Đây chính là cuộc sống ở nơi tạo ra 500.000 chiếc iPhone/ngày
Một khu nhà máy ở Trịnh Châu, Trung Quốc, với số lượng công nhân lên đến 350.000 nghìn người, là nơi tạo ra một nửa số iPhone trên khắp thế giới. Nó có tên "thành phố iPhone".
Nhà máy do hãng chế tạo linh kiện điện tử Đài Loan Foxconn điều hành, số lượng công nhân ở đây khoảng 350.000 người. Công viên Khoa học Foxconn Trịnh Châu cách trung tâm thành phố khoảng hơn 32km. Với một lực lượng nhân công áp đảo so với nhiều thành phố của Mỹ, nhà máy này được đặt tên là "thành phố iPhone".
Đây là khung cảnh Công viên Khoa học Foxconn Trịnh Châu lúc 1 giờ chiều, vừa lúc công nhân nghỉ ăn trưa. Dù có một số ít công nhân đi quanh các cánh cổng, nhưng khung cảnh này trông chẳng khác gì một thị trấn ma - khá kỳ quặc nếu xét việc nhà máy này có đến 350.000 công nhân trong tổng số 1,3 triệu công nhân của Foxconn trên toàn Trung Quốc.
Chính quyền thậm chí còn giúp nhà máy tuyển dụng, huấn luyện và tìm nơi ở cho công nhân trong những giai đoạn cao điểm sản xuất iPhone. Vào những tháng mùa hè, tại lối vào của khuôn viên thường có một người cầm loa nói: "Chúng tôi đang tuyển dụng những tài năng của xã hội. Bạn phải là một người lạc quan và thật chăm chỉ."
Nhà máy iPhone của Foxconn ở Trịnh Châu đảm nhiệm các khâu "lắp ráp hoàn thiện, kiểm định và đóng gói" (FATP). Giai đoạn này của quá trình sản xuất đòi hỏi khoảng 400 bước để hoàn thiện một chiếc iPhone. Hầu hết các công nhân đều chỉ làm một công việc lặp đi lặp lại cả ngày, như chùi sáng màn hình, hàn một linh kiện, hay đặt một con ốc vào lưng máy.
Hầu hết công nhân ở nhà máy có độ tuổi từ 18 đến 25, thực tập sinh thì trẻ hơn, chỉ 16 tuổi. Số lượng nam nữ hầu như bằng nhau. Phần lớn họ đến từ Trịnh Châu hoặc các làng xung quanh Hà Nam.
Ngay bên ngoài cổng nhà máy là một khu cửa hàng xập xệ được dựng tạm thời để phục vụ những công nhân nhà máy không muốn ăn tại căng-tin. Nhiều chủ nhà hàng cũng là từng làm việc tại Foxconn hoặc người đến từ các làng gần đó chuyển đến để kiếm sống dựa vào nhà máy mới.
Con đường trong ngôi làng tạm bợ này không một bóng người trong một buổi chiều tháng 5 nóng nực và bụi bặm. Một cửa hàng cho biết đây là thời điểm gần cuối mùa thấp điểm của nhà máy. Đến cuối tháng 6, nhà máy sẽ tăng cường sản xuất để phục vụ cho đợt ra mắt iPhone mới vào mùa thu, và đó cũng là lúc số lượng công nhân lên đến 350.000 người và đường xá thì đông nườm nượp.
Liu, 31 tuổi, đến từ Qianhoucun, cách Trịnh Châu 1 giờ lái xe, cùng chồng sở hữu một trong những nhà hàng lớn nhất phục vụ công nhân từ khi nhà máy hoạt động vào năm 2010, cho biết: "Chúng tôi không làm đồ ăn đặc biệt, chỉ làm bất kỳ thứ gì rẻ và giúp công nhân no bụng thôi".
Liu đang rất lo lắng cho việc kinh doanh của mình. Năm ngoái, nhà máy có vẻ yên ắng hơn bình thường, hơn nửa các hộ kinh doanh ở ngôi làng tạm bợ này đã đóng cửa bởi chính quyền dự định giải toả nơi này vào cuối năm nay.
