Đây là 5 loại đường mà người tiểu đường có thể tiêu thụ được, thậm chí còn tốt cho sức khỏe
Có một số chất thay thế đường, mang lại vị ngọt đồng thời giúp kiểm soát lượng carbohydrate và lượng đường trong máu dễ dàng hơn.
Bỏ ăn đường, kiêng hoàn toàn đồ ngọt là một thách thức lớn đối với bất kỳ ai. Tuy nhiên nếu không may mắc bệnh tiểu đường loại 2, người bệnh được khuyên phải kiểm soát chặt chẽ lượng carbohydrate tiêu thụ, bao gồm cả đường.
Dù vậy, vẫn có một số chất thay thế đường, mang lại vị ngọt đồng thời giúp kiểm soát lượng carbohydrate và lượng đường trong máu dễ dàng hơn.
Đây là 5 loại đường mà người tiểu đường có thể tiêu thụ được mà không sợ làm tăng đường huyết
1. Đường fructose
Đầu tiên phải kể đến là fructose, loại đường thường có trong trái cây. Sau khi nạp vào cơ thể, chúng sẽ được gan tiếp nhận và chuyển đổi thành glucose. Những người mắc bệnh tiểu đường nên chọn các loại trái cây ít đường như táo, anh đào để sử dụng khi lượng đường huyết ổn định.
Trái cây có thể được dùng làm bữa phụ sau bữa chính. Tuy nhiên, không nên tiêu thụ quá 25g fructose hàng ngày có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như tăng nguy cơ tích tụ mỡ trong gan và cơ, gây viêm, kháng insulin, có thể tiến triển thành tiểu đường type 2.
2. Đường sucralose
Chất làm ngọt này rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Đó là bởi vì sucralose ngọt hơn đường cát 600 lần mà không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt sucralose là một loại đường an toàn. Khuyến nghị lượng tiêu thụ hàng ngày (ADI) chấp nhận được là 5mg sucralose trên mỗi kg (kg) trọng lượng cơ thể mỗi ngày.
3. Aspartame, chất làm ngọt ít calo
Theo FDA, aspartame là chất làm ngọt nhân tạo không có dinh dưỡng, ngọt hơn đường 200 lần, aspartame cũng có lượng calo rất thấp. Do đó, nó phù hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Trong khi FDA đã xem xét nghiên cứu khoa học và nhận thấy aspartame an toàn khi ăn. Tuy nhiên, những người mắc bệnh phenylketon niệu (PKU), một tình trạng hiếm gặp khiến họ không thể chuyển hóa phenylalanine (thành phần chính của aspartame), không nên tiêu thụ chất thay thế đường này.
4. Đường saccharin
Loại đường nhân tạo này lần đầu tiên được tổng hợp tại Mỹ vào năm 1879, chúng ngọt hơn đường tự nhiên từ 300 - 500 lần nhưng lại không sản sinh ra calo. Các nghiên cứu của Mỹ chỉ ra rằng, saccharin không ảnh hưởng đến hoạt động của insulin trong cơ thể. Nên nó có thể khiến đường huyết ổn định hơn.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng, không nên sử dụng nhiều đường saccharin vì nó có thể gây béo phì, mức tiêu thụ an toàn là 15mg/kg/ngày.
5. Đường cỏ ngọt
Đường cỏ ngọt có tên tiếng Anh là stevia. Đây là một chất làm ngọt ít calo, có đặc tính chống oxy hóa và chống đái tháo đường. Nó đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt.
Stevia chứa các hợp chất được gọi là steviol glycoside ngọt hơn đường mía khoảng 150-300 lần. Tuy nhiên, stevia có lượng calo thấp đến mức về mặt khoa học nó là một sản phẩm "không chứa calo".
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) và Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) cho biết stevia có thể có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường nếu sử dụng một cách hợp lý.
Lưu ý:
Theo bác sĩ Li Aiguo (Bác sĩ trưởng Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật): Dù thị trường hiện nay có nhiều loại đường ăn kiêng phù hợp cho người bệnh tiểu đường nhưng việc tiêu thụ chúng cũng cần được kiểm soát.
Đường ăn kiêng không gây ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu nhưng một số loại lại chứa lượng calo cao có thể dẫn đến béo phì nếu ăn nhiều.
Bác sĩ Li khuyên rằng nên tiêu thụ các loại trái cây và rau quả không chứa đường để cung cấp chất xơ, giúp kích thích nhu động ruột và làm chậm quá trình tăng đường huyết sau khi ăn
Ngoài ra, bác sĩ Li cũng nhấn mạnh về việc duy trì một chế độ ăn đa dạng để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất, giúp ổn định đường huyết và tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.