Đây là cách để một vài hãng hàng không may mắn kiếm lời trong mùa đại dịch

03/10/2020 20:40 PM | Xã hội

Khi mà đại dịch Covid-19 đã tước đoạt mọi thứ của ngành du lịch, ghế ngồi trên các chuyến bay đang nhường chỗ cho các kiện hàng.

Theo như một phân tích của Wall Street Journal, trong số 30 hãng hàng không có doanh số lớn nhất thế giới, mới chỉ có bốn hãng báo cáo có lợi nhuận vào quý II. Tất cả các hãng này đều là các hãng vận chuyển tại Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), và kiếm lời dựa trên nhu cầu tăng vọt đối với các linh kiện và các thiết bị điện tử khi mà nhu cầu làm việc tại nhà và nhu cầu đối với thiết bị bảo vệ cá nhân mà phần lớn được sản xuất tại Châu Á ngày càng gia tăng. Ngoài ra, nhu cầu đối với các linh kiện ô tô và các hàng hóa sản xuất khác tại Châu Á cũng là nguyên nhân.

Tuy nhiên, nhận định trên chưa bao gồm một số hãng vận chuyển lớn do họ chưa công bố báo cáo kết quả kinh doanh những quý gần đây.

Theo hiệp hội Vận chuyển hàng không quốc tế (IATA), doanh thu của toàn ngành vận chuyển hàng hóa được dự đoán sẽ đạt mức 111 tỷ USD vào năm nay. Đây chỉ là một mức tăng nhẹ so với con số dự đoán trước đại dịch. Tuy nhiên, với việc doanh số vận chuyển hành khách sụt giảm mà IATA đã phải cắt giảm dự đoán cho năm 2020 của mình từ 581 tỷ xuống còn 241 tỷ USD, thì tỷ trọng doanh thu của vận chuyển hàng hóa sẽ đóng góp tới ¼ tổng doanh thu toàn ngành so với con số trước đây chỉ là 1/8.

Đối với bốn hãng hàng không có lợi nhuận trong quý gần đây nhất bao gồm Korean Air, Asiana Airlines Inc.,China Airlines và EVA Airways, tỷ trọng doanh thu vận chuyển hàng hóa chiếm từ 72% (Korean Air) cho tới 93% (China Airline), so với con số của năm ngoái chỉ là 1/3.

Các hãng hàng không dẫn đầu

Chỉ có 4 trên tổng số 30 hãng hàng không có doanh số hàng đầu thế giới có lợi nhuận vào quý II

Kết quả lợi nhuận quý II (tỷ USD)

 Đây là cách để một vài hãng hàng không may mắn kiếm lời trong mùa đại dịch  - Ảnh 1.

Ghi chú: Không bảo gồm các hãng hàng không Emirates Airline và Qatar Airline do các hãng sử dụng niên độ báo cáo theo năm. Số liệu của EasyJet thì không được công bố.

* thuộc sở hữu của British Airways

† Lợi nhuận hoạt động nửa năm

** chưa được kiểm toán

Nguồn: Hanwha Investment & Securities; the company (Singapore Airlines)

Theo IATA, khi đại dịch bùng nổ, nó đã càn quét 40% năng lực vận chuyển hàng hóa (vận chuyển cùng với các máy bay chở khách) của các hãng hàng không trên thế giới. Do vậy, nhiều hãng đã phải tìm cách lấp đầy khoảng trống này và nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa khi mà đại dịch đã gây ra tình trạng sa thải hàng loạt và hủy chuyến bay trên diện rộng và khiến cho các Chính phủ phải đưa ra gói cứu trợ khổng lồ.

Họ đã tạm thời sử dụng các máy bay chở khách để chở hàng bằng cách nhét đầy hàng trên khoang để hành lý xách tay hoặc để trên ghế hành khách hoặc tháo bỏ các ghế ngồi. Hành khách cũng không được phép ngồi cùng khoang với hàng hóa. Cả bốn hãng hàng không có lợi nhuận bởi vì họ đã sẵn có đội tàu chở hàng lớn. Lợi nhuận gia tăng do việc năng lực vận chuyển của các hãng hãng vận tải hàng không toàn cầu thấp dẫn tới chi phí vận chuyển bằng đường biển theo tuyến cố định từ Châu Á sang Hoa Kỳ hay Châu Âu tăng vọt. Những số liệu mới nhất của IATA cho biết năng lực vận chuyển mới chỉ bằng 1/3 mức năm trước.

Theo hãng nghiên cứu và phân tích thị trường TAC Index, cước vận chuyển đã giảm xuống sau khi tăng cao. Các nhà phân tích cũng cho rằng mức này sẽ còn giảm thêm nữa trong năm nay mặc dù nhu cầu vận chuyển vác xin Covid-19 có thể cải thiện tình hình.

