Đổ bộ cơn sốt “vàng đỏ” Trung Đông Saffron, thần thảo dược cho mọi đối tượng và cuộc đua mới trong lĩnh vực làm đẹp và sức khỏe
Thời gian gần đây, Saffron nổi lên như một thần thảo dược đa dụng cho mọi đối tượng, tốt cho cả sức khỏe và làm đẹp khiến thị trường kinh doanh sản phẩm này cũng sôi động hơn bao giờ hết.
"Vàng đỏ" Trung Đông
Thảo dược làm từ nhụy hoa nghệ tây được gọi là Saffron, từng được biết đến như một loại gia vị hay còn gọi là thực phẩm tạo màu, nằm trong nhóm các gia vị đắt nhất thế giới.
Trên hết nó được xem là một vị thuốc quý được người dân nhiều vùng ở Trung Đông và châu Á tin rằng chữa được 100 loại bệnh. FDA Hoa Kỳ công nhận Saffron là thực phẩm an toàn cho sức khỏe.
Saffron dùng được cho tất cả các đối tượng bởi là loại dược liệu đa dụng, rất tốt cho cho sức khoẻ, giúp ngăn ngừa và phòng chống được một số căn bệnh nguy hiểm, trong đó có cả ung thư.
Thảo dược này có thể trị trầm cảm nhẹ đến trung bình và chứng mất ngủ, trị bệnh thoái hóa võng mạc khô, làm giảm độc tính trên thận, tăng cường trí nhớ và sức khỏe cho não…
Điểm đặc biệt là Saffron có thể gây chết tế bào ung thư. Một nghiên cứu về ung thư phổi cho thấy nghệ tây có thể ngăn chặn các tế bào ác tính nhất định, và được xem như một tác nhân hóa trị liệu đầy hứa hẹn trong điều trị ung thư phổi trong tương lai.
Nhụy hoa nghệ tây còn được nhiều người biết đến với công dụng làm đẹp, dưỡng da.
Chính vì có nhiều loại công dụng như vậy nên Saffron được người dân khắp nơi trên thế giới săn đón, được ví như "vàng đỏ". Sự "đắt đỏ" cũng được lý giải bởi sự khan hiếm và không dễ "công nghiệp hóa".
Công phu nghề trồng nghệ tây
Bởi, chúng được thu hoạch thủ công bằng tay. Mỗi cây nghệ tây chỉ cho ra 3-4 hoa, mỗi hoa chỉ có 3 nhụy, nên một cây nghệ tây chỉ thu được 9-12 sợi nhụy.
Mỗi năm, nhụy hoa nghệ tây chỉ nở vào thời gian rất ngắn, thường là vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11. Việc thu hoạch cũng rất kỳ công, phải dùng tay ngắt nhẹ nhụy hoa khi có ánh nắng mặt trời nhưng lại phải hạn chế ánh nắng chiếu vào để giữ hương thơm. Sau đó, nhụy hoa được phơi khô đến một mức độ nhất định, có vị đắng đặc trưng.
Ngoài ra, để trồng và sản xuất Saffron, người ta phải đảm bảo những yếu tố thiết yếu nhất định như đất trồng, tưới tiêu, nhiệt độ... Đặc biệt không được dùng hoá chất trong suốt quá trình trồng và thu hoạch.
Ngày nay, với ngôi vị "vua gia vị" dù đắt đỏ nhưng Saffron lại là loại gia vị dễ sử dụng và được ưa chuộng nhất trong các nền ẩm thực, nhất là khu vực Địa Trung Hải. Chỉ cần cho vài sợi Saffron vào ấm trà là có ngay một loại thức uống vừa mát vừa bổ, dễ dàng đi vào đời sống của con người.
Từ lâu, Saffron đã được xem là thần thảo dược cho mọi đối tượng, luôn có mặt trong đời sống của người dân Iran.
Hiểu đúng về Saffron
Để có 1kg nhụy khô cần khoảng 100k nhụy tươi từ 170.000 bông hoa và trên 40 giờ lao động, cho nên từng cọng Saffron khô đều rất quý
Saffron được phân loại thành 5 dòng chính, dựa vào cấu tạo của nhụy hoa bao gồm: Negin (tốt nhất), Sargol, Pushali, Bunch và Konji.
