Đến cuối đời, người thân thiết nhất không phải là cha mẹ, vợ con mà là NGƯỜI này

19/12/2023 08:50 AM | Sống

Theo bạn, điều quan trọng nhất trong cuộc đời là gì?

Theo bạn, điều quan trọng nhất trong cuộc đời là gì? Đó có phải "Đói thì muốn ăn, buồn ngủ thì muốn ngủ, mệt thì muốn nằm". Đây chính là trạng thái cao nhất, là sự tự do, là nhu cầu của bản thân.

Có bao nhiêu người sống gần hết cuộc đời, luôn quen thỏa hiệp vì hạnh phúc, giận dữ, đau buồn, niềm vui của người khác, luôn quan tâm đến cảm xúc của người khác, nhưng lại bỏ qua cảm xúc của chính mình.

Trải qua những thăng trầm của thế giới, tôi chợt nhận ra: khi bước đi trên thế giới, thay vì mù quáng làm hài lòng người khác, tốt hơn hết bạn nên học cách làm hài lòng chính mình. Suy cho cùng, cuối cùng chỉ có một người tồn tại trong cuộc đời: CHÍNH BẠN. 

Đến cuối đời, người thân thiết nhất không phải là cha mẹ, vợ con mà là NGƯỜI này - Ảnh 1.

Hãy là bác sĩ của chính mình 

Nhà văn nổi tiếng Jiang Xun (Trung Quốc) kể lại câu chuyện của bản thân mình như sau. 

Nhiều năm trước, ông bị nhồi máu cơ tim cấp tính và được đưa đến bệnh viện, ngay lập tức được đẩy vào phòng phẫu thuật. Dù đã được gây mê nhưng ông vẫn cảm thấy đau đến mức bật khóc. Bác sĩ thấy vậy liền an ủi: "Cơn đau tệ nhất là thế này đây".

Ca phẫu thuật thành công tốt đẹp, không bao lâu cơ thể ông đã hồi phục, nhớ lại lời bác sĩ nói lúc đó, ông đến bày tỏ lòng biết ơn. Ông Jiang Xun hiểu ra chính sức mạnh của tinh thần đã xua tan đám mây mù trong cuộc sống và cho phép ánh sáng chiếu qua cửa sổ. Nhiều khi mọi chuyện vẫn như vậy, cái kết vẫn như vậy, nhưng nếu tâm lý của bạn thay đổi thì những thứ trước mắt tự nhiên sẽ trở nên khác.

Khi xảy ra mâu thuẫn với người khác, đừng trách móc, hãy cố gắng thay đổi quan điểm của mình, đừng quá coi trọng lời nói của người khác và cũng đừng vội chứng tỏ bản thân.

Khi bạn đang trăn trở với những vấn đề tầm thường và lo lắng không ngừng, đừng tiếp tục tiêu hao nội tâm. Thay vào đó, hãy cố gắng thay đổi tâm trạng, bình tĩnh nhìn nhận mọi thay đổi trong cuộc sống đang diễn ra. Trải qua thăng trầm không có gì đáng sợ, điều đáng sợ là bạn tiêu hao năng lượng và dành cả cuộc đời để phàn nàn và hối tiếc.

Sau tuổi trung niên, hãy bắt đầu với 3 điều này để trau dồi tinh thần, kiểm soát cảm xúc và chữa lành cuộc sống. 

Đến cuối đời, người thân thiết nhất không phải là cha mẹ, vợ con mà là NGƯỜI này - Ảnh 2.

- Chấm dứt những xích mích nội tâm: Hãy thận trọng với những thứ có thể kiểm soát và lạc quan với những thứ không thể kiểm soát.

- Tránh suy nghĩ quá nhiều: Nếu suy nghĩ quá nhiều, bạn sẽ hủy hoại cơ thể và tâm trí của mình. Càng lo lắng thì càng gặp nhiều rắc rối, càng cười nhiều thì vận may càng tốt.

- Thoát khỏi tâm lý so sánh: Đừng ghen tị với cuộc sống của người khác mà không nhận ra hạnh phúc của chính mình. Hãy học cách hài lòng để khiến bản thân hạnh phúc. 