Theo Eum Jae-dong, trưởng bộ phận kinh doanh Hãng hàng không Korean Air, hãng mới đây đã dỡ bỏ ghế ngồi của hành khách trên hai máy bay và lên kế hoạch để sớm cải tạo thêm hai chiếc nữa. Một trong những lợi ích bất ngờ bao gồm việc các nhà điều hành sẽ vẫn coi các chuyến bay này như chuyến bay chở khách, điều này có nghĩa là hàng hóa có thể được chuyển tới một số thành phố nhất định như Yangon, Myanmar mà trước đây rất khó khăn trong việc tiếp cận đối với các đội tàu bay chở hàng.

Tuy nhiên, lợi thế này cũng đồng thời là hạn chế. Ông Kim Yu-hyuk, một nhà phân tích của Hanwha Investment & Securities Co. tại Seoul, cho biết theo các quy định của hàng không, một chiếc máy bay chở khách đã được cải tạo thì không thể dừng ở nhiều điểm như máy bay chở hàng. Chúng chỉ có thể thực hiện các chuyến bay khứ hồi, một phương thức phổ biến khi vận chuyển hành khách.

Chặng bay điển hình đối với các máy bay vận chuyển hàng hóa từ Hàn Quốc và Đài Loan thường bắt đầu với việc vận chuyển các linh kiện điện tử tới Trung Quốc hoặc khu vực Đông Nam Á. Tại các địa điểm này, những linh kiện được tháo dỡ xuống và máy bay sẽ vận chuyển thành phẩm đi Châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Trong chuyến khứ hồi về điểm xuất phát, máy bay thường vận chuyển thêm thực phẩm tươi sống và dược phẩm.

Mặc dù được chính quyền liên bang cho phép, nhưng các hãng hàng không Hoa Kỳ phần lớn đều không dỡ bỏ ghế ngồi để chất được thêm hàng hóa, một phần bởi vì các chuyến bay chủ yếu là nội địa nên phần thân máy bay khá hẹp và không đủ sức chứa hàng hóa.

Các hãng hàng không khác như Air Canada (trên 03 chiếc máy bay 777-300Ers) và các hãng vận chuyển của Châu Âu như International Consolidated Airlines Group SA (sở hữu British Airways) và Deutsche Lufthansa AG cũng đã dỡ bỏ ghế ngồi ra khỏi máy bay. China Southern Airlines Co cũng đã cải tạo lại hai chiếc máy bay chở khách Airbus A330 . Còn hãng hàng không Emirates, một trong những hãng sở hữu phi đội vận chuyển hàng hóa lớn nhất thế giới, cũng đã dỡ bỏ ghế ngồi của 10 chiếc máy bay chở khách kể từ tháng sáu cho tới nay.

Tim Clark, Chủ tịch Emirates, đã tuyến bố rằng "Ngành hàng không hiện vẫn đang kiếm được lời hàng tỷ USD mỗi tháng. Chúng ta đang đi những bước nhỏ bé trên con đường phục hồi"

Các chuyên gia trong ngành hàng không cho rằng việc chuyển dịch sang vận chuyển hàng hóa là một biện pháp tạm thời. Năng lực cốt lõi đối với các hàng hàng không vận chuyển khách là phục vụ hành khách. Tuy nhiên, theo Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, với mức thiếu hụt 3 tỷ khách hàng so với năm ngoái thì các hãng hàng không đang cắt giảm số lượng ghế ngồi chỉ còn một nửa và giảm tới 2/3 các chặng bay quốc tế.

Trong khi đó, vào quý II, Korean Air đã báo cáo kêt quả kinh doanh với lợi nhuận hoạt động ở mức 90 triệu USD, trong khi đối thủ cạnh tranh Asiana Airlines cũng đạt mức lợi nhuận 19 triệu USD, còn các hãng hàng không khác như Eva Airways của Đài Loan đạt ở mức 6 triệu USD và China Airlines cũng của Đài Loan đạt ở mức 92 triệu USĐ – nhiều hơn gấp 4 lần so với mức cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng này, Korean Air đã đưa vào sử dụng chiếc Boeing 777-300ER được cải tạo đầu tiên; bằng việc dỡ bỏ phần lớn 291 ghế ngồi, khả năng chở hàng của máy bay đã tăng thêm 10,8 tấn so với mức giới hạn cũ 22 tấn. Khoang cabin hành khách được lấp đầy bởi các hộp chứa các bộ phận linh kiện của ô tô, hàng may mặc và thiết bị điện tử.

Nhà nghiên cứu của Hanwha, ông Kim nói rằng "Các hãng hàng không của Hàn Quốc có lợi thế địa lý giúp cho họ tiếp cận được với các địa điểm sản xuất hàng hóa. Điều này cũng đúng trong trường hợp các hãng hàng không của Đài Loan"

Lục Trúc

Cùng chuyên mục
XEM