Đại gia vàng miếng SJC vượt chỉ tiêu lãi sau 9 tháng với 53 tỷ đồng, đang chuyển mình “lấn sân” mảng trang sức

11/11/2022 10:22 AM | Kinh doanh

Bà Lê Thúy Hằng - Tổng Giám đốc Công ty SJC, cho biết: “Đối với Công ty SJC, trong những năm qua, mặc dù gặp những khó khăn ban đầu khi chuyển qua kinh doanh trang sức. Đến nay, Công ty đã từng bước ổn định, doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng qua các năm”.

Hà Nội: Cấp, đổi 'sổ đỏ' trong 7 ngày làm việc
Hà Nội: Cấp, đổi 'sổ đỏ' trong 7 ngày làm việc

Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) ghi nhận doanh thu 23.864 tỷ đồng và lợi nhuận 53 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm 2022, chia sẻ của bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND Tp.HCM khai mạc Hội chợ quốc tế trang sức Việt Nam (VIJF) lần thứ 29 ngày 10/11/2022.

Theo kế hoạch công bố trước đó, năm 2022 SJC lên mục tiêu doanh thu 18.757 tỷ đồng, còn lãi trước thuế và sau thuế lần lượt đạt 60 tỷ đồng và 48 tỷ đồng. Như vậy, 9 tháng SJC đã vượt chỉ tiêu.

Con số này đạt được trong bối cảnh thị trường khởi sắc và nhanh chóng hồi phục về mức trước đại dịch. Chưa kể, biến động thị trường cũng giúp vàng trở thành kênh đầu tư an toàn được lựa chọn ưu tiên của người dân.

Đại gia vàng miếng SJC vượt chỉ tiêu lãi sau 9 tháng với 53 tỷ đồng, đang chuyển mình “lấn sân” mảng trang sức - Ảnh 1.

Báo cáo xu hướng nhu cầu vàng mới nhất của Hội đồng Vàng thế giới (WGC) cho thấy, nhu cầu vàng tại Việt Nam tăng vọt trong quý 3/2022 đạt 12 tấn, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt 3,3 tấn. Nhu cầu trang sức cũng tăng 290% so với cùng kỳ năm ngoái.

Riêng SJC, dù vượt kế hoạch, song kinh doanh chính trong mảng vàng miếng kỳ vọng chỉ đem lại cho SJC biên lợi nhuận ròng 0,25%, thấp hơn nhiều so với tỷ suất sinh lời 5,11% của PNJ.

Nhận diện được cơ hội thị trường, SJC những năm gần đây cũng lên chủ trương đón đầu xu hướng là phát triển trở thành 1 trong 2 doanh nghiệp đầu ngành về sản xuất và kinh doanh nữ trang, mở rộng thị trường kinh doanh sang các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2022, SJC dự kiến tập trung tăng doanh thu kinh doanh, đầu tư mở rộng hệ thống; mà cụ thể là tập trung phát triển mảng nữ trang SJC để phát triển hơn nữa thương hiệu.

Bà Lê Thúy Hằng - Tổng Giám đốc Công ty SJC, cho biết: Đối với Công ty SJC , trong những năm qua, mặc dù gặp những khó khăn ban đầu khi chuyển qua kinh doanh trang sức. Đến nay, Công ty đã từng bước ổn định, doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng qua các năm ”.

Về hội chợ VIJF năm nay do SJC tổ chức, quy mô đạt 150 gian hàng, dự kiến chào đón hơn 30.000 lượt khách đến tham quan và mua sắm. Bên cạnh các thương hiệu trang sức trong nước như SJC, Doji, Thế Giới Kim Cương, Lộc Phúc… còn có các thương hiệu trang sức khác đến từ Ý, Hong Kong, Thái Lan, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ.

Theo Tri Túc

Cùng chuyên mục
XEM