Dù hầu như các công nhân trong khu vực đều làm việc cho Foxconn, nhưng những người làm trong dây chuyền sản xuất thường mặc áo xanh và đỏ. Họ có mức lương khởi điểm khoảng 300 USD (khoảng 6,8 triệu đồng) mỗi tháng.
Khi ca ngày kết thúc lúc 5 giờ chiều, công nhân tràn ra khỏi cổng. Vì đây vẫn là mùa thấp điểm nên họ không phải làm quá giờ. Đường xá trở nên đông đúc hơn. Các cửa hàng dọc đường bắt đầu kiếm tiền từ hàng ngàn công nhân trên đường về nhà.
Đi bộ một đoạn ngắn sẽ đến một trong những tổ hợp ký túc xá lớn. Có ít nhất hơn một chục các toà nhà căn hộ cao 10-12 tầng. Các cửa hàng nhỏ phục vụ công nhân nằm dọc đường.
Đây là lúc 3 giờ chiều, nơi này không có bóng người. Hầu hết các cửa hàng đều đóng cửa, chủ cửa hàng thì đi ngủ sau xe tranh thủ nghỉ ngơi trước khi các công nhân tan ca trong vài giờ nữa. Sau khi tan ca, các công nhân thường đến một nhà hàng trong khu tổ hợp để ăn tối và uống bia với bạn bè. Tại đây, một nhóm công nhân đã chia sẻ về cuộc sống của mình với Business Insider.
Sau khi tan ca, các công nhân thường đến một nhà hàng trong khu tổ hợp để ăn tối và uống bia với bạn bè. Tại đây, một nhóm công nhân đã chia sẻ về cuộc sống của mình với Business Insider.
Chen và những người này không hẳn là bạn bè. Guo nói rằng họ cùng làm việc ở đội kiểm soát hàng tồn kho, là "bạn nhậu" thì đúng hơn. Đó là một công việc có mức lương khá hơn so với những người bị mắc kẹt bởi công việc hàn sàn nhà máy.
Theo Chen, công việc tệ nhất tại nhà máy là làm việc ở dây chuyền lắp ráp, họ phải làm cùng một công việc liên tục trong 8 hoặc 10 đến 12 tiếng một ngày. Chen đã từng làm việc tại bộ phận này và nhanh chóng cảm thấy chán nản.
Zhang rất lại cảm thông với những người không thích công việc này hoặc phàn nàn về giờ làm thêm. Anh cứ nói đi nói lại rằng: "Nếu bạn muốn làm, hãy làm ngay đi. Nếu không muốn, hãy rời bỏ nó. Đó mới là tự do. Ngoài kia còn có nhiều công việc khác." "Hoạt động" sau giờ làm của Chen hầu như chỉ là uống bia, anh uống đến nửa tá chai bia trong vòng vài tiếng. Trong khi đó Zhang chỉ quan tâm đến chiếc điện thoại của mình. Giống như những người khác, Chen và Zhang sống trong ký túc xá. Chính quyền tỉnh đã chi khoảng 1 tỷ USD để xây dựng nhà ở cho hàng trăm ngàn công nhân tại nhà máy.
Mỗi phòng ngủ tập thể đều có tối đa 8 người và sử dụng giường tầng. Tiền thuê khoảng 25 USD một tháng, trong khi đó chi phí internet là 3 USD. Chen cho biết, nhưng vì mọi người làm việc theo các ca khác nhau nên các khu ký túc xá hiếm khi đông đúc.
Hầu hết công nhân ăn sáng và ăn tối tại các nhà hàng gần ký túc xá hoặc cổng nhà máy và ăn trưa tại căng tin. Đồ ăn thường giống nhau - mì, rau và xiên thịt và cá. Các bữa ăn trong căng tin có giá rẻ hơn một chút, vào khoảng 1 USD. Thức ăn tại các quầy hàng hoặc nhà hàng có giá khoảng 1,30 USD đến 3,15 USD, tùy theo món ăn.