Đại dương ngầm có vai trò ra sao với vận mệnh của sự sống trên trái đất

25/08/2017 20:39 PM | Xã hội

Nằm ở độ sâu khoảng 1000m, đại dương ngầm duy trì sự hoạt động của các núi lửa - một quá trình quan trọng với nền văn minh.

Nước bao phủ khoảng 70% bề mặt trái đất, nhưng hai nghiên cứu chứng minh một đại dương ngầm cũng nằm bên trong hành tinh của chúng ta.

Trong nghiên cứu thứ nhất, các chuyên gia của Đại học Florida (Mỹ) và Đại học Edinburg (Vương quốc Anh) ước tính đại dương ngầm tồn tại ở độ sâu khoảng 1000km. Brucite, một loại khoáng chất, chứa lượng nước ấy. Mặc dù các nhà nghiên cứu chưa biết khối lượng nước trong chất khoáng Brucite, họ tin rằng nó chiếm tới 1,5% khối lượng trái đất – tương đương khối lượng nước trong tất cả đại dương trên địa cầu.

Mainak Mookherjee, người chỉ đạo nghiên cứu, phát biểu: Chúng tôi không nghĩ nước có thể tồn tại trong những khoáng chất chứa nước. Song giờ đây, khi đã biết thực tế đó, chúng ta cần tìm hiểu lượng nước có thể tồn tại trong những chất khoáng”. Tương tự, trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học của Đại học Northwestern tại Mỹ khẳng định đại dương ngầm nằm ở độ sâu mà con người chưa từng nghĩ tới - tương đương khoảng 1/3 khoảng cách từ mặt đất tới lõi địa cầu.

Vì sao nhóm nghiên cứu của Đại học Northwestern khẳng định như vậy? Ban đầu họ phát hiện một viên kim cương từng văng ra khỏi núi lửa gần sông Sao Luiz tại vùng Juina, Brazil. Viên kim cương chứa vài loại khoáng chất bởi chúng mắc kẹt trong quá trình kim cương hình thành. Sự pha tạp khoáng chất trong viên kim cương cho thấy nó hình thành ở lớp phủ bên dưới của trái đất (lớp phủ thấp hơn lớp phủ bên trên).

“Đây là bằng chứng sâu nhất về sự tuần hoàn của nước trên hành tinh. Thông điệp ở đây là: Chu trình tuần hoàn của nước trên trái đất diễn ra trên phạm vi rộng hơn chúng ta tưởng, nghĩa là chúng diễn ra trong lớp phủ”, Steve Jacobsen, trưởng nhóm nghiên cứu, nói với New Scientist.

Hoạt động địa chất trong lòng đất phụ thuộc chặt chẽ vào nước. Tiến sĩ Mookherjee nói với Daily Mail: “Nước bên dưới mặt đất duy trì trạng thái đối lưu trong lớp phủ - một quá trình mà trong đó đá rắn di chuyển từ những vùng nóng tới vùng lạnh trong những thời kỳ địa chất. Nếu đại dương ngầm không tồn tại, quá trình đối lưu trong lớp phủ sẽ diễn ra không hiệu quả và ngừng”.

Biểu hiện của quá trình đối lưu lớp phủ là sự dịch chuyển của mảng kiến tạo - hiện tượng khiến núi lửa hình thành. Núi lửa đón vai trò quan trọng đối với sự ra đời của lớp vỏ trái đất dưới chân chúng ta. “Vì thế, nếu hoạt động núi lửa chấm dứt, sự hình thành lớp vỏ cũng ngừng và mọi hoạt động trên hành tinh sẽ kết thúc”, tiến sĩ Jacobsen nhấn mạnh. Jacobsen nói thêm rằng, nước ngầm còn ngấm vào các rãnh giữa những mảng kiến tạo.

“Khi ngấm vào lớp phủ, nước thúc đẩy quá trình nóng chảy của đá và khiến chúng suy yếu. Nó đóng vai trò như chất bôi trơn, giúp những mảng kiến tạo dịch chuyển dễ dàng hơn”, ông giải thích. Nếu hoạt động của núi lửa chấm dứt, sự hình thành lớp vỏ địa cầu cũng ngừng và mọi hoạt động trên hành tinh sẽ kết thúc

Trước đây một số nhà nghiên cứu của Đại học Alberta ở Canada nhận định nước trong đại dương ngầm có khối lượng bằng 1,5% khối lượng địa cầu, tức là tương đương tổng khối lượng nước trên bề mặt. Mục tiêu tiếp theo của nhóm từ Đại học Northwestern là xác định mức độ chính xác của con số ấy. Họ sẽ sử dụng những mô hình giả lập máy tính để hiểu rõ hơn những đặc tính vật lý của khoáng chất Brucite ở độ sâu 1000 km.

Linh Đan

Cùng chuyên mục
XEM