Đỉnh cao của nhân phẩm con người chỉ dựa vào một chữ, liệu bạn có đang sở hữu?
Trong cuộc đời của mỗi con người, chẳng có ai tránh được những sân, si, hỉ, nộ, ân oán thị phi, mấy ai mà không gặp những câu chuyện khiến bản thân như đang sống trong lò bát quái. Thế nhưng làm thế nào để hạ hỏa, để khắc chế được những cơn giận đó, đỉnh cao hơn là để hóa giải nó thành thái độ cảm kích, đó là một vấn đề tưởng dễ mà trong số chúng ta ai đã làm được?
Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, có rất nhiều người tính cách nóng nảy, động một chút là quát tháo ầm ĩ, bảy gian nhà ba gian quán. Lại có những người hiền lành chất phát, nhẫn nhục hiền lương, lúc nào họ cũng dùng một thái độ ôn hòa để đối xử với người khác.
Tu tâm đầu tiên phải tích đức, dưỡng thân trước tiên phải "chế nộ". Có thể có một số người sẽ nói sân, si, hỉ, nộ, ái, lạc chính là lẽ thường ở đời, trong một thế giới đầy ắp những mâu thuẫn như thế này, chẳng ai lại chưa từng tức giận hay hờn dỗi, chẳng ai chưa từng cáu gắt bao giờ?
Thế nhưng, tức giận, phẫn nộ bất luận là đối với cơ thể hay tu tâm dưỡng tính luôn luôn là trăm hại mà không hề lợi. Cổ nhân có câu "Nhịn được cái tức một lúc, tránh nỗi lo trăm ngày". Nếu một người có thể khoan hồng đại lượng, nhẫn nhục không biện hộ, tự khắc sẽ tránh xa được thị phi, vô ưu vô lo, sẽ hưởng thụ một cuộc đời phiêu diêu tự tại.
Trong Luận ngữ, Vệ Linh Công từng viết "Việc nhỏ không nhẫn, ắt loạn đại mưu". Hay Tư Mã Ý trong Sử ký Tư Mã Thiên cũng viết, "Nhỏ không nhịn hại đại nghĩa".
Đời Đường Trương Công Nghệ cũng viết "Bất kể người tri thức hay người nhân nghĩa đều phải nhẫn, nhẫn nhịn những việc mà người khác không nhẫn được. Nghĩ trước nghĩ sau nhẫn nhịn vẫn là phương pháp hay nhất, giả câm giả điếc chính là tiêu chuẩn của nhẫn, một chữ nhẫn có thể tung hoành khắp thiên hạ, một chữ nhẫn đủ để kết liên bang.
Nhẫn đến coi sự việc đạm bạc chính là dưỡng thân, nhẫn đến mức lạnh đói là khẳng định nhân phẩm, nhẫn đạt đến đỉnh cao có thể không bệnh tật."
Hay trong thư phòng làm việc của khâm sai đại thần triều Thanh Lâm Tắc Dư có treo hai chữ "chế nộ", điều đó đủ chứng minh người xưa đã có nhận thức sớm về sự nguy hại của tức giận.
Lâm Tắc Dư làm quan đô đốc quản 2 châu, trong một lần xử lý công vụ đã không khắc chế được cơn giận của bản thân mình, tức giận đã ném vỡ một tách trà. Khi ông ngẩng đầu lên, nhìn thấy bên trái chỗ ngồi của mình có treo hai chữ "chế nộ", ý thức được tật xấu của mình lại phát tác, ông không sai người hầu thu dọn mà tự bản thân dọn dẹp những mảnh vỡ trên sàn để biểu thị sự hối lỗi.
Lúc giao tiếp với người khác, không phân biệt là đúng sai trái phải, lời không hợp ý là nóng nảy, giận giữ, đó chính là biểu hiện của việc không có sự tu dưỡng.
Người mà tính quá nóng nảy, nên giống như Lâm Tắc Dư, cần phải biết tự kiềm chế chính bản thân mình, tăng cường tu dưỡng, chú ý "chế nộ", tâm luôn phải giữ được trạng thái cân bằng, dùng lý lẽ để thuyết phục người khác, không được tùy tiện gây gổ, phát hỏa, nếu không không những làm tổn thương người khác, mà còn là tổn hại chính bản thân .
Trong cuộc đời mỗi chúng ta, chẳng có ai là vô tư vô lo mãi, không sớm thì muộn sẽ có lúc gặp phải sự việc khiến bản thân tức giận.
Nhưng nếu bản thân chúng ta tự biết khắc chế, tự biết hóa giải, chính là đang tô luyện ý chí của chính mình, chúng ta nên học cách cảm ơn người đã khiến bản thân nổi giận, bởi họ đang giúp ta tăng thêm năng lực của bản thân; cảm ơn người đã lừa gạt bạn bởi vì họ giúp chúng ta trở nên thông tuệ hơn.
Cảm ơn người đã chỉ trích ta, bởi vì họ dạy ta cách làm thế nào để nhẫn nại, cảm ơn tất cả những người đã đi qua trong cuộc đời của chúng ta, bởi vì sự tồn tại của họ khiến cuộc sống của chúng ta trở nên phong phú, đa màu sắc hơn.