Định nghĩa về Hạnh Phúc qua lăng kính ‘Mộng Bình Thường’ của hoạ sĩ sơn mài Trần Quốc Long

17/09/2024 20:20 PM | Văn Hóa

“Mộng Bình Thường” qua lăng kính của hoạ sĩ Phạm Quốc Long diễn giải vẻ đẹp trong sự hỗn loạn thể hiện sự rất "đời", rất "người" như bản chất của cuộc sống và xã hội.

Ngày 15/9 vừa qua, hoạ sĩ Trần Quốc Long - một trong những tên tuổi nổi bật trong dòng tranh sơn mài đương đại tại Việt Nam đã tổ chức triển lãm nghệ thuật mang tên 'Mộng Bình Thường' tại không gian nghệ thuật tinh tế Le Lycée thuộc Khu nghỉ dưỡng Ana Mandara Đà Lạt. Dự kiến, triển lãm diễn ra từ ngày 15/9 đến ngày 15/11/2024.

Sinh năm 1981 tại Thanh Hoá, hoạ sĩ Trần Quốc Long đã xây dựng nên một sự nghiệp nghệ thuật ấn tượng với phong cách tranh sơn mài phá cách và sâu sắc. Anh đã tổ chức nhiều triển lãm cá nhân nổi bật như "3600 ngày" tại Hà Nội (2014), "Hoa về trong đêm" tại TP. Hồ Chí Minh (2018) và "Mây Liêu Xiêu" tại Alpha Art Station (2022). Họa sĩ Trần Quốc Long đã góp mặt trong nhiều triển lãm nhóm uy tín, trong đó có "Gặp gỡ Đà Lạt" (2022) và "Hanoi Collecting 5" (2022). Anh cũng lọt vào Top 20 tác phẩm xuất sắc nhất của giải thưởng UOB năm 2023 tại Hà Nội.

Định nghĩa về Hạnh Phúc qua lăng kính ‘Mộng Bình Thường’ của hoạ sĩ sơn mài Trần Quốc Long- Ảnh 1.
Định nghĩa về Hạnh Phúc qua lăng kính ‘Mộng Bình Thường’ của hoạ sĩ sơn mài Trần Quốc Long- Ảnh 2.
Định nghĩa về Hạnh Phúc qua lăng kính ‘Mộng Bình Thường’ của hoạ sĩ sơn mài Trần Quốc Long- Ảnh 3.

Triển lãm của anh là hành trình đi tìm câu trả lời trước lời cật vấn "Hạnh phúc là gì?". Có phải là những giấc mộng xa xôi hay là những điều quá đỗi gần gũi? Khi xem tranh trong "Mộng Bình Thường", ta nhận thấy vẻ đẹp bí ẩn, dữ dội, hài hòa và phóng khoáng, khiến ta phải xóa sạch những định nghĩa về cái "Đẹp" trong tâm trí. Vẻ đẹp trong sự hỗn loạn thể hiện sự rất "đời", rất "người" như bản chất của cuộc sống và xã hội. Một "Áng mây trôi" vô định, vài tia nắng xuyên qua "Tĩnh vật" trong xưởng sáng tác nhỏ, một "Thành phố trong mơ" hay tiếng dương cầm từ "Cô hàng xóm"... đều là những ý niệm rất bình thường từ cuộc sống của người họa sĩ tại Đà Lạt.

Định nghĩa về Hạnh Phúc qua lăng kính ‘Mộng Bình Thường’ của hoạ sĩ sơn mài Trần Quốc Long- Ảnh 4.
Định nghĩa về Hạnh Phúc qua lăng kính ‘Mộng Bình Thường’ của hoạ sĩ sơn mài Trần Quốc Long- Ảnh 5.

Từ biển lên núi, hơn 30 năm âm thầm trên con đường thực hành nghệ thuật sơn mài truyền thống, họa sĩ Trần Quốc Long đã chọn một lối đi rất riêng. Anh thổi hồn đương đại và phá vỡ mọi quy tắc của tranh sơn mài truyền thống, không chau chuốt mà hoang dã, không mỹ miều mà gai góc và đầy chiều sâu. Với những khám phá mới mẻ trên nền chất liệu sơn truyền thống, anh quay về với bản thể chất phác và đơn sơ. Trước tranh của anh, mọi máy chụp hình gần như không còn giá trị; cần phải xem và cảm nhận trực tiếp để thỏa mãn nhu cầu về thị giác, cần cảm nhận thật sự mới thấy độ sâu, độ trong, sáng và tối, để thấy mình như bị cuốn vào giấc "Mộng Bình Thường" của người họa sĩ.

Định nghĩa về Hạnh Phúc qua lăng kính ‘Mộng Bình Thường’ của hoạ sĩ sơn mài Trần Quốc Long- Ảnh 6.
Định nghĩa về Hạnh Phúc qua lăng kính ‘Mộng Bình Thường’ của hoạ sĩ sơn mài Trần Quốc Long- Ảnh 7.
Định nghĩa về Hạnh Phúc qua lăng kính ‘Mộng Bình Thường’ của hoạ sĩ sơn mài Trần Quốc Long- Ảnh 8.

Đặc biệt, anh mang đến những khai thác mới về màu sắc trong triển lãm lần này, khiến không ít người "wow" vì chìm đắm trong cảnh sắc lạ kỳ từ Sơn Mài của anh. Không hòa mình trong đám đông, cũng không tỏa sáng rực rỡ, họa sĩ Trần Quốc Long lặng lẽ sáng tác trong căn nhà nhỏ tại Đà Lạt, tận hưởng "hạnh phúc" trên từng bước đi với con đường sống trong nghệ thuật và đời thường của mình.

Định nghĩa về Hạnh Phúc qua lăng kính ‘Mộng Bình Thường’ của hoạ sĩ sơn mài Trần Quốc Long- Ảnh 9.
Định nghĩa về Hạnh Phúc qua lăng kính ‘Mộng Bình Thường’ của hoạ sĩ sơn mài Trần Quốc Long- Ảnh 10.

Đại diện Ana Mandara Đà Lạt bày tỏ, " Đây là 'điểm hẹn' với nhiều triển lãm lớn và trại sáng tác trong suốt 2 năm qua. "Chúng tôi đã dẫn dắt và đưa đến nhiều tác phẩm từ các cố họa sĩ đến họa sĩ đương đại Bắc - Trung - Nam. Và bây giờ, chúng tôi quay về với nghệ thuật bản địa, nơi thành phố mộng mơ này đã là điểm dừng chân của nhiều tâm hồn nghệ sĩ. Chúng tôi trân quý di sản, thiên nhiên và nghệ thuật như cách chúng tôi quan tâm đến trải nghiệm của người nghỉ dưỡng về chiều sâu đa giác quan. Tại một nơi được ưu ái về thiên nhiên và con người như Đà Lạt, chúng tôi thấy nhiều nghệ sĩ sống ẩn mình với những câu chuyện rất riêng. Trong suốt thời gian qua, Ana Mandara đã tổ chức và đồng hành cùng nhiều sự kiện nghệ thuật lớn nhỏ, nhằm tạo ra môi trường lý tưởng cho các nghệ sĩ thăng hoa và kết nối với công chúng".



Diệu Đan

Cùng chuyên mục
XEM