Cú sụt giảm chưa từng có trong lịch sử Mỹ: 279 tỷ USD vốn hoá Nvidia bị thổi bay trong 1 ngày, cổ phiếu bán dẫn toàn cầu nhuốm đỏ

05/09/2024 10:55 AM | Quốc tế

Giá cổ phiếu Nvidia giảm 2% trước giờ mở cửa phiên giao dịch ngày 4/9.


Cú sụt giảm chưa từng có trong lịch sử Mỹ: 279 tỷ USD vốn hoá Nvidia bị thổi bay trong 1 ngày, cổ phiếu bán dẫn toàn cầu nhuốm đỏ- Ảnh 1.

Cổ phiếu bán dẫn toàn cầu đồng loạt giảm

Tại Mỹ, thị trường chung ảm đạm sau khi dữ liệu về hoạt động sản xuất tại các nhà máy Mỹ được công bố. Số liệu kém tích cực làm dấy lên nỗi lo về sức khoẻ của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Trong khi đó, cổ phiếu của nhà sản xuất chip Nvidia đã giảm gần 10% trong phiên giao dịch ngày 3/9, kéo theo hàng loạt mã cổ phiếu bán dẫn giảm.

Chưa dừng lại ở đó, cổ phiếu Nvidia tiếp tục lao dốc và giảm gần 2% trước giờ mở cửa phiên ngày 4/9. Cổ phiếu giảm sau khi báo giới đưa tin công ty này nhận được trát đòi hầu tòa từ Bộ Tư pháp để điều tra chống độc quyền.

Cú sụt giảm chưa từng có trong lịch sử Mỹ: 279 tỷ USD vốn hoá Nvidia bị thổi bay trong 1 ngày, cổ phiếu bán dẫn toàn cầu nhuốm đỏ- Ảnh 2.

Theo đó, khoảng 279 tỷ USD vốn hoá thị trường của Nvidia bị thổi bay trong ngày 3/9. Đây là mức sụt giảm vốn hoá thị trường trong ngày lớn nhất lịch sử chứng khoán Mỹ. Kỷ lục trước đó là của Meta – công ty mẹ của Facebook, với mức giảm 232 tỷ USD vốn hoá trong một ngày vào tháng 2/2022.

Đà giảm của Nvidia lan sang châu Á. Cổ phiếu của Samsung giảm 3,45%. Trong khi đó, cổ phiếu của công ty cung cấp chip nhớ băng thông cao cho Nvidia - SK Hynix – giảm 8%.

Giá cổ phiếu của Tokyo Electron giảm 8,5%, còn nhà cung cấp thiết bị kiểm tra chất bán dẫn Advantest giảm gần 8%.

Công ty đầu tư SoftBank Group của Nhật Bản sở hữu cổ phần tại công ty thiết kế chip Arm cũng ghi nhận cổ phiếu giảm 7,7%.

Cổ phiếu của nhà sản xuất chip Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC) giảm hơn 5%. TSMC sản xuất các đơn vị xử lý đồ họa hiệu suất cao của Nvidia, cung cấp năng lượng cho các mô hình ngôn ngữ lớn, tức các chương trình machine learning có thể nhận dạng và tạo văn bản.

Hon Hai Precision Industry của Đài Loan được biết đến với tên gọi Foxconn cũng ghi nhận cổ phiếu giảm gần 3%. Công ty này có quan hệ đối tác chiến lược với Nvidia.

Cổ phiếu bán dẫn của châu Âu cũng không tránh khỏi đà bán tháo. Cổ phiếu công ty ASML đã giảm 5% trong phiên giao dịch đầu ngày. Các công ty tên tuổi khác ở châu Âu như ASMI, Be Semiconductor và Infineon đều giảm.

Tuần trước, Nvidia đã công bố báo cáo tài chính vượt kỳ vọng của Phố Wall và đưa ra dự báo doanh thu cao cho quý hiện tại. Nhưng mặc cho những thông tin tích cực, cổ phiếu Nvidia đã giảm 8%. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy thị trường đang mong muốn nhiều hơn từ một công ty liên tiếp đạt được kết quả vượt trội hơn cả những kịch bản tích cực nhất.

Sự thống trị của Nvidia trên thị trường chip AI

Sự gia tăng mạnh mẽ của Nvidia trong những năm gần đây có liên quan trực tiếp đến sự thống trị của hãng trong lĩnh vực chip AI cho các trung tâm dữ liệu (data center). Theo ước tính của ngành, Nvidia nắm giữ hơn 80% thị trường chip AI cho trung tâm dữ liệu.

Cú sụt giảm chưa từng có trong lịch sử Mỹ: 279 tỷ USD vốn hoá Nvidia bị thổi bay trong 1 ngày, cổ phiếu bán dẫn toàn cầu nhuốm đỏ- Ảnh 3.

CEO Jensen Huang của Nvidia

Gần một thập kỷ trước, Nvidia đã phát triển một ngôn ngữ lập trình cho chip của mình được gọi là CUDA. Đây là một công cụ quan trọng dành cho các kỹ sư đào tạo các mô hình AI tiên tiến như mô hình cốt lõi của ChatGPT.

Nvidia có nhiều khách hàng lớn là các công ty điện toán đám mây cũng như các gã khổng lồ internet, bao gồm Microsoft, Alphabet, Meta, Amazon và Tesla.

Khi chip AI của Nvidia trở thành một mặt hàng gây sốt toàn cầu, công ty đã phát hành các gói đăng ký phần mềm doanh nghiệp mới và tiếp thị các sản phẩm mạng của mình như những sản phẩm bổ sung quan trọng để tận dụng tối đa các chip của mình.

Một đại diện của Nvidia chia sẻ với CNBC rằng: Công ty “chiến thắng nhờ vào giá trị, thể hiện qua kết quả chuẩn mực và giá trị mà chúng tôi mang lại cho khách hàng. Họ có thể lựa chọn bất kỳ giải pháp nào phù hợp nhất với mình”.

Theo CNBC

Theo Anh Dũng

Cùng chuyên mục
XEM