Cuộc sống vốn bất công, đàn ông muốn không bị đời đối xử tệ, cách duy nhất là phải vươn lên đứng đầu, không ngừng nghỉ!
Trong các xã hội mà kẻ thắng "ăn cả, ngã về không", cuộc đời sẽ trao thưởng rất hậu hĩnh cho những kẻ chiến thắng. Đàn ông, nếu không muốn bị đời đối xử tệ, cách duy nhất là bạn phải phát triển không ngừng phần 20% này để vươn lên đứng đầu.
Cuộc đời này vốn bất công. Trong xã hội loài người, 1% dân số sở hữu tổng tài sản bằng 50% dân số còn lại, và 85 tỷ phú giàu có nhất thế giới kiếm được số tiền bằng 3.5 tỷ người ở tầng lớp dưới.
Nguyên tắc phân phối không đồng đều này còn được áp dụng ngoài lĩnh vực tài chính, thậm chí còn tồn tại trong mọi mặt của đời sống.
Một phần rất nhỏ các nhạc sĩ sáng tác hầu hết các bài hát trên thị trường âm nhạc. Chỉ một số nhỏ các tác giả bán được rất nhiều sách. Như ở Mỹ, trong 1.5 triệu đầu sách được bán ở đây mỗi năm, chỉ có 500 tác phẩm bán được hơn nhiều hơn 100,000 bản.
Tương tự vậy, chỉ 4 nhà soạn nhạc cổ điển, bao gồm Bach, Beethoven, Mozart, và Tchaikovsky, sáng tác gần như tất cả các bản nhạc hiện được chơi bởi các dàn giao hưởng hiện đại.
Bach, về phần mình, viết hăng say đến mức người ta sẽ mất đến vài thập kỷ chỉ để chép tay lại các bản nhạc của ông, tuy nhiên trong vô số các tác phẩm ông, lại chỉ có một số rất nhỏ các tác phẩm của được biểu diễn thường xuyên.
Nguyên tắc này được phát hiện lần đầu bởi một nhà kinh tế học người Ý tên là Vilfredo Pareto, hay còn được gọi là quy luật 80/20 hay nguyên lý Pareto.
Một ngày, Pareto nhận ra rằng mỗi năm chỉ 20% hạt đậu tạo ra sấp xỉ 80% sản lượng đậu trong năm đó. Điều này khiến ông suy nghĩ về các sản phẩm kinh tế ở quy mô lớn hơn.
Quả thật, ông phát hiện ra rằng quy luật này xuất hiện mọi nơi trong nền kinh tế. Khoảng 20% nhân viên bán hàng năng lực nhất giúp tạo ra đến 80% doanh thu cho công ty. Phần còn lại chỉ "đứng cho đẹp đội hình", mà không tạo ra kết quả ấn tượng gì lắm.
Ngoài ra, thì 20% thời gian của nhân viên cũng chiếm đến 80% năng suất của họ, khoảng thời gian còn lại của họ gần như vô dụng, dành để lướt Facebook hay ngồi tán chuyện.
Sự phát hiện của nguyên lý 80/20 là một cái "tát" vào mặt với những người muốn tin rằng cuộc đời này có công bằng, tin rằng các gì được làm ra cũng có giá trị ngang nhau, nhưng thực tế đã cho thấy ngược lại. Cuộc đời sẽ trả thưởng cực kỳ hậu hĩnh một số nhỏ 20%, còn 80% còn lại gần như không được ai biết đến.
Vì vậy, muốn thành công, người đàn ông cần phải chấp nhận áp dụng nguyên tắc 80/20 này vào chính cuộc đời của mình. Ví dụ, hãy tự đặt cho mình các câu hỏi 80/20:
1. 20% nỗ lực của bạn nên đầu tư vào đâu để tạo ra 80% thành quả?
2. 20% thời gian nào của bạn giúp tạo nên 80% năng suất làm việc?
3. 20% người nào mà bạn thân thiết khiến bạn hạnh phúc nhất?
4. 20% mối quan hệ nào giúp tạo ra 80% giá trị kết nối cho bạn?
5. 20% các bộ quần áo nào bạn mặc đến 80% thời gian?
Một khi áp dụng những nguyên tắc này trong cuộc sống này, bạn sẽ thấy rằng:
1. Rất nhiều sở thích của bạn (xem Tivi, chơi game, lướt Facebook) chiếm đến 80% thời gian của bạn, nhưng chỉ mang lại cho bạn 20% hạnh phúc.
2. Phần lớn thời gian bạn làm việc, kết bạn, học hỏi...là lãng phí, vì bạn chưa thực sự tập trung vào 20% cốt lõi, mang lại hiệu quả lớn trong đời mình.
3. Muốn thành công, bạn gần như buộc phải nỗ lực hết mình để vươn lên tầng lớp thiểu số tinh hoa. Vì trong bất cứ xã hội nào, sau một thời gian sẽ luôn có hiện tượng phân phối không đồng đều: người giỏi, người biết 20% của mình ở đâu sẽ luôn chiếm đến 80% thành quả.
Tất nhiên, 80/20 không phải là một quy luật cứng nhắc bạn phải tuân thủ trong mọi việc. Nhưng hãy suy nghĩ về nó như một công cụ, một lăng kính để nhìn thấy rằng cuộc đời này chắc chắc sẽ bất công, rằng phần thưởng sẽ không được mẹ chia đều như hồi nhỏ.
Nếu thực sự cố gắng vào đúng 20% kỳ diệu, bạn sẽ có được rất nhiều thứ, còn nếu không, đời sẽ thực sự rất tệ với bạn đấy!