Cụ ông tật nguyền 67 tuổi bỏ quê lên phố bới rác kiếm sống, sợ làm gánh nặng cho con cháu

02/05/2022 17:00 PM | Xã hội

Tại ngõ 155 Cầu Giấy, người dân ở đây dường như đã quá quen thuộc với cụ ông tật nguyền Phạm Tiến Tài. Ông vẫn bơi từng thùng rác, nhặt ve chai tự nuôi mình mỗi ngày 16 tiếng.

8 giờ - 23 giờ hàng ngày, ai ngang qua đoạn 155 Cầu Giấy (Hà Nội) cũng phải dừng mắt tại chiếc xe rác đầu ngõ - nơi có "đôi chân tật nguyền" bới từng túi rác trong chiếc xe đẩy luôn bốc mùi hôi thối. Tha hương, làm nghề bới rác đã 13 năm, ông Phạm Tiến Tài (SN 1955, Nam Định) luôn nặng lòng chuyện con cái.

Đớn đau đôi bàn chân tật nguyền

Nhìn đôi bàn chân ông Tài, ai cũng không khỏi xót xa. Mặt bàn chân của ông không thể chạm đất, chệch nặng và lực yếu; đôi dép đi xin về tự chế cũng chỉ có mỗi sợi cao su bắt ngang cho đỡ rơi. Sống với tình trạng này từ lúc mới sinh ra, nhưng người đàn ông Nam Định chưa bao giờ oán trách số phận.

Sinh ra tại vùng đất biển Giao Thủy, quanh năm làm muối, ông Tài ở tuổi về già chẳng còn đủ sức lực để bươn chải với cái nghề nhọc nhằn đó. Bất lực, ông quyết định bỏ quê lên thủ đô kiếm sống.

Mặc dù ở quê có người vợ đã từng đồng cam cộng khổ, con cháu một tay ông Tài nuôi lớn, song ông chưa một lần an hưởng tuổi già mà sống cô độc nơi xứ người.

 Cụ ông tật nguyền 67 tuổi bỏ quê lên phố bới rác kiếm sống, sợ làm gánh nặng cho con cháu - Ảnh 1.

Ông Phạm Văn Tài ngày ngày đi bới rác nuôi thân.

Ông tâm sự: "Có con, nhưng phức tạp. Vì nếu tôi ở nhà mà khuyết tật như này, không lao động cho con được việc gì, chỉ ngồi đấy mà ăn thì chắc chắn không ổn. Các con thì phải nuôi con chúng nó ăn học. Với làm ở dưới quê, ngày cũng có vài trăm ngàn, cũng chỉ đủ phục vụ cho vợ chồng con cái chúng nó ăn thôi. Chứ làm sao mà chúng nó dư mà nuôi thân tôi được. Nên tôi bảo vợ tôi, tôi ra đi tự kiếm cơm nuôi thân. Bà ở nhà lao động mà kiếm sống chứ cũng không phụ thuộc vào con cái được đâu".

Đã năm thứ ba, ông Tài bới rác quen ở đầu ngõ 155 Cầu Giấy. Đối với ông, chiếc xe đạp mua từ năm 1983 đến nay vẫn luôn là người bạn gánh bớt sức nặng, cùng ông đi khắp mọi nẻo đường. Rong ruổi hàng ngày, từ quận Đống Đa đến quận Ba Đình, rồi về quận Cầu Giấy, lắm lúc chiếc xe "đổ bệnh", ông cũng gắng chữa, giữ gìn mà kiếm sống.

 Cụ ông tật nguyền 67 tuổi bỏ quê lên phố bới rác kiếm sống, sợ làm gánh nặng cho con cháu - Ảnh 2.
 Cụ ông tật nguyền 67 tuổi bỏ quê lên phố bới rác kiếm sống, sợ làm gánh nặng cho con cháu - Ảnh 3.
 Cụ ông tật nguyền 67 tuổi bỏ quê lên phố bới rác kiếm sống, sợ làm gánh nặng cho con cháu - Ảnh 4.
 Cụ ông tật nguyền 67 tuổi bỏ quê lên phố bới rác kiếm sống, sợ làm gánh nặng cho con cháu - Ảnh 5.

Những hình ảnh này đã quá quen thuộc với những người dân xung quanh ngõ 155 Cầu Giấy.

Hành trình bới rác mưu sinh mấy năm nay của ông khá đều đặn. Tầm 8h tối, ông đã có mặt trên đoạn đường Cầu Giấy quen thuộc. Bới rác đến 11h đêm, ông tìm lượn khắp quận cho đến tận 4h sáng. Ngày ngủ được nhiều thì 5 tiếng, ít thì 4 tiếng. Nhưng khi đồng hồ điểm 8h, ông Tài đã phải dậy để sửa soạn, ăn uống và đi làm. Cứ như vậy, ông lại bắt đầu cuộc hành trình 16 tiếng của mình từ 11h đến 4h sáng ngày hôm sau.

Làm việc vất vả, song mỗi ngày ông chỉ kiếm được 40.000-50.000 đồng, nhiều thì được 70.000-80.000 đồng; còn 100.000 đồng/ngày chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.

 Cụ ông tật nguyền 67 tuổi bỏ quê lên phố bới rác kiếm sống, sợ làm gánh nặng cho con cháu - Ảnh 6.
 Cụ ông tật nguyền 67 tuổi bỏ quê lên phố bới rác kiếm sống, sợ làm gánh nặng cho con cháu - Ảnh 7.
 Cụ ông tật nguyền 67 tuổi bỏ quê lên phố bới rác kiếm sống, sợ làm gánh nặng cho con cháu - Ảnh 8.
 Cụ ông tật nguyền 67 tuổi bỏ quê lên phố bới rác kiếm sống, sợ làm gánh nặng cho con cháu - Ảnh 9.

