Dịch vụ vay ngang hàng tại Trung Quốc đang lao đao, bài học nào rút ra cho các công ty P2P tại Việt Nam?

06/11/2018 10:49 AM | Kinh doanh

Cho vay ngang hàng P2P được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng nhưng ẩn chứa không ít rủi ro. Sự sụp đổ hàng loạt của các tổ chức cho vay ngang hàng tại Trung Quốc chính là lời cảnh báo cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực này. Hãy cùng tìm hiểu vì sao thị trường trị giá 192 tỷ đô này tại Trung Quốc lại rơi vào thời kỳ thoái trào.

Xu hướng vay tín chấp P2P nở rộ

P2P Lending (Peer to peer Lending) - hay còn gọi cho vay ngang hàng P2P, hiểu đơn giản là mô hình kinh doanh sử dụng nền tảng online kết nối giữa những nhà đầu tư (có tiền nhàn rỗi) đến người cần vay. Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, người vay có thể vay từ một đến vài triệu đồng mà không cần thủ tục rườm rà; còn với nhà đầu tư, đây cũng là một hình thức đầu tư sinh lợi tốt.

Nhờ tính nhanh chóng, tiện lợi và minh bạch của hình thức vay ngang hàng, thứ mà ngân hàng hay một số tổ chức tài chính khó có thể đáp ứng được, hiện nay P2P lending đang trở thành xu hướng mới trong ngành tài chính. 

Vay ngang hàng P2P bỏ qua nhiều thủ tục xét duyệt phức tạp, tiết kiệm thời gian, giao dịch trực tuyến dễ dàng với lãi suất cạnh tranh: một mặt mở ra một kênh vốn cho nhiều người không đủ tiêu chuẩn vay ngân hàng và giảm thiểu tín dụng đen; mặt khác tạo ra nguồn lợi tốt cho những nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi.

Dịch vụ vay ngang hàng P2P lending được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng. Tuy nhiên, thị trường này tiềm ẩn rủi ro vì mọi thứ đều được tự động hóa nhờ công nghệ, và hoạt động dựa trên niềm tin (niềm tin của nhà đầu tư vào tổ chức hay niềm tin của người đi vay về bảo mật thông tin). 

Muốn sống sót trong thị trường đầy cạnh tranh này, công ty vay ngang hàng P2P cần có một công cụ đủ mạnh và tạo được niềm tin đối với cả người cho vay lẫn người đi vay. Nếu không, rất có thể chúng sẽ sụp đổ nhanh chóng - như rất nhiều tổ chức tại Trung Quốc đang gặp phải.

Ngành cho vay P2P tại Trung Quốc đang phải trải qua quá trình "bài tiết"

Trang phân tích tài chính hàng đầu thế giới Bloomberg nhận định: các nền tảng cho vay ngang hàng ở Trung Quốc có khoảng 50 triệu người đăng ký và có khoảng 192 tỉ USD nợ xấu với lãi suất trung bình 10,2%. Người sử dụng dịch vụ chủ yếu là khách hàng cá nhân sẵn sàng chi trả mức lãi cao do không thể tiếp cận với các kênh ngân hàng chính thống.

Thị trường trị giá 192 tỷ đô này tại Trung Quốc đang trải qua quá trình "bài tiết". Bằng chứng là có hơn 118 sàn P2P bị phá sản chỉ trong hơn 20 ngày tính chỉ trong tháng 7 (Theo số liệu của tập đoàn Yingcan, Thượng Hải).

Jinyinmao, công ty cho vay ngang hàng tại Thượng Hải, là một trong những sàn P2P mới nhất vừa bị đóng cửa trong tuần này. Lý do là các nhà đầu tư mất niềm tin và dòng vốn bị rút ra "đáng kể", công ty này cho hay. "Một số khách vay không còn ý định và khả năng hoàn trả các khoản vay, gây ra một tác động lớn đến hoạt động và làm cạn kiệt nguồn thanh khoản của công ty."

Điểm chung của các công ty bị phá sản là mô hình hoạt động còn nhiều lỗ hổng, mặc dù hút được tiền của nhà đầu tư nhưng lại chưa thể kiểm soát được hết rủi ro. Khi công nghệ thẩm định không đủ tốt, khách hàng vay không chi trả hoặc không có khả năng chi trả làm mất niềm tin từ phía nhà đầu tư, thì mô hình này sẽ sụp đổ.

Một công ty hoạt động theo mô hình P2P đích thực sẽ giải quyết được bài toán nan giải này.

Bài học rút ra cho ngành P2P lending tại Việt Nam

Nếu hoạt động chuẩn mực, mô hình tài chính này mở ra một thị trường ngách hoàn hảo, ở đó mọi nhu cầu vay nhỏ lẻ từ một đến vài triệu đồng được đáp ứng một cách nhanh chóng, tiện lợi bởi hàng chục nghìn người đang có vốn nhàn rỗi: giúp giảm thiểu tối đa thời gian, chi phí và các khâu trung gian.

Không thể phủ nhận mô hình P2P lending đóng góp một phần không hề nhỏ cho ngành tài chính tại Việt Nam. Khi áp dụng công nghệ vào dịch vụ tài chính, các công ty này trở thành cánh tay nối dài cho các tổ chức tài chính chính thống khác: tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ đồng thời giúp những cá nhân có khả năng tài chính được thẩm định thông qua công cụ hiện đại hơn, tiện lợi hơn.

Tại Việt Nam, hiện nay ngành P2P lending cũng đang phát triển mạnh mẽ. Nhìn vào con số thực tế về số công ty kinh doanh nền tảng vay ngang hàng P2P đang hoạt động với hàng triệu đơn vay và tổng số dư nợ, số đơn được hoàn trả khổng lồ, có thể thấy đây đang là một thị trường đầy tiềm năng, nổi bật với một vài cái tên: Vaymuon, Doctor Dong, Mofin, Tima… 

Dịch vụ vay ngang hàng tại Trung Quốc đang lao đao, bài học nào rút ra cho các công ty P2P tại Việt Nam? - Ảnh 1.

P2P Lending bảo mật thông tin người dùng bằng hệ thống Blockchain.

Phải thừa nhận, không phải công ty vay ngang hàng nào cũng có mô hình rõ ràng, minh bạch để bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư lẫn người đi vay. Để tránh đi vào vết xe đổ của Trung Quốc, Việt Nam cần có khung pháp lý rõ ràng cho các công ty vay ngang hàng P2P Lending, giúp cho ngành P2P có những bước đi đầu tiên vững chãi hơn. 

Về phía nhà đầu tư, cần thận trọng trong việc lựa chọn đơn vị để gửi gắm khoản tiền nhàn rỗi của mình. Mà đơn giản nhất, là lựa chọn các đơn vị có mô hình hoạt động minh bạch, cơ chế kiểm soát rủi ro rõ ràng và đặc biệt cần có hệ thống bảo mật thông tin tốt cho cả người vay lẫn người cho vay.

Anh Bùi

Từ khóa:  p2p , vay ngang hàng
Cùng chuyên mục
XEM