Doanh nhân Phạm Ngọc Anh: “Những người chi tiêu phung phí giờ đang phải trả giá nhiều nhất”
Qua đợt dịch, chúng ta học được rằng phải tiết kiệm, phải có tích lũy phòng lúc nguy cấp, không tiêu xài hết những gì mình có.
"Chiếc hộp" giãn cách và những sự thật phía sau
Trải qua những ngày tháng giãn cách vừa qua bạn sẽ nhận ra một điều, rằng đáng sợ hơn việc không được làm những thứ mình thích là đau ốm bất ngờ, không tài khoản tiết kiệm, không phương hướng.
Chúng ta mong chờ dịch bệnh được kiểm soát, những tháng ngày tù tùng vì giãn cách sẽ qua đi để được trở lại công việc, cuộc sống trước đây. Nhưng cơn bão covid 19 đã làm xáo trộn và thay đổi công việc, cuộc sống của tất cả chúng ta. Chỉ hai năm thôi mà nhiều công ty sẽ phá sản, nhiều người mất việc, nhiều gia đình mất người thân, những dự định, kế hoạch dài hạn bị hủy bỏ…
"Giai đoạn này chính là ví dụ tốt nhất dành cho những người trẻ về công việc, về việc tích lũy, tiết kiệm hay chuẩn bị những phương án đối phó với rủi ro bất ngờ. Những người đã từng phung phí trước đây giờ lại đang là những người phải trả giá nhiều nhất" – ông Phạm Ngọc Anh, CEO ASK Training JSC chia sẻ.
Nếu như khoảng thời gian năm đầu tiên đối diện với đại dịch chúng ta vẫn còn mang tâm thế chờ dịch bệnh được kiểm soát và qua đi, việc chi tiêu chưa đáng báo động, nguồn thu chưa cạn kiệt. Thì sang năm 2021, tình thế đã hoàn toàn thay đổi khi những tích lũy của mỗi cá nhân, gia đình, doanh nghiệp cạn dần và chúng ta mơ hồ nhận ra những nỗi sợ bắt đầu nhen nhóm.
Gia đình Hà Phương - nhân viên văn phòng tại Hà Nội đã phải dùng tới khoản tiền tiết kiệm của 2 vợ chồng khi giãn cách và phải tạm thời ngưng công việc tại công ty. Sau giãn cách là hành trình mong được đi làm lại và có thu nhập chứ chưa nói đến việc có tiền để tiết kiệm lại.
Nhiều bạn trẻ đi làm với phong cách "làm đồng nào xào đồng ấy" hay lặp đi lặp lại vòng luẩn quẩn: đi làm, nhận lương, trả nợ là những người phải trả giá cho việc không tích lũy và không có một chiến lược quản lý tiền bạc rõ ràng.
Nói cách khác, đại dịch covid 19 là nỗi sợ hãi, một phép thử cho những ai không có kế hoạch quản lý tiền bạc chu đáo.
Bứt tốc để hành động mới mong đạt được kết quả
Sau giãn cách sẽ là lúc bạn cần CHẠY nhanh hơn, dồn tâm lực nhiều hơn.
Thời điểm các thành phố mở cửa trở lại cũng là lúc rất nhiều người vẫn đang loay hoay, không biết mình sẽ làm gì để vực dậy tinh thần, công việc, cuộc sống sau một thời gian dài chỉ ở quanh quẩn trong 4 bức tường.
Tuy nhiên, bạn cần biết rằng vấn đề lớn hơn của việc cảm thấy tù túng là phải làm sao để khi hết dịch sẽ không bị tụt hậu.
Giống như trong cuộc đua marathon, trước khi đến được đích chiến thắng các vận động viên phải khổ luyện hàng nghìn giờ trong âm thầm, phải đối diện với chấn thương, tâm lý muốn bỏ cuộc. Rồi trong suốt cuộc đua, nhiều lần họ bị đối thủ vượt lên, những bất ngờ về thể lực… Tất cả đẩy họ vào 2 lựa chọn: (1) là bỏ cuộc, bỏ qua thời khắc trở thành người dẫn đầu; (2) là bứt tốc ở thời điểm quyết định và chứng minh mình là người chiến thắng. Người ta hay ví von những cú chạy nước rút, những pha bứt tốc chỉ tính bằng giây đó là điều làm nên nhà vô địch.
Quay trở lại với câu chuyện "comeback" sau giãn cách, bạn có thể làm gì để cải thiện tình hình?
- Chỉ cần tận dụng tối đa thời gian của bản thân, cuộc đời bạn đã thêm nhiều ý nghĩa rồi. Dù không thể ra đường thì vẫn có thể ở nhà đọc sách, tập gym, tự lên kế hoạch cho những việc sẽ làm sau khi hết dịch.
- Nhìn lại, đánh giá tình hình tài chính của bản thân, gia đình giai đoạn này. Việc này vô cùng quan trọng để biết bạn cần làm gì tiếp theo để kiếm thêm thu nhập, tích lũy, tiết kiệm hay đầu tư.
Việc này cũng vô cùng khẩn với những bạn trẻ đang không có kế hoạch tích lũy và tiết kiệm. Chúng ta xác định chung sống với dịch nên cũng cần có phương án cho việc tiết kiệm ngay bây giờ nếu bạn không muốn rỗng túi và vật vã kiếm tiền. Ít nhất phải tích lũy cho mình tiền sinh hoạt trong ít nhất 3 tháng trong khi bạn tìm kiếm thêm các kênh gia tăng thu nhập.
- Bạn có thể dành thời gian tìm hiểu thêm về các kênh đầu tư mới trong chiến lược gia tăng thu nhập sau giãn cách. Khi bắt đầu hãy thực sự nghiêm túc tìm hiểu, tích lũy kiến thức, học hỏi thêm từ các chuyên gia và bắt đầu khi bạn sẵn sàng. Tất nhiên, cũng phải lường trước rủi ro, hoặc khi bắt đầu mọi thứ không hề suôn sẻ như khi tìm hiểu lý thuyết nhưng vài lần va vấp bạn sẽ dần tích lũy được mọi thứ.
Cuối cùng, thay vì chờ đợi, chi bằng hãy chủ động tìm kiếm cho mình một con đường mới để dấn thân, một sở thích mới để nghiền ngẫm, hoặc một kế hoạch mới để bứt tốc.
Quan trọng nhất là, đừng vì khó khăn hiện tại mà quên mất những mục tiêu lớn vẫn còn đang nằm ở phía xa. Đây là thời điểm bạn cần chạy nhanh hơn, dùng nội lực của mình để bứt tốc về đích.
Nhân đây, khóa học Wake Up Online sắp tới có thể sẽ giúp bạn đánh giá lại tình hình tài chính của bản thân cũng như cung cấp cho bạn kế hoạch, các công cụ giúp quản lý tài chính hiệu quả. Đừng để bản thân bị động, rơi vào tình trạng "mắc kẹt tài chính" khi bạn hoàn toàn có thể chủ động mở rộng kiến thức, tiết kiệm ngay bây giờ. Chi tiết khóa học tìm hiểu thêm tại: https://wakeup.vn/r/g/biz