạn nên trực tiếp nói ra quan điểm của mình khi nhận được lời mời, tránh để đến sát bữa tiệc mới thông báo. Điều này sẽ khiến đối phương cảm thấy chạnh lòng và không được bạn tôn trọng.
Bạn càng im lặng lâu sẽ càng khiến chủ tiệc mong chờ sự tham dự của bạn. Vậy nên, bạn hãy nêu rõ mong muốn một cách khéo léo khi nhận được lời mời.
Đừng thiếu quyết đoán
Khi nhận được lời mời, nhiều người thường có cách trả lời nước đôi, thiếu quyết đoán khi đưa ra quyết định. Điều này có thể khiến đối phương thấy ta thiếu trung thực.
Vì vậy, khi đã quyết định không tham dự, bạn hãy bày tỏ suy nghĩ của mình một cách dứt khoát, quyết đoán nhưng đừng quên kèm theo sự tinh tế, khéo léo.
Đừng để việc bào chữa trở thành thói quen
Mặc dù viện lý do có thể làm chủ tiệc thoải mái nhưng bạn không nên làm vậy quá nhiều lần. Thường xuyên nói dối hoặc bao biện cho bản thân sẽ khiến mọi người không còn tin tưởng bạn, không muốn mời bạn tới tham gia tiệc nữa.
Vậy nên hãy từ chối có chừng mực, đừng để mọi người chú ý và đánh giá về cách hành xử của bạn.
Học cách thay đổi chủ đề kịp thời
Nếu chúng ta đã bày tỏ suy nghĩ của mình nhưng đồng nghiệp vẫn nhất quyết mời đi ăn tối, bạn có thể thay đổi chủ đề kịp thời để xoay chuyển câu chuyện.
Việc từ chối khéo léo không phải điều dễ dàng, nhưng nếu bạn nắm vững một số cách nói thông minh thì có thể tránh làm tổn thương người khác. Khi từ chối, chúng ta phải giữ thái độ lịch sự, tôn trọng và chân thành, đồng thời phải học cách chuyển chủ đề phù hợp và viện cớ một cách linh hoạt. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể xử lý vấn đề một cách thích hợp và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
Cuối cùng, chúng ta nên hiểu rằng việc thiết lập mối quan hệ tốt giữa các cá nhân là rất quan trọng. Vì vậy, bạn nên tham gia các hoạt động xã hội càng nhiều càng tốt để tăng cường giao tiếp và tương tác với đồng nghiệp.