Negin là loại cao cấp và đắt đỏ nhất. Là những sợi có hương thơm đậm và chất dinh dưỡng cũng cao hơn hẳn so với các loại khác. Để thu hoạch được loại sợi này, người ta phải hái hoa từ sáng sớm và tách sợi từ khi hoa còn tươi. Nhuỵ hoa được cắt bỏ phần gốc màu vàng, chỉ để lại phần chấm chân màu vàng và nguyên phần ngọn đỏ phía trên.
Sargol (Allred) là những sợi chỉ lấy phần màu đỏ phía trên và hoàn toàn không có chút chân vàng nào. Sợi có màu đỏ đậm, cường độ màu sắc cao, nhưng không thơm và không nhiều dưỡng chất như loại Negin. Ở nhiều nơi, người ta sử dụng những phần đầu nhụy bị gãy dùng cho Sargon nên giá thành của chúng sẽ thấp hơn Negin.
Pushali là loại sợi được cắt sâu hơn Negin nên cũng dài hơn và có nhiều chân vàng hơn. Do phần chân vàng dài nên trọng lượng bị tăng lên khá nhiều tuy nhiên chất lượng kém hơn vì vậy nó có giá thành rẻ hơn cả Negin và Sargol (Allred).
Bunch hay còn được gọi là Dasteh đây là loại sợi Saffron bao gồm cả phần chân nhụỵ lẫn đầu nhụỵ, nguyên vẹn y như khi mới hái. Tuy nhiên do phần chân vàng dài gấp nhiều lần nhụy cho nên loại này rất rẻ và cũng không phổ biến.
Konji là loại phần gốc màu vàng hoặc trắng (hoàn toàn không có sợi đỏ) được cắt ra sau khi người ta sản xuất các loại Negin, Allred, Pushali. Loại này không còn giữ được quá nhiều giá trị dinh dưỡng nên rất rẻ.
Saffron được phân loại thành 5 dòng chính, dựa vào cấu tạo của nhụy hoa bao gồm: Negin (tốt nhất), Sargol, Pushali, Bunch và Konji.
Iran, thủ phủ của "thần thảo dược" Saffron
Người ta cho rằng cây nghệ tây được trồng đầu tiên ở Iraq rồi sau đó lan đến Abruzzo (Ý), La Mancha (Tây Ban Nha) rồi Kashmir và Mashad (Iran).
Cũng có thời nổi lên những trang trại cây nghệ tây ở New Zealand, Argentina và Thụy Sĩ nhưng rồi tàn lụi theo thời gian. Lý do rất đơn giản là bởi đàn ông không gánh vác nổi công việc này, vốn đòi hỏi sự cần cù, tỉ mỉ, nhẫn nại...thường là những phẩm chất chỉ tìm thấy ở phụ nữ.
Trong số các quốc gia sản xuất nhụy hoa nghệ tây, Iran là nước có sản lượng cao nhất (chiếm đến 80% tổng sản lượng toàn thế giới), đồng thời cũng là quốc gia sở hữu những sợi nhụy hoa nghệ tây có hương vị đặc biệt và chất lượng nhất.
Mỗi năm Iran xuất khẩu hơn 400 triệu USD Saffron nhưng nguồn lợi thương mại của Saffron cũng như từ các chế phẩm của loại gia vị thảo dược này có thể lên đến hàng tỷ USD mỗi năm bởi Iran xuất khẩu Saffron nguyên liệu đi rất nhiều nước.
Nếu cả thế giới biết đến Iran là "thủ phủ" của Saffron, thì Mashhad chính là một trong những địa danh gắn liền với loài hoa này nhất ở Iran. Nơi đây được xem là kinh đô của Saffron với thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp cho loài hoa này.
Iran là nước có sản lượng Saffron cao nhất (chiếm đến trên 80% tổng sản lượng toàn thế giới), sở hữu những sợi Saffron có hương vị đặc biệt và chất lượng nhất (Ảnh: Saffron Saharkhiz).
Những thương hiệu Saffron nổi tiếng ở Iran
Nổi tiếng và lâu đời nhất về thương hiệu Saffron ở Iran là Saffron Saharkhiz . Được thành lập từ năm 1932, nằm ở thủ phủ Saffron (Mashhad) tính đến thời điểm này Saffron Saharkhiz đã có mặt trên thị trường thế giới gần 90 năm.
