Đây là 3 kiểu trẻ em dễ tránh được bọn bắt cóc, bề ngoài có thể hơi khó ưa nhưng lại an toàn

15/08/2023 14:36 PM | Sống

Những kiểu trẻ em này chỉ là trường hợp cá biệt, vẫn có các trường hợp ngoại lệ. Vì vậy, cha mẹ thay vì cố ý biến con mình thành những kiểu như này để tránh nguy cơ bị bắt cóc thì hãy lưu ý dạy con những điều sau đây.

Những vụ việc trẻ em bị bắt cóc đã không còn là hiếm. Các đối tượng thường tập trung vào những đứa trẻ chưa đủ kỹ năng bảo vệ bản thân, lợi dụng lúc trẻ thiếu sự giám sát của cha mẹ rồi dùng nhiều thủ đoạn để dụ dỗ, bắt cóc. Đã có những trường hợp may mắn được người dân và các cơ quan chức năng phát hiện, giải cứu kịp thời nhưng cũng có không ít vụ việc khiến cha mẹ phải xa lìa con cái, hậu quả thật xót xa.

Trên thực tế, có những kiểu trẻ em nhìn bề ngoài có vẻ "khó ưa" nhưng lại thường ít khi trở thành đối tượng của bọn bắt cóc:

4 kiểu trẻ em này nhìn qua thì "khó thiện cảm" nhưng lại dễ tránh được bọn bắt cóc - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

1. Những đứa trẻ có ngoại hình quá khác biệt

Một số trẻ em có ngoại hình rất đặc biệt không phải là mục tiêu của bọn buôn người, chẳng hạn như nốt ruồi đen lớn trên mặt, vết bớt... Những đặc điểm này không bao giờ bị mất đi, vì vậy trẻ rất dễ bị phân biệt và tìm thấy. 

2. Trẻ có ý thức mạnh mẽ về sự an toàn và riêng tư

Ngày nay, các bậc cha mẹ không chỉ chú trọng đến việc giáo dục khả năng sinh tồn mà còn có ý thức rèn luyện ý thức an toàn cho con. Chẳng hạn như không nói chuyện; không nhận quà của người lạ; không rời khỏi tầm mắt của cha mẹ, thầy cô ở một môi trường xa lạ; dạy con cách tự cứu mình khi gặp nguy hiểm,... Vì vậy, con của những người này rất cảnh giác, sẽ không bị vật chất dụ dỗ, người lạ khó tiếp cận. Cơ hội bắt cóc thành công những đứa trẻ này rất nhỏ.

Trẻ càng cảnh giác thì càng dễ nhận thức được nguy hiểm, nhất là khi ở nơi có người qua lại, trẻ biết nhờ sự trợ giúp hay biết cách chống cự trong quá trình bị bắt cóc... 

4 kiểu trẻ em này nhìn qua thì "khó thiện cảm" nhưng lại dễ tránh được bọn bắt cóc - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

3. Những đứa trẻ trông khá ngỗ ngược và có tâm lý nổi loạn

Những kẻ bắt cóc thích chọn những đứa trẻ có vẻ trung thực và ngoan ngoãn, bởi vì như vậy rất dễ kiểm soát. Ngược lại, trẻ em trông ngỗ ngược và có tâm lý nổi loạn dễ gây rắc rối, điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị phát hiện.

Trẻ nổi loạn không những thường chống lại yêu cầu của cha mẹ mà có thể chống lại tất cả mọi người, không thích làm theo yêu cầu của người khác, không thích cảm giác bị gò bó. Do đó, khi đối mặt với nguy cơ bị bắt cóc, trẻ sẽ thận trọng hơn và không hành động theo lời của người lạ hoặc đơn giản là sẽ làm ngơ.

Thế nên, mọi thứ trên đời này đều có hai mặt, và sự nổi loạn của trẻ có thể trở thành chiếc áo giáp bảo vệ an toàn cho chính chúng vào những thời điểm quan trọng.

Bố mẹ phải lưu ý và dạy con ngay các nguyên tắc an toàn sau đây để tránh bị bắt cóc:

Tất nhiên, những kiểu trẻ em nói trên chỉ là trường hợp cá biệt, vẫn có các trường hợp ngoại lệ. Vì vậy, cha mẹ thay vì cố ý biến con mình thành những kiểu như trên để tránh nguy cơ bị bắt cóc thì hãy lưu ý những điều sau đây.

1. Hét to lên: "Cháu không biết chú ta/cô ta". Nói với trẻ rằng khi một người lạ bắt được con, ngay lập tức con hãy cắn, đá, cào, cấu và cố gắng thu hút sự chú ý bằng mọi giá, ngay cả khi tình huống đó vô cùng đáng sợ.

2. Ngắt cuộc trò chuyện và giữ khoảng cách với người lạ. Trẻ nên biết rằng mình không được phép trò chuyện với người lạ. Nếu có, cuộc trò chuyện nhất thiết kéo dài không quá 5-7 giây. Tốt nhất nên rời đi chỗ khác và tìm tới một nơi an toàn.

Khi cuộc trò chuyện diễn ra, trẻ nên đứng cách người lạ một khoảng 2m. Nếu người lạ cố gắng tiến lại gần, trẻ phải lùi lại một bước. Thực hành tình huống này với con, cho con thấy khoảng cách tầm hơn 2m là như thế nào và nhấn mạnh rằng, phải duy trì khoảng cách đó bất chấp chuyện gì xảy ra.

3. Dạy trẻ tránh đi chung thang máy với người lạ. Dạy trẻ chờ thang máy ở tư thế quay lưng lại tường để con có thể quan sát thấy bất cứ ai đang tiến lại gần.

4. Không để người lạ biết bố mẹ đang đi vắng, cho dù người lạ kia khẳng định mình là bạn với bố mẹ hoặc nói rằng, anh ta/cô ta là thợ sửa chữa. Nếu một người lạ tỏ ra kiên trì và cố gắng đột nhập vào nhà, trẻ phải gọi ngay cho cha mẹ hoặc hàng xóm.

5. Lập mật mã gia đình. Nếu ai đó nói với trẻ: "Đi theo cô/chú. Cô/chú sẽ dẫn cháu đến chỗ bố mẹ", điều đầu tiên mà trẻ nên làm là hỏi lại người lạ: "Tên bố mẹ cháu là gì? Mật khẩu gia đình cháu là gì?".

Theo Hiểu Đan

Từ khóa:  thư xin lỗi
Cùng chuyên mục
XEM