Đi họp lớp cấp 3, cảm giác thất bại xâm chiếm tâm trí: Từng học giỏi nhất mà giờ tôi chỉ là ‘người tàng hình’, không nhà không xe, 6 tháng nay ‘không xu dính túi’

05/05/2024 21:43 PM | Sống

"Bạn lái xe gì đến?", "Thu nhập hàng năm bao nhiêu?", "Bạn có bao nhiêu căn nhà?",... là những câu hỏi khiến tôi "xanh mặt".

Bài viết là lời chia sẻ của một người đàn ông tên là Trương Quân, được đăng tải trên Toutiao (MXH Trung Quốc).

Mới đây trong ngày nghỉ cuối tuần về thăm nhà, tôi đã tham dự buổi họp lớp cấp 3. Phần lớn các bạn sau khi học xong đều làm việc tại quê nhà làm việc. Có người làm ruộng, người làm công nhân, người buôn bán nhỏ lẻ, người mở tạp hóa,... Có người làm viên chức, giáo viên, bác sĩ,... thu nhập không cao nhưng cuộc sống của họ khá ổn định.  

Tôi rời quê hương sau khi tốt nghiệp cấp 3, học Đại học và hiện đang làm việc ở Bắc Kinh. Tôi ít khi gặp lại bạn cùng lớn nên lần tụ họp này khiến tôi xúc động lắm. Nhưng sự thành công của các bạn cũng khiến tôi tủi thân chạnh lòng.

Đi họp lớp cấp 3, tôi thấy thất bại: Từng học giỏi nhất mà giờ tôi chỉ là diễn viên phụ, không nhà không xe, 6 tháng nay luôn 'cháy túi' - Ảnh 1.

Học giỏi không phải là con đường duy nhất... 

Điều khiến tôi ấn tượng nhất là Cao Huy, cậu ấy từng là học sinh bình thường, điểm số lẹt đẹt, không có gì nổi bật nhưng giờ đã mở được chuỗi siêu thị mini ở quê và vùng lân cận. Cậu ấy giờ tài sản chắc có hàng chục tỷ đồng, vài miếng đất, căn biệt thự. Cậu ấy cũng lấy được cô vợ rất xinh đẹp, giỏi giang. 

Khi đến tuổi trung niên, nhìn lại ai cũng có nhiều điểm sáng, và học giỏi không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Các bạn cùng lớp đều chăm chỉ trong cuộc sống, nỗ lực hết mình nên giờ ấm êm, no đủ, gia đình hạnh phúc. 

Bây giờ tôi không còn kiêu ngạo là học sinh giỏi nhất lớp nữa. Nhờ thời còn đi học, tôi còn kiêu ngạo có lúc chẳng buồn nói chuyện với các bạn học kém. Tôi nghĩ họ đều là học sinh hư, kém cỏi, còn tôi sẽ học giỏi, tới thành phố lớn và có cuộc sống giàu sang. Giờ nghĩ lại, tôi thấy mình thật ấu trĩ. Chúng ta nên nhìn người một cách toàn diện, không chỉ tập trung vào thành tích, tiền bạc, danh vọng và địa vị.

Đi họp lớp cấp 3, tôi thấy thất bại: Từng học giỏi nhất mà giờ tôi chỉ là diễn viên phụ, không nhà không xe, 6 tháng nay luôn 'cháy túi' - Ảnh 2.

Thú thực 3, 4 năm qua, cuộc sống của tôi rất mệt mỏi. Vì thích điện ảnh và truyền hình nên giờ tôi vẫn bám trụ với nghề dù khó khăn. Tôi cũng đóng vài bộ phim nhưng chỉ đảm nhận là diễn viên phụ, xuất hiện trên khung hình ngắn ngủi, khán giả còn chẳng kịp nhớ mặt nhớ tên. Song song với đóng phim, tôi cũng xin đi làm nhân viên văn phòng nửa ngày để có "đồng ra, đồng vào". Suốt 6 tháng nay, tôi sống ở Bắc Kinh trong tình trạng "cháy" túi, có lúc phải vay tiền bạn bè sống qua ngày. 

Qua buổi họp lớp, tôi càng hiểu thêm một chân lý. Trong cuộc sống, ngoài sự lựa chọn của bản thân, làm việc chăm chỉ thì muốn thành công còn cần một chút may mắn. Vốn dĩ tôi nghĩ thế giới bên ngoài rộng lớn hơn, có nhiều cơ hội hơn, hạnh phúc hơn, nhưng tôi phải thừa nhận rằng cuộc sống của tôi bất ổn. Và sống ở Bắc Kinh chưa chắc ai cũng giàu sang, có nhà có xe, hào nhoáng như mọi người vẫn nghĩ. 

Trái ngược với tôi, Tiểu Nhi - cô bạn ngồi cùng bàn năm xưa học lực trung bình nhưng có ngoại hình khá ưa nhìn. Tiểu Nhi lấy chồng cùng làng, 2 vợ chồng tu chí làm ăn, giờ sở hữu cả khu trang trại lớn ở quê. Vợ chồng Tiểu Nhi giờ khá an nhà, việc trang trại thuê người làm, còn họ cùng nhau đi du lịch nước ngoài thường xuyên. Họ sống ở quê nhưng tốt hơn tôi vạn lần. Họ còn mua những chiếc xe hơi sang trọng, mẫu mới, nhập khẩu đắt tiền. 

Nói tóm lại, chủ đề được bàn tán nhiều nhất trong bữa tiệc đều liên quan đến công việc của mọi người và về cơ bản tôi không thể nói được lời nào. Họ cũng sẽ nói về phát triển đô thị và các dự án xây dựng lớn, xe hơi, đồ hiệu. Tôi thấy tôi và mọi người không có nhiều điểm chung khiến tôi có phần gượng gạo, ngại ngùng trong buổi họp lớp. 

Đi họp lớp cấp 3, tôi thấy thất bại: Từng học giỏi nhất mà giờ tôi chỉ là diễn viên phụ, không nhà không xe, 6 tháng nay luôn 'cháy túi' - Ảnh 3.

Tôi cũng cố gắng hòa nhập với họ, chẳng hạn như hỏi: "Bây giờ bạn sống ở đâu?". Một trong số người bạn lại trả lời: "Tôi có mấy căn nhà, bạn hỏi căn nào?". Tôi cảm thấy câu trả lời như đang mỉa mai, khiến tôi im bặt xấu hổ. Hay khi nói về giáo dục, tôi toát mồ hôi khi nghe học phí, lịch trình học tập của con cái họ. 

Các bạn cũng sẽ rất tò mò về việc tôi sống ở Bắc Kinh thế nào, kiếm được bao nhiêu tiền, liệu tôi đã mua được nhà chưa, đi xe gì,... Tôi thực sự không muốn nói về những chủ đề này, một mặt, tôi cho rằng đó là chuyện riêng tư, mặt khác, tôi rất chán ghét tâm lý so sánh và cảm thấy bản thân kém cỏi. 

Sau một buổi họp lớp sôi động, cuối cùng tôi miễn cưỡng nói lời chia tay để trở về nhà. Cả nhóm bắt đầu đăng ảnh chụp chung, ăn uống và vui vẻ, còn tôi vẫn không ngừng hoài nghi năng lực bản thân. 


Ứng Hà Chi

Cùng chuyên mục
XEM