Từ một công ty gia đình nhỏ lẻ, Saharkhiz đã vươn mình lên thành một công ty lớn mạnh và hàng đầu thế giới về Saffron với các chứng nhận về an toàn thực phẩm thế giới như HACCP, ISO 2000:9001 và được Cục quản lý an toàn thực phẩm FDA Hoa Kỳ công nhận.
Hàng năm, Saffron Saharkhiz xuất khẩu lượng Saffron ra thị trường toàn cầu lên tới hàng chục tấn. Chất lượng về sản phẩm và lợi ích của người dùng luôn được Saharkhiz đặt lên hàng đầu. Sự uy tín của công ty cũng đã được khẳng định trong hàng chục năm hình thành và phát triển.
Một showroom của thương hiệu Saffron Saharkhiz ở Iran.
Kế đến là Bahraman Saffron thành lập từ năm 1970 được biết đến ở nhiều nước thuộc khu vực Trung Đông như Dubai (UAE), Oman, Ả rập … nhờ giá cả hợp lý, chất lượng đạt chuẩn, mẫu mã bắt mắt, thay đổi liên tục theo nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng thế giới.. Trong phân khúc phổ thông, Bahraman nổi bật nhờ nhận diện ấn tượng, mẫu mã phong phú và hệ thống bán lẻ rộng khắp Dubai.
Tại thị trường Việt Nam thương hiệu Gohar Saffron cũng khá nổi tiếng dù mới chỉ thành lập vào năm 2004. Theo thông tin từ website, thương hiệu này khẳng định là đơn vị xuất nhập khẩu Saffron lớn nhất thế giới, mỗi năm xuất đi hơn 10 tấn, 85% là tới các nước châu Âu. Hiện nay Gohar Saffron đã có mặt tại hơn 10 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Từ "vàng đỏ" tới "đại dương đỏ"
Mặc dù rất nổi tiếng trên thế giới nhưng Saffron mới chính thức có mặt ở Việt Nam khoảng 2 năm trở lại đây.
Lý do là bởi hàng nhập khẩu chính ngạch khi muốn được kinh doanh chính thống tại thị trường Việt Nam cần được các cơ quan kiểm nghiệm của Việt Nam kiểm định chất lượng sản phẩm và phải được Nhà nước bảo hộ.
Trước đây, người tiêu dùng Việt Nam tiếp cận Saffron thường qua đường xách tay hay mua sắm khi đi du lịch. Saffron thường được xách tay từ các nước như Dubai (nhiều nhất), Ấn Độ, Tây Ban Nha, Hy lạp, Tây Tạng, Pakistan,….
Ở một thị trường thương mại mở như Dubai thì Saffron hoàn toàn không có một quy định hay một quá trình đóng gói nghiêm ngặt nào. Sản phẩm được bày bán tràn lan ở các khu chợ ẩm thực, thậm chí được đóng gói thô sơ bằng tay giống như các loại thảo dược bình thường khác.
Tuy nhiên, đối tượng khách hàng nhắm đến là khách du lịch, những người có xu hướng mua một lần và không trở lại, hoặc chính người mua cũng không đủ kiến thức và hiểu biết để phân biệt và phân loại chất lượng Saffron.
Trước đây, người tiêu dùng Việt Nam tiếp cận Saffron thường qua đường xách tay hay mua sắm khi đi du lịch.
Hiện nay ở Việt Nam chỉ có một vài đơn vị nhập khẩu chính ngạch. Tiên phong đưa Saffron về Việt Nam, Saffron Việt Nam hiện đang là công ty mạnh nhất tại Việt Nam tính ở thời điểm hiện tại với rất nhiều hoạt động tiếp thị và phát triển mạng lưới kinh doanh mạnh mẽ.
Trước đây, Saffron Việt Nam phân phối rất nhiều thương hiệu như Gohar Saffron, Edman Saffron, Bahraman Saffron, Badiee Saffron và Saffron Saharkhiz.
Được biết, hiện nay thương hiệu mà công ty này đang tập trung kinh doanh là Gohar, dòng sản phẩm SALAM, SHYAM, JAHAN với các mức giá đa dạng, đáp ứng nhiều nhu cầu và phân khúc dao động từ 450k – 350k - 250k. Công ty này nhập lô hàng lớn từ Iran sau đó đem về Việt Nam đóng gói sản xuất tại Việt Nam.
