“Điểm mặt” những chiêu thức bán BĐS mà người mua dễ “sập bẫy”

17/06/2020 08:24 AM | Kinh doanh

Thực tế trên thị trường có nhiều môi giới “bán sống bán chết” để bán được hàng vì phí cao. Đưa ra nhiều hứa hẹn với khách mua nhưng bán xong thì “chạy mất dép”, lúc khách hàng cần bán lại sản phẩm thì không biết gửi cho ai.

Tung chiêu bánh vẽ "dụ" mua, rồi bỏ rơi khách hàng sau khi bán xong

Dù chiêu thức này không còn xa lạ với người mua BĐS, nhưng hiện nay vẫn nhiều khách hàng thiếu tỉnh táo "dính phải". Nhiều chủ dự án đưa ra mức phí môi giới rất cao nên nhiều môi giới "bán sống bán chết" để bán được hàng, sẵn sàng đưa ra bánh vẽ tiện ích dự án hoành tráng để kéo khách; hoặc liên tục hứa hẹn về việc đầu tư, cho thuê… để khách xuống tiền mua sản phẩm, hưởng hoa hồng cao. Tuy nhiên, trong số đó, có rất nhiều môi giới sau khi bán dự án xong thì "chạy mất dép", không quan tâm đến việc chuyển nhượng, đầu tư của khách hàng.

Theo tìm hiểu, phí cho môi giới BĐS thường dao động ở mức 1-3%/ sản phẩm (tùy sản phẩm, dự án). Thế nhưng, một số sản phẩm muốn bán được hàng nhanh đã kê phí môi giới lên đến 7-10%. "Yêu sách" phí cao khiến môi giới BĐS bất chấp để bán được hàng. Và thực tế người chịu thiệt thòi cuối cùng vẫn là khách hàng.

 “Điểm mặt” những chiêu thức bán BĐS mà người mua dễ “sập bẫy”  - Ảnh 1.

Ảnh: Minh họa

Rất nhiều môi giới trên thị trường BĐS, việc bán hàng đơn thuần là chạy theo hoa hồng, không vướng bận trách nhiệm với khách mua sau khi bán xong dự án. Hệ lụy của phí cao là môi giới chỉ quan tâm đến việc ra được hàng nhanh để có tiền, còn bỏ rơi khách mua theo kiểu "khách muốn bán lại sản phẩm không biết gửi ai".

Thực tế đã có nhiều NĐT mới vào thị trường, sau khi mua xong sản phẩm liên hệ CĐT để gửi bán lại thì CĐT lại "đá" sang sàn phân phối. Rồi có những sàn vì nhân viên sales đó nghỉ việc thì coi như khách cũng bơ vơ. Hoặc một vài môi giới vào nhận hàng của khách theo kiểu "ậm ừ" cho qua nhưng mãi không ra được hàng.

Dĩ nhiên, không phải môi giới BĐS nào cũng làm việc theo kiểu "qua cầu lướt ván", nhưng chính hình thức kê phí môi giới cao hơn so với mặt bằng chung thị trường vô tình đã đẩy việc bán BĐS thiếu trách nhiệm. Rõ ràng thiệt hại không chỉ đến với khách mua, mà chiêu thức bán hàng này còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp làm ăn uy tín trên thị trường, là sự cạnh tranh không lành mạnh.

Theo đó, khách mua BĐS cũng cần hết sức lưu ý trước khi xuống tiền. Bên cạnh tìm hiểu pháp lý dự án, theo các chuyên ga yếu tố uy tín chủ đầu tư thể hiện bằng các dự án đã làm trước đó cũng rất quan trọng. Một bánh vẽ mà môi giới đưa ra phải có cơ sở để xác nhận, chứ không phải kiểu "vẽ vời", để cố chốt được khách.

Theo một NĐT có kinh nghiệm, thường các dự án làm tốt, làm thật sẽ rất ít hoa mỹ về sản phẩm của họ. Những hứa hẹn về đầu tư, lợi nhuận cũng phải được phân tích rất kỹ dựa vào số liệu, diễn biến thị trường. Hơn cả, là bản thân người mua phải hiểu thị trường, kiểm tra thật kỹ các thông tin để tránh quyết định sai, không nên quá tin vào lời môi giới.

Luôn ca ngợi dự án nhưng không có nhà mẫu

Đây cũng là cách bán hàng của một số đơn vị BĐS hiện nay. Nhà mẫu tuy không phải hoàn toàn là yếu tố để người mua quyết định, nhưng nó là điều kiện cần để có thể đánh giá một sản phẩm theo cách "nhìn tận mắt, sờ tận tay". Khách hàng sẽ hình dung rõ hơn sản phẩm của mình mua trong tương lai để tăng niềm tin quyết định xuống tiền.

Thế nhưng, hiện nay vẫn có những doanh nghiệp chỉ làm sàn mà không làm nhà mẫu cho khách tham quan. Có những dự án ca ngợi rần rần về các tiện ích, diện tích, vật liệu…nhưng lại không có nhà mẫu cho khách kiểm chứng. Dẫu biết rằng, nhiều dự án làm nhà mẫu "lung linh" nhưng khi bàn giao thật lại khác xa một trời, một vực. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc có nhà mẫu rất quan trọng tác động đến niềm tin của người mua, để khách hàng có thể đối chiếu, hình dung căn nhà trong thực tế.

Trên thị trường hiện nay, các môi giới khi giới thiệu nhà mẫu cho khách hàng đều tư vấn là khi nhận nhà, căn nhà khách nhận trong tương lai sẽ giống nhà mẫu. Nhưng thực tế lại không phải như vậy.

Theo đó, lưu ý cho khách mua căn hộ là khi tìm hiểu một dự án nên được kiểm chứng bằng nhà mẫu, nhìn tận mắt, sờ tận tay để có cái đối chiếu với sản phẩm thực bàn giao sau này. Thực tế trên thị trường vẫn có một số chủ đầu tư hoàn thiện nhà thật đẹp hơn nhà mẫu, thậm chí chất lượng vật liệu được thay đổi tốt hơn.

"Dụ" giá thấp, bán giá cao

Đây là chiêu thức môi giới thường hay sử dụng để lôi kéo người mua chưa am hiểu nhiều về thị trường nhà đất. Rất nhiều môi giới đã dùng câu chuyện giá cả để đánh vào tâm lý người mua. Một số dự án chỉ đưa ra mức thấp bằng 2/3 giá thực để kéo được khách đi xem, sau đó tìm nhiều cách để khách dụ "xuống tiền" mua. Với những NĐT có kinh nghiệm rất hiếm trường hợp dính "bẫy giá" nhưng người mua ở thực hoặc NĐT mới vào thị trường rất dễ bị dụ.

 “Điểm mặt” những chiêu thức bán BĐS mà người mua dễ “sập bẫy”  - Ảnh 2.

Ảnh: Minh họa

Bên cạnh đó, cũng có một số dự án bị "ngáo" giá, đu theo hạ tầng hoặc một tiện ích nổi bật để hét giá cao so với mặt bằng chung. Nếu những khách hàng nào không tìm hiểu, đối chiếu kỹ về giá khu vực rất dễ bị mua "hớ", mua với giá cao.

Tình trạng "ngáo" giá này đang diễn ra ở các khu vực ven Tp.HCM. Vin vào cớ khan cung, sân bay, cầu sắp khởi công…, một số dự án được rumo với giá khá cao so với thị trường.

Hạ Vy

Từ khóa:  bđs , sập bẫy
Cùng chuyên mục
XEM