Đang nghỉ lễ thì sếp gọi điện giao việc xử lý gấp: Người thường nhận việc trong khó chịu, người EQ cao trả lời đủ khéo léo, mở ra cơ hội mới

01/01/2025 09:20 AM | Sống

Cách phản ứng khi nhận được yêu cầu công việc phản ánh thái độ của bạn với cuộc sống và có những tác động hoàn toàn khác nhau tới sự thăng tiến công việc.

 

Với người trưởng thành, giao tiếp và ứng xử khôn khéo nơi công sở là một trong những yếu tố quan trọng để có công việc, cuộc sống dễ thở hơn. Tại nơi công sở, việc ứng xử khéo léo với cấp trên cũng là cách chúng ta thể hiện sự nhạy bén, cách xử lý công việc khéo léo. Qua đó, ngầm thể hiện tiềm năng của bản thân, từ đó có thểm nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. 

Trong dịp cuối năm, nhiều công việc dồn dập, mọi người đều cảm thấy bận rộn, mệt mỏi vì quá nhiều việc phải xử lý. Nếu đang chuẩn bị tận hưởng kỳ nghỉ mà bạn bất ngờ nhận được cuộc gọi/tin nhắn từ sếp yêu cầu xử lý công việc gấp thì bạn sẽ cảm thấy thế nào? Đây thực sẽ là một thử thách về năng lực làm việc cũng như khả năng ứng phó. 

Với những cá nhân trung thực, mẫn cán vì công việc, có lẽ họ sẽ đồng ý xử lý công việc ngay mà không do dự. Nhưng cũng có những người ứng xử thông minh và khéo léo hơn trước yêu cầu làm việc gấp của lãnh đạo. 

Thông thường, khi nhận được yêu cầu của lãnh đạo, dù ở hoàn cảnh nào, đa số mọi người có phản ứng đầu tiên luôn là "đồng ý". Hầu như họ không có thời gian để xem xét tác động của việc làm thêm giờ đối với hoàn cảnh hay cảm xúc hiện tại, cũng như không cân nhắc những ưu và nhược điểm mà chỉ đơn giản làm theo sự sắp xếp của lãnh đạo.

Đang nghỉ lễ thì sếp gọi điện giao việc xử lý gấp: Người thường nhận việc trong khó chịu, người EQ cao trả lời đủ khéo léo, mở ra cơ hội mới- Ảnh 1.

Đang nghỉ lễ thì sếp nhắn tin giao việc

 Cách trả lời này của nhân viên có thể thỏa mãn nhu cầu của người lãnh đạo nhưng có thể khiến chính bản thân nhân viên đó ấm ức, khó chịu. Họ chấp nhận việc xử lý việc gấp vào kỳ nghỉ như việc phải làm mà bỏ qua cảm xúc cũng như sức khỏe của bản thân.

Những người có trí tuệ cảm xúc EQ cao sẽ giữ bình tĩnh khi đối mặt với yêu cầu làm thêm giờ trong kỳ nghỉ của lãnh đạo. Những người này có thể phân tích, cân nhắc những ưu và nhược điểm một cách hợp lý trước khi đưa ra câu trả lời như: tác động của việc làm thêm giờ đối với bản thân, làm thêm giờ có khiến cảm xúc, cuộc sống của họ bị ảnh hưởng hay không?.

Người EQ cao sẽ đặt câu hỏi về yêu cầu làm thêm giờ và cân nhắc để đưa ra đề xuất và giao tiếp hiệu quả với các lãnh đạo trước khi đồng ý nhận việc.

Những người có trí tuệ cảm xúc cao biết cách xử lý công việc và các mối quan hệ giữa các cá nhân một cách khôn ngoan và chín chắn. Họ hiểu rằng chỉ khi duy trì được sức khỏe thể chất và tinh thần thì họ mới có thể hoàn thành công việc tốt hơn.

Đang nghỉ lễ thì sếp gọi điện giao việc xử lý gấp: Người thường nhận việc trong khó chịu, người EQ cao trả lời đủ khéo léo, mở ra cơ hội mới- Ảnh 2.

 Cách trả lời khác nhau thể hiện những cách suy nghĩ và mức độ trí tuệ cảm xúc khác nhau của mỗi người. Những người bình thường coi việc hoàn thành nhiệm vụ là xong, trong khi những người có trí tuệ cảm xúc cao tập trung nhiều hơn vào sự phát triển và hạnh phúc cá nhân. Những người có trí tuệ cảm xúc cao không chỉ đảm bảo tiến độ công việc suôn sẻ mà còn duy trì được sức khỏe và sự ổn định của bản thân. Khi nhận làm việc ngoài giờ, chúng ta nên chú ý hơn đến nhu cầu bên trong của mình và đối mặt với thử thách bằng trí tuệ và sự trưởng thành.

Lưu Ly

Theo Lưu Ly

Cùng chuyên mục
XEM