Doanh nghiệp hợp tác nước ngoài cần có công cụ pháp lý phù hợp
Các dịch vụ nghiên cứu, thẩm định thông tin doanh nghiệp và cá nhân tại Trung Quốc giúp doanh nghiệp Việt Nam tự tin, tránh rủi ro khi giao dịch, hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài.
Trong bối cảnh thế giới liên tiếp rơi vào những khủng hoảng chuỗi cung ứng trong 2 năm trở lại đây, Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng ấn tượng do đầu tư sản xuất và tăng cường hoạt động hợp tác thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài với các quốc gia trong đó có Trung Quốc.
Năm 2021, thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng mạnh. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp gây khó khăn cho việc đi lại nhưng hoạt động thương mại vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực hàng hóa, thủy hải sản, điện máy, vải sợi, phân bón và dịch vụ
Theo báo cáo của Tổng Cục Thống kê Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều Việt - Trung đạt 165.8 tỷ USD, tăng 24.6% so với năm 2020. Số liệu từ phía Trung Quốc cho biết kim ngạch hai chiều lần đầu vượt ngưỡng 200 tỷ USD, đạt mức kỷ lục 230.2 tỷ USD và tăng 19.7% so với năm trước.
Từ những con số trên, có thể khẳng định Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.Việt Nam cũng tiếp tục khẳng định vị thế là đối tác thương mại lớn của Trung Quốc trong khối các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Môi trường đầu tư thuận lợi cùng các chính sách đẩy mạnh giao thương quốc tế là cơ hội lớn giúp doanh nghiệp Việt Nam gọi vốn và phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, cơ hội luôn đi cùng với rủi ro và thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp phải có hiểu biết sâu sắc về thị trường, cái nhìn đa chiều, thẩm định thông tin đối tác khách hàng tương lai một cách cụ thể theo các căn cứ khoa học và pháp luật.
Theo ông Minh Lưu, Giám đốc Công ty nghiên cứu Finden China, để tránh các rủi ro khi kinh doanh quốc tế các doanh nghiệp cần trang bị kiến thức về pháp luật tại quốc gia sở tại cũng như thẩm định, đánh giá kĩ càng về đối tác làm ăn. Để xác thực thông tin và năng lực của đối tác Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý và đặt câu hỏi về tính tồn tại của doanh nghiệp, năng lực của đối tác cũng như các tài liệu pháp lý liên quan.
Cụ thể, doanh nghiệp Việt Nam cần phải chứng thực tên của doanh nghiệp đối tác, số điện thoại, tên người sở hữu và đối chiếu với nhiều nguồn khác nhau. Bên cạnh đó, hãy kiểm tra năng lực của đối tác: Họ thành lập năm nào, doanh thu và lợi nhuận hàng năm ra sao, kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực của họ thế nào. Ngoài ra, hãy kiểm tra kĩ giấy phép kinh doanh và các chứng chỉ liên quan nhé! Tất cả các doanh nghiệp đăng ký ở Trung Quốc đều có giấy phép kinh doanh. Giấy phép kinh doanh thể hiện những thông tin quan trọng về các nhà cung cấp, nhà sản xuất... bao gồm cả phạm vi kinh doanh của họ.
Chỉ khi có thông tin chính xác về công ty mà mình sẽ hợp tác, doanh nghiệp Việt Nam mới có chỗ đứng vững vàng trên môi trường hợp tác với các doanh nghiệp tại Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao, tránh được những rủi ro và thiệt hại không đáng có trong tương lai.
Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức về thị trường nói tiếng Trung, phù hợp nhất là hãy thuê một công ty tư vấn có sự am hiểu về thị trường nói tiếng Trung. Finden China là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực này. Đây là giải pháp an toàn, tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho doanh nghiệp trước khi tiến hành kinh doanh, hợp tác.
Finden China là một công ty thuộc Letou Research International Limited, một nhà cung cấp dịch vụ nghiên cứu được đăng ký tại Hong Kong, cung cấp các dịch vụ thẩm định điều tra, phân tích các doanh nghiệp và cá nhân Trung Quốc. Công ty sẽ giúp khách hàng có được thông tin chính xác, nhanh chóng để kịp thời đưa ra các quyết định kinh doanh.
Finden China là chuyên gia trên các lĩnh vực:
Cung cấp thông tin các công ty ở Trung quốc, Hồng Kông, Đài Loan.
Xác minh giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ do được chính quyền cấp tại Trung Quốc, Hong Kong, Ma Cao và Đài Loan.
Kiểm tra lý lịch đối tác kinh doanh bao gồm thông tin lý lịch cá nhân, lịch sử làm ăn, các vấn đề thuế, vay nợ tín dụng, lịch sử phá sản, quyền sở hữu và chức vụ trong các công ty tại Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao.
Thông tin liên hệ: support@findenchina.com