Đại họa ở châu Âu: Khủng hoảng nợ công lớn nhất 12 năm đang đến gần, chuyên gia Trung Quốc cảnh báo dịch sẽ kéo dài 1-2 năm tại lục địa già

23/03/2020 14:13 PM | Kinh tế vĩ mô

"Sẽ là hoàn toàn hợp lý nếu virus Corona tồn tại trong khoảng 1-2 năm của đợt dịch tại Châu Âu. Tôi xin nói với các bạn rằng hãy quên ý tưởng về việc nhanh chóng dập dịch đi", trưởng nhóm nghiên cứu Covid-19 tại Thượng Hải Zhang Wenhong nói trong cuộc hội thảo online với các đồng nghiệp ở Dusseldorf-Đức.

Theo trưởng nhóm nghiên cứu Covid-19 tại Thượng Hải, chuyên gia Zhang Wenhong, các chính phủ Châu Âu nên từ bỏ ý nghĩ rằng đại dịch Corona sẽ sớm chấm dứt. Thay vào đó, họ nên sẵn sàng cho một cuộc chiến dài hơi kéo dài ít nhất 2 năm.

Trớ trêu thay, Châu Âu lại đang phải đối diện với hàng loạt khó khăn. Ngoài sự thiếu chuẩn bị trước một đại dịch, nền kinh tế của hàng loạt thành viên cũng đang lao đao vì chịu ảnh hưởng. Chính phủ nhiều nước đã tung hàng loạt gói kích cầu nhưng chúng cũng khiến tỷ lệ nợ công tăng cao, tạo nên rủi ro về một cuộc khủng hoảng nợ công cao nhất trong 12 năm qua.

Đại dịch kéo dài

"Sẽ là hoàn toàn hợp lý nếu virus Corona tồn tại trong khoảng 1-2 năm của đợt dịch tại Châu Âu. Tôi xin nói với các bạn rằng hãy quên ý tưởng về việc nhanh chóng dập dịch đi", Chuyên gia Zhang nói trong cuộc hội thảo online với các đồng nghiệp ở Dusseldorf-Đức.

Đại họa ở châu Âu: Khủng hoảng nợ công lớn nhất 12 năm đang đến gần, chuyên gia Trung Quốc cảnh báo dịch sẽ kéo dài 1-2 năm tại lục địa già - Ảnh 1.

Chuyên gia Zhang hiện cũng là trưởng khoa bệnh truyền nhiễm của bệnh viện Huashan-Thượng Hải. Theo đó, ông cho rằng sẽ rất khó để dự đoán đỉnh điểm của đại dịch là khi nào cũng như chúng ta có thể kiểm soát được tình hình hay chưa. Bất kể là mùa hè đang tới và môi trường sống của virus có thể bị ảnh hưởng nhưng nỗ lực của chính phủ cùng nhiều yếu tố khác cũng có thể khiến đại dịch tiếp tục lan rộng.

"Để có thể ngăn trở đại dịch này một cách nhanh nhất, chính phủ các nước cần có những biện pháp mạnh tay với quy mô cực lớn. Nếu toàn thế giới ngừng đi lại trong vòng 4 tuần thì đại dịch Covid-19 có thể bị ngăn chặn. Dẫu vậy tôi chẳng thể tưởng tượng liệu thế giới có làm được thế hay không", chuyên gia Zhang nhấn mạnh những động thái cách ly của Trung Quốc đã được hỗ trợ phần nào do mọi người mới nghỉ Tết Nguyên Đán, khi trường học và doanh nghiệp vẫn đóng cửa.

Mặc dù tại những vùng dịch nặng nhất Châu Âu như miền Bắc Italy, nhiều động thái nghiêm ngặt như cách ly, đóng cửa trường học, hạn chế đi lại… đã được áp dụng nhưng nếu thiếu sự phối hợp từ các quốc gia khác, những vùng đã kiểm soát được dịch sẽ lại dính bởi luồng di cư, ví dụ như Trung Quốc hay Việt Nam.

Khủng hoảng lớn nhất 12 năm

Trước tình hình dịch bệnh lây nhanh và số người chết tăng cao, Châu Âu còn phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công chưa từng có trong 12 năm qua kể từ khi ngân hàng Lehman Brother sụp đổ vào năm 2008.

Theo hãng tin CNBC, các ngân hàng ở Châu Âu đã cố gắng siết chặt quy định cho vay cũng như xây dựng thêm các biện pháp an toàn nhằm tránh một cuộc khủng hoảng tài chính như đã diễn ra vào năm 2008. Dẫu vậy, chỉ số cổ phiếu nhóm ngân hàng Châu Âu vẫn giảm hơn 50% kể từ tháng 3/2008 cho đến đâu năm 2020. Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng chỉ số này sẽ giảm tới 70% so với tháng 3/2008.