Saffron Việt Nam là đơn vị tiên phong đưa Saffron về Việt Nam từ năm 2017.
Tây Á là công ty thứ 2 nhập khẩu Saffron từ Iran chính ngạch vào thị trường Việt Nam thương hiệu Bahraman. Sản phẩm Saffron mà Tây Á đang kinh doanh được nhập khẩu, đóng gói hoàn toàn từ Iran.
Một công ty nữa, công ty xuất nhập khẩu Saha là nhà phân phối độc quyền của Saffron Saharkhiz (Iran, từ 1932).
Dòng sản phẩm mà Saha đang phân phối là dòng "hàng tuyển Negin" (Super Negin), dòng Saha đặt hàng riêng với Saffron Saharkhiz và hiện công ty chỉ cung cấp duy nhất một dòng sản phẩm này. Đơn vị này cũng nhập khẩu sản phẩm nguyên đai, nguyên kiện và trực tiếp từ Iran.
Là "người đến sau" nên cách tiếp cận của "tân binh" này khá thận trọng. Chia sẻ về lý do lựa chọn thương hiệu lâu đời nhất của Iran, anh Trần Nhật Thăng, đại diện nhà phân phối Saffron Saharkhiz chia sẻ: "Chúng tôi cũng đã tiếp xúc và tìm hiểu rất nhiều thương hiệu nổi tiếng về Saffron ở Iran nhưng chúng tôi vẫn quyết định chọn Saffron Saharkhiz bởi vì ba lý do: thương hiệu lâu đời, chất lượng ổn định và được tin dùng bởi hầu hết người dân Iran. Có thể nói, Saffron Saharkhiz giống như "thương hiệu Saffron quốc dân" của Iran vậy. Giống như nói tới cafe Việt Nam là nói tới thương hiệu Trung Nguyên".
Tuy nhiên, để thuyết phục đối tác đồng ý để được trở thành nhà phân phối độc quyền cũng không phải dễ dàng. "Chúng tôi phải thanh toán tiền trước khi nhận hàng, phải cam kết về doanh số. Quan trọng hơn là niềm tin của đối tác vào việc làm thế nào để mang thương hiệu đó đến được người tiêu dùng nội địa, phải cho thấy niềm tin của họ vào mình, chứng minh mình hết lòng với thương hiệu Saffron Saharkhiz, với các sản phẩm thực sự tốt cho sức khỏe", anh Thăng nhấn mạnh.
Saha là nhà phân phối độc quyền của Saffron Saharkhiz (Iran, từ 1932), chỉ kinh doanh duy nhất dòng "hàng tuyển Negin" (Super Negin).
Chia sẻ thêm về lý do chỉ kinh doanh duy nhất "hàng tuyển Negin" anh Thăng cho biết người Việt Nam ngày càng quan tâm tới vấn đề sức khỏe và làm đẹp. "Chúng tôi không tập trung vào đối tượng khách hàng cao cấp, chúng tôi hướng đến những người thực sự chăm lo cho sức khỏe của chính họ và người thân. Những người quan tâm tới sức khỏe thì dù giàu hay nghèo", "đắt đỏ" không phải là vấn đề".
Với lối tư duy này, cách kinh doanh Saffron của Saha cũng khác. Không tập trung vào việc mở đại lý, showroom, các sự kiện quảng bá sản phẩm rầm rộ, Saha thúc đẩy kênh bán hàng truyền miệng, đào tạo và hướng dẫn cho các nhà phân phối, thường là các chị em phụ nữ bán hàng online.
"Kênh truyền miệng vẫn luôn là kênh bán hàng hiệu quả nhất", anh Thăng giải thích.
Với chính sách mở cửa, việc sử dụng và kinh doanh "vàng đỏ" càng trở nên dễ dàng. Tuy nhiên, việc gì cũng cần phải có quá trình. Đối với người tiêu dùng, đừng nghĩ uống Saffron 1-2 ngày là có kết quả tức thì mà cần kiên trì với Saffron từ 2-3 tháng sẽ thấy hiệu quả. Trong một thị trường hỗn loạn thông tin và có nhiều thương hiệu sản xuất cũng như nhà phân phối tham gia, người tiêu dùng cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi lựa chọn, tránh "vàng thau lẫn lộn".