Mái hiên của người khác dù có lớn đến đâu cũng không bằng việc có chiếc ô của riêng mình. Khi gặp khó khăn, thay vì trông chờ vào người khác, tốt hơn hết bạn nên dũng cảm vượt qua. Nếu không có năng lực thì tích lũy bao nhiêu mối quan hệ cũng vô ích. Nếu không chịu trách nhiệm thì dù con đường người khác trải ra có tốt đến mấy cũng chỉ là vô ích.

Suốt đời hãy là người lái đò của chính mình

Nghệ sĩ Tần Dịch (Trung Quốc) trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc đời và chịu đựng nhiều trò đùa của số phận, nhưng bà dựa vào nội tâm mạnh mẽ của mình để tồn tại trăm năm. Khi còn trẻ, bà bị gia đình bỏ rơi. Cứ tưởng sau khi kết hôn, cuộc sống sẽ ngày càng tốt đẹp hơn, nhưng thực tế không như vậy.

Để nuôi sống gia đình, bà đã làm việc chăm chỉ và ngã bệnh vì kiệt sức, bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư ở tuổi 44. Tuy vậy bà không hề cảm thấy chán nản mà luôn bình tĩnh đối mặt với mọi biến cố trong cuộc đời. Cuối cùng, bà đã chiến thắng bệnh tật bằng niềm tin mãnh liệt.

Sau khi hồi phục, Tần Dịch dần dần nhận ra, tinh thần của một người nếu căng thẳng lâu ngày sẽ giống như sợi dây sớm muộn gì cũng đứt. Chính vì thế, bà học được cách sống vui vẻ, lạc quan, tập buông bỏ những điều tiêu cực. 

Những lúc rảnh rỗi, bà tránh xa mọi hoạt động xã hội xô bồ, chỉ lặng lẽ ngồi một mình để vẽ tranh, ngắm hoa hay đơn giản là thêu thùa may vá. Đôi khi, bà cũng đọc một số tác phẩm kinh điển của Trung Quốc và nước ngoài, thưởng thức những trang sách tuyệt vời để làm phong phú thêm cho tâm hồn cùng tầm nhìn.

Ở tuổi 90, bà vẫn chăm chỉ làm việc mình yêu thích, viết kịch bản, thậm chí là đi đóng phim. Trong một cuộc phỏng vấn, người dẫn chương trình đã đặt câu hỏi: "Bà thấy cuộc sống của mình tốt hay xấu?". Tần Dịch mỉm cười đáp lại: "Cuộc sống tốt hay xấu đề phụ thuộc vào chính chúng ta". 

Chỉ cần một người còn sống và tâm hồn tự do thì cuộc sống đương nhiên sẽ tràn đầy hy vọng. Khi bạn nuôi dưỡng một tâm hồn đẹp và làm phong phú thêm thế giới của mình, dù số phận có mang đến cho bạn những "xiềng xích" nặng nề, bạn vẫn có thể nhìn thấy bầu trời đầy sao.

Đến cuối đời, người thân thiết nhất không phải là cha mẹ, vợ con mà là NGƯỜI này - Ảnh 3.

Trong nửa sau của cuộc đời, hãy quản lý tốt 3 việc sau để trở thành người lái đò cho chính mình.

- Dọn dẹp vòng tròn quan hệ, đôi khi tận hưởng sự cô đơn: Không cần mời mọi người bước vào cuộc sống của mình, không cần chen vào đám đông. Hãy tận hưởng niềm hạnh phúc do sự cô đơn mang lại.

- Tiếp tục đọc và mở rộng nhận thức: Khi chiều hướng nhận thức của bạn cao, tầm nhìn của bạn sẽ rộng, và nhiều điều nhỏ nhặt trên thế giới sẽ biến mất như những đám mây trôi. Mức độ suy nghĩ của bạn càng sâu thì khuôn mẫu sẽ càng lớn và bạn sẽ không bao giờ lạc mất mình trong thế giới nhộn nhịp nữa.

- Hãy bận rộn khi cần nhưng đừng quên dành những phút giây thư giãn: Hãy cải thiện bản thân khi bận rộn. Nhưng đừng quên cho cơ thể và tâm trí nghỉ ngơi khi rảnh rỗi.

Suy cho cùng, cái gọi là khủng hoảng tuổi trung niên, điều thực sự khiến người ta lo lắng không phải sự cô đơn, nghèo đói và già đi mà đó là chưa sống theo cách mình muốn. 

Theo Ứng Hà Chi

Cùng chuyên mục
XEM