Đại họa ở châu Âu: Khủng hoảng nợ công lớn nhất 12 năm đang đến gần, chuyên gia Trung Quốc cảnh báo dịch sẽ kéo dài 1-2 năm tại lục địa già - Ảnh 2.

Một trong những nguyên nhân khiến ngành ngân hàng và nhiều chính phủ Châu Âu phải đau đầu là nợ xấu và nợ công.

Với các ngân hàng, nợ xấu là những khoản nợ mà người vay không có khả năng hoàn trả, đã bị vỡ nợ hay do nhiều nguyên nhân khác. Số liệu của cơ quan quản lý liên ngân hàng Châu Âu (EBA) cho thấy tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng khu vực này vào khoảng 3% nhưng sẽ tăng mạnh do hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phá sản trong thời gian tới. Ngay cả những tập đoàn lớn cũng sẽ gặp nhiều khó khăn thanh toán khi thị trường tiêu dùng suy giảm vì dịch.

Ngân hàng Deutsche Bank cảnh báo Covid-19 sẽ ảnh hưởng trong cả năm nay đến ngành ngân hàng Châu Âu và họ chưa thể đưa ra con số chính xác trong tình hình phức tạp hiện nay.

Bên cạnh đó, nợ công cũng là mối lo của nhiều chuyên gia khi chính phủ đổ hàng trăm tỷ Euro kích thích kinh tế, qua đó làm thâm hụt ngân sách và gia tăng các khoản nợ.

Ngày 18/3/2020, Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) đã đưa ra kế hoạch khẩn cấp tung 750 tỷ Euro cho nền kinh tế, bao việc mua lại nợ của chính phủ và doanh nghiệp, đồng thời bơm tiền vào thị trường từ nay cho đến cuối năm 2020. Con số này cao hơn rất nhiều so với thời kỳ hỗ trợ khủng hoảng nợ công 2015 và được công bố chỉ 1 tuần sau gói kích thích 120 tỷ Euro vào ngày 12/3.

Đây cũng là lần đầu tiên ECB quyết định mua lại nợ công của Hy Lạp kể từ khi nước này vỡ nợ  lần đầu vào năm 2015.

Ngày 19/3, Hội đồng Châu Âu tiếp tục họp trực tuyến để bàn kế hoạch tung thêm 37 tỷ Euro để cứu nền kinh tế.

Trong khi đó, rất nhiều thành viên có tỷ lệ nợ công cao như Italy đang phải đau đầu đối phó với Covid-19. Chính phủ dù muốn bơm tiền vào nền kinh tế nhằm cứu thị trường nhưng tỷ lệ nợ công của họ đã đạt khoảng 2,4 nghìn tỷ Euro, tương đương gần 135% GDP. Các ngân hàng ở liên minh Châu Âu (EU) nắm giữ khoảng 450 tỷ Euro trong tổng số nợ công của Italy và nếu nước này vỡ nợ, toàn bộ hệ thống tài chính tại khu vực này sẽ bị chao đảo.

Đại họa ở châu Âu: Khủng hoảng nợ công lớn nhất 12 năm đang đến gần, chuyên gia Trung Quốc cảnh báo dịch sẽ kéo dài 1-2 năm tại lục địa già - Ảnh 3.

Hiện rất nhiều nhà đầu tư đang lo lắng về một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu còn lớn hơn năm 2008. Các chuyên gia kinh tế của Ngân hàng trung ương Đức dự báo về một cuộc suy thoái nặng trong nửa cuối năm 2020, GDP khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) được dự báo giảm mạnh 24% trong quý II/2020.

Nền kinh tế Italy đã suy giảm 0,3% trong quý IV/2019 và có thể giảm tiếp 0,8% trong quý I/2020 do hàng loạt hoạt động sản xuất thương mại, du lịch phải đóng cửa vì dịch.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo nếu Italy xảy ra khủng hoảng, chúng sẽ lây lan ra toàn Châu Âu và tạo nên sự rúng động trên thị trường tài chính như cuộc khủng hoảng nợ công năm 2015. Theo một số chuyên gia, ACB sẽ cần hỗ trợ tới 700 tỷ Euro nếu muốn ngăn chặn một đợt vỡ nợ công tại Italy.

Đại họa ở châu Âu: Khủng hoảng nợ công lớn nhất 12 năm đang đến gần, chuyên gia Trung Quốc cảnh báo dịch sẽ kéo dài 1-2 năm tại lục địa già - Ảnh 5.

AB

Cùng chuyên mục
XEM