Đằng sau sự hồi sinh kỳ diệu của Nhà thờ Đức bà Paris kể từ vụ cháy kinh hoàng
Trong quá trình tu sửa, sự cố về điện đã làm bùng lên ngọn lửa tại Nhà thờ Đức bà Paris, gây ra thảm kịch kinh hoàng 5 năm trước.
Ngày 15/4/2019, cả thế giới bàng hoàng với thông tin một ngọn lửa đang bốc lên ngùn ngụt từ mái nhà thờ Đức Bà Paris, một biểu tượng tôn giáo, lịch sử và kiến trúc nổi tiếng của Pháp. Vào khoảng 18h50 giờ địa phương, chuông báo động vang lên khi những cột khói đầu tiên xuất hiện phía sau nhà thờ. Trong khoảnh khắc đáng sợ đó, ngọn lửa nhanh chóng lan rộng, nuốt chửng tháp nhọn cao 93m đồng thời làm sập đổ toàn bộ mái gỗ.
Hàng nghìn người dân Paris, khách du lịch và các phóng viên đã tập trung xung quanh nhà thờ, chứng kiến cảnh biểu tượng 850 năm tuổi bốc cháy. "Thật không thể tin nổi! Nhìn ngón lửa thiêu rụi nhà thờ khiến tôi như mất đi một phần lịch sử", bà Camille, một người dân Paris nói trong nước mắt với phóng viên.
Hơn 500 lính cứu hỏa đã lao vào lửa để khống chế việc nó có thể tàn phá hoàn toàn nhà thờ. Một sự nỗ lực phi thường có sự tham gia của nhiều đơn vị chuyên nghiệp đã giúp bảo tồn nhiều tác phẩm nghệ thuật vô giá trị, trong đó có mão gai bằng vàng và áo choàng của Thánh Louis (vua Louis thứ 9, thế kỷ thứ 13 của Pháp được phong thánh) và nhiều tác phẩm khác.
Cuộc điều tra sau đó kết luận ngọn lửa bùng phát do sự cố điện trong quá trình tu sửa nhà thờ. Các dây cáp điện cũ đã không còn đảm bảo an toàn. Khi công nhân thực hiện các hạng mục tu sửa, sự cố ngắt mạch điện đã phát sinh tia lửa, bắt lửa vào các thanh gỗ khô trong công trình. Do hệ thống phòng cháy không hiệu quả, ngọn lửa đã nhanh chóng lan rộng, gây ra thảm kịch không lường trước.
HỒI SINH
Ngay sau đó, chính phủ Pháp đề ra mục tiêu khôi phục Nhà thờ Đức Bà trong vòng 5 năm với ngân sách hàng tỷ euro. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tuyên bố sẽ xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà Paris và phát động chiến dịch quyên góp quốc tế.
Nhà thờ Đức Bà Paris sau khi trùng tu (Ảnh: sưu tầm).
Ông nói: "Nhà thờ Đức Bà là lịch sử của chúng ta, văn học của chúng ta, một phần tâm hồn của chúng ta, nơi diễn ra những sự kiện vĩ đại, nơi chứng kiến những cuộc chiến tranh, dịch bệnh, giải phóng, tâm điểm của cuộc sống chúng ta".
Chỉ 2 ngày sau vụ cháy, quỹ quyên góp phục dựng Nhà thờ Đức Bà Paris đã vượt con số 1 tỉ USD. Trong số này có tỉ phú Pháp Bernard Arnault, chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành tập đoàn hàng hóa xa xỉ LVMH, đóng góp 226 triệu USD, hãng mỹ phẩm L'Oreal cũng cam kết ủng hộ số tiền tương tự.
Tỉ phú Francois-Henri Pinault, chủ tịch công ty mẹ của thương hiệu Gucci, cam kết 113 triệu USD. Tỉ phú quỹ đầu tư Henry Kravis đóng góp gần 10 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp Pháp cũng đã nhanh chóng lên tiếng ủng hộ, cam kết đóng góp cả về tài chính lẫn nhân lực để phục hồi lại một trong những biểu tượng văn hóa quan trọng nhất của nước Pháp.
Trong đó, Schneider Electric, công ty hàng đầu trong lĩnh vực quản lý năng lượng và tự động hóa, đã đóng góp đáng kể vào việc phục hồi Nhà thờ. Schneider Electric đã cung cấp tất cả các thiết bị cần thiết để cung cấp điện cho công trình và đảm bảo an ninh (các cell HV 20 kV, máy biến áp 20 kV/410V 1250 kVA, tủ điện chung và tủ điện phân chia, bộ biến tần, đèn chiếu sáng an toàn, thiết bị…), cũng như các công cụ để quản lý kỹ thuật tòa nhà, giúp giám sát hoạt động của mạng lưới và kiểm soát mức tiêu thụ điện (hệ thống điều khiển tự động, cảm biến, bộ điều khiển…).
Các thiết bị của Schneider Electric tại Nhà Thờ Đức Bà Paris (Ảnh: Schneider Electric).
Ngoài thiết bị, Schneider Electric còn thực hiện một số công việc bảo trì thiết bị phân phối điện, cung cấp một số dịch vụ kỹ thuật, nghiên cứu, vận hành và lập trình cho các hệ thống đã lắp đặt, cũng như đào tạo cho người dùng trong tương lai.
Hệ thống điện cũ không hoạt động được do hỏa hoạn và không có điện, việc mở cửa trở lại là không thể. Mạng lưới mới đảm bảo phân phối và an ninh nguồn cung cấp năng lượng, kết hợp các giải pháp sáng tạo và công nghệ tiên tiến giúp tối ưu hóa việc quản lý mức tiêu thụ điện và giúp đảm bảo an toàn cho nhà thờ.
Các giải pháp được quyên góp đã giúp bảo vệ và giám sát các cơ sở điện của công trình. Nhờ đó, Hệ thống quản lý tòa nhà (BMS) có thể quản lý và tối ưu hóa mức tiêu thụ năng lượng của di tích, kết hợp các cải tiến của thế kỷ 21 vào một nhà thờ đại diện cho đỉnh cao của nghệ thuật thời trung cổ, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1991.
Nhìn chung, nhờ sự chung tay của cộng đồng, đặc biệt là những "ông lớn" trong lĩnh vực công nghệ như Schneider Electric, Nhà thờ Đức Bà Paris đã được hồi sinh một cách kỳ diệu. Với những giải pháp công nghệ tiên tiến, các doanh nghiệp này đã góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phục hồi một trong những biểu tượng văn hóa của nhân loại.
Kết quả là, sau 5 năm nỗ lực đầy quyết tâm, Nhà thờ Đức Bà Paris chính thức mở cửa trở lại vào ngày 7/12/2024. Hơn 40 nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo các nước và hàng triệu người dân trên khắp thế giới đã tới tham dự buổi lễ để chào mừng sự trở lại của nhà thờ.
Sự kiện nhà thờ mở cửa trở lại không chỉ là chiến thắng của kiến trúc, mà còn là minh chứng cho sức mạnh của sự hợp tác giữa các quốc gia, các tổ chức và các cá nhân.