Đi tìm “bình thường mới” của ngành bảo hiểm từ trong tâm bão

14/08/2020 10:00 AM | Kinh doanh

"Bình thường mới" được nhiều chuyên gia định nghĩa bằng trạng thái vận động, cải tiến không ngừng nghỉ của mọi lĩnh vực trong xã hội: Giáo dục, y tế, vận tải,… Mọi khuôn thức thay đổi, những cách làm truyền thống được thay thế bằng các công cụ thông minh, tối ưu hơn. Ngành bảo hiểm cũng đang trải qua một cuộc "vận động" như vậy.

Chuyển đổi số - nhân tố thay đổi cuộc chơi "bình thường mới" của ngành bảo hiểm

Cho đến thời điểm hiện tại, không ai có thể dự đoán chính xác diễn biến của đại dịch Covid-19. Nhưng một điều chắc chắn đã và đang xảy ra đó chính là mọi thứ con người từng biết đều thay đổi một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Những phương thức làm việc, giao tiếp và kinh doanh truyền thống nhường chỗ cho mô hình mới hiện đại, thông minh và hiệu quả hơn. Doanh nghiệp buộc phải thay đổi để tìm kiếm cơ hội, dịch chuyển về khu vực tạo ra giá trị cao để "sống sót" và tạo đà bứt phá trong tương lai. Người tiêu dùng cũng đưa ra lựa chọn thông minh hơn để bảo vệ bản thân và gia đình, đồng thời cắt giảm những khoản chi không cần thiết, phân bổ tài chính vào những mặt hàng thiết yếu như chăm sóc sức khoẻ.

Khi cả hai nhân tố chính là doanh nghiệp và người tiêu dùng đều sẵn sàng thay đổi khiến "bình thường mới" liên tục được thiết lập và chuyển dịch về phía trước nhanh chóng. Ngành bảo hiểm cũng không là ngoại lệ. Với đặc thù tác động trực tiếp đến sức khỏe khi tiếp xúc, Covid-19 đã bẻ gãy các phương thức tiếp cận, tương tác thông thường với khách hàng và đặt ra bài toán thách thức cho các công ty bảo hiểm nhân thọ lẫn phi nhân thọ. Làm sao để tiếp tục phục vụ và hỗ trợ khách hàng trong khi vẫn đảm bảo an toàn? Về mặt dài hạn, làm sao để chuẩn bị tốt nhất cho những biến động khó lường của môi trường kinh doanh và dẫn dắt trạng thái bình thường mới để duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định?

Câu trả lời phù hợp và tối ưu nhất hiện nay chính là "Chuyển đổi số - Digital transformation". Theo các chuyên gia, chuyển đổi số khi áp dụng sâu vào trong ngành bảo hiểm có thể giúp tối ưu quy trình vận hành, cắt giảm chi phí và nguồn lực; nâng cao trải nghiệm khách hàng xuyên suốt và liền mạch trên mọi nền tảng giao tiếp mà không cần tiếp xúc trực tiếp; và ở mức độ cao nhất chính là tạo nên những mô hình kinh doanh mới, phù hợp và hiệu quả.

Đi tìm “bình thường mới” của ngành bảo hiểm từ trong tâm bão - Ảnh 1.

Trao đổi với ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT về xu hướng chuyển đổi số hoạt động vận hành của doanh nghiệp, ông cho biết: "Dưới tác động của Covid-19, các doanh nghiệp buộc phải xoay chuyển và nhanh chóng tìm giải pháp vượt khó để tồn tại và bứt phá. Câu trả lời đó chính là chuyển đổi số. Trong đó, mảng tài chính – ngân hàng – bảo hiểm với việc chủ động nghiên cứu, ứng dụng chuyển đổi số thuận lợi sẽ thúc đẩy hoạt động số hoá và trở thành lĩnh vực đi đầu trong nền kinh tế số. Xu hướng này không chỉ giúp doanh nghiệp thích ứng, phát triển mà đặc biệt, còn mang lại nhiều giá trị mới cho mọi khách hàng. Tài chính – ngân hàng – bảo hiểm cũng là lĩnh vực FPT có nhiều kinh nghiệm tư vấn, triển khai thành công các dự án chuyển đổi số, giúp chuyển đổi số trở thành lợi thế cạnh tranh độc đáo cho doanh nghiệp".

Doanh nghiệp bảo hiểm số - Cuộc chơi dài hơi cần những "người chơi" xứng tầm

Mặc dù tốc độ số hoá và thay đổi của các doanh nghiệp bảo hiểm là cực kỳ nhanh chóng và quyết liệt, tuy nhiên để xây dựng và chuyển đổi mô hình hoạt động sang doanh nghiệp số cần rất nhiều thời gian, tài lực lẫn vật lực. Một số doanh nghiệp đã bước đầu chuyển đổi số qua việc tối ưu vận hành và nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng các công nghệ lõi như AI, RPA, eKYC hay Blockchain. Ở khía cạnh tích cực, việc thiết lập và ứng dụng sâu các công nghệ kể trên giúp trải nghiệm khách hàng thông qua kênh kỹ thuật số tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, đồng thời doanh nghiệp bảo hiểm tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực và thời gian vận hành, từ đó tạo ra thặng dư tài chính. Tuy nhiên, vẫn chưa có "người chơi" nào đủ táo bạo để tạo ra những mô hình kinh doanh mới như cách mà những kỳ lân công nghệ thế giới như Grab, Uber đã làm.

Tín hiệu khả quan mới đây trong thị trường bảo hiểm phi nhân thọ chính là việc gã khổng lồ bảo hiểm Đức Allianz công bố kế hoạch tham gia vào lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam thông qua việc thành lập liên doanh số trong lĩnh vực bảo hiểm với Tập đoàn FPT. Trong đó, FPT đóng vai trò là đối tác công nghệ chiến lược sẽ hỗ trợ Allianz phát triển các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm dựa trên những công nghệ kỹ thuật số tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường Việt Nam và khu vực.

Với thế mạnh và kinh nghiệm sẵn có tại các thị trường phát triển cũng như khu vực Đông Nam Á, tập đoàn bảo hiểm Allianz đã xác định tập trung phân phối qua các kênh trực tuyến để mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng. Thông qua những gì đã làm được ở thị trường Malaysia, công ty đã áp dụng các giải pháp công nghệ để hoàn thiện đại lý và nâng cao trải nghiệm khách hàng, nhờ vào việc giảm bớt các quy trình nặng nề và hỗ trợ khách hàng nhiều hơn. Hay ứng dụng chăm sóc sức khoẻ Halodoc tại thị trường Indonesia và theo số liệu cung cấp, Halodoc hiện đang phục vụ 7 triệu bệnh nhân/tháng trên cả toàn lãnh thổ Indonesia, với 80% bệnh nhân cư trú ngoài các thành phố chính như Jakarta và Surabaya; Allianz được kỳ vọng sẽ tạo nên một sân chơi bảo hiểm phi nhân thọ táo bạo và hấp dẫn cho người tiêu dùng Việt.

Theo chia sẽ từ hãng, với tư cách là đối tác công nghệ chiến lược, FPT sẽ hỗ trợ Allianz trên thị trường bảo hiểm đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam để phát triển các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm kỹ thuật số tiên tiến, qua đó tạo ra nhiều lợi ích cho người dân Việt Nam. Và nếu ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp thành công trên nền tảng vận hành cốt lõi là công nghệ thì sẽ góp phần đặt nền móng vững chắc cho nền kinh tế số của quốc gia trong tương lai.

Ánh Dương

Từ khóa:  kinh doanh
Cùng chuyên mục
XEM