Đôi bàn tay đầy vết sẹo do bị rạch phải của ông Tài khi bới rác kiếm sống.

Mặc dù chỉ được chút tiền ít ỏi, nhưng ông vẫn luôn cảm thấy hài lòng và đầy đủ: "Thời bao cấp chúng tôi sống khổ nhiều rồi. Với giờ tôi chỉ cần ăn no, mặc ấm là được, không mong cầu thứ gì cao sang".

Vì quyết định tự chọn, nên bản thân ông Tài chưa một lần kêu ca, than trách. Bởi theo ông, đây là "tự cứu lấy mình", tự bươn chải như vậy cũng là một sự bản lĩnh.

Riêng chỉ có đôi bàn chân khiến cuộc sống của ông thêm mệt nhoài. Khi trái gió trở trời; đôi bàn chân thô ráp, tật nguyền lại nhói lên những cơn đau nhức. Dù đã sống cùng với nó 67 năm cuộc đời, song ông cũng chẳng thể chịu được sự đau buốt tận xương óc.

 Cụ ông tật nguyền 67 tuổi bỏ quê lên phố bới rác kiếm sống, sợ làm gánh nặng cho con cháu - Ảnh 10.

Đôi bàn chân khuyết tật của ông Tài lại đau nhức mỗi khi trái gió trở trời.

Theo thời gian, sự đau đớn đến từ đôi bàn chân vất vả chỉ có thể tăng dần vì tuổi già. Mà ở những cái ngày trái gió trở trời ấy, ông Tài đâu cho phép mình nghỉ ngơi…

Những ấm áp đến từ người xa lạ

Khi được hỏi về chuyện con cái, ông Tài chỉ cười trừ và kể về tình thương từ những người xa lạ. "Ở Thủ đô Hà Nội này, tôi được mọi người thương và giúp đỡ", ông tâm sự.

Khi thì đồ ăn, nước uống; khi thì tiền bạc, sự trợ giúp về tiền trọ, hay đơn giản chỉ là những chai nhựa, bìa carton không vứt vào xe rác, mà để gọn vào một góc..., tất cả đều là những tình thương ấm áp mà ông Tài nhận được suốt 13 năm qua.

Chứng kiến ông Tài tuổi già bệnh tật còn lặn lội kiếm sống, chú Đặng Văn Hưng (P. Quan Hoa) không khỏi xót xa: "Ông ngồi ở đây lâu rồi, chiều tối nào cũng khoảng 8h, từ chỗ khác đến đây. Trước khi đến, thì tôi nhặt trước cho gọn vào đây cho ông. Ông ấy thật thà, ai cho cái gì thì lấy cái đấy. Nhìn chân ông ấy như thế, không lao động được, với lớn tuổi nên giúp đỡ. Tôi ngồi cũng chẳng làm gì, nên giúp ông tí thôi mà".

 Cụ ông tật nguyền 67 tuổi bỏ quê lên phố bới rác kiếm sống, sợ làm gánh nặng cho con cháu - Ảnh 11.
 Cụ ông tật nguyền 67 tuổi bỏ quê lên phố bới rác kiếm sống, sợ làm gánh nặng cho con cháu - Ảnh 12.

Chú Đặng Văn Hưng vẫn hàng ngày phụ ông Tài nhặt ve chai.

Thấy ông Tài soạn từng tấm bìa, cái chai nhựa vất vả, chú Thắng lại bưng cả tách chén ra vỉa hè mời ông uống nước. Nhờ những hành động nhỏ nhân văn của chú Thắng, người đàn ông mệnh khổ như được tăng thêm sức mạnh.

Là sinh viên cư trú ở khu vực phường Quan Hoa được một thời gian, Thắng (SN 2003, sinh viên trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội) cũng thấu cảm được hoàn cảnh của ông. Được biết, Thắng thường xuyên cho ông gạo, đồ ăn. Chàng nam sinh luôn cảm thương và quan tâm đến người già: "Em bận nên cũng không hỏi chuyện ông mấy. Chỉ là mỗi ngày đều đi ngang qua, thấy ông tuổi già, chân bị tật; thương nên giúp đỡ".

 Cụ ông tật nguyền 67 tuổi bỏ quê lên phố bới rác kiếm sống, sợ làm gánh nặng cho con cháu - Ảnh 13.

Thương ông Tài vất vả, Thắng sẵn sàng biếu tặng ông chút thịt từ quê.

Cũng chẳng biết từ bao giờ, chốn thành đô phức tạp, nhiều thị phi lại mới là nơi ông cảm nhận được sự yêu thương ở tuổi xế chiều. Một năm, ông Tài chỉ về Nam Định khi giỗ bố mẹ và ngày Tết để thắp hương. Ông nhớ quê, nhớ vợ con, nhưng trong tâm ông luôn đau đáu: "Rất muốn về với con cháu mà chưa được. Bây giờ tiền không có thì phải làm sao. Hai bàn tay trắng, có tiền đâu mà về".

Theo như ông tâm sự, ông đang cố gắng dành dụm một khoản tiền để có thể về quê buôn bán kiếm sống. Từ đó, phù hợp với tuổi già và không phải nhờ vả đến con cháu. Dù vậy, ông vẫn luôn buồn lòng: "Không biết đến bao giờ mới đủ được con số như vậy. Thôi thì cứ làm đi đã. Khi nào mà chân không bước được nữa thì thôi, chào thủ đô về quê húp cháo muối trắng cũng cho xong, không điều gì phải lăn tăn".

 Cụ ông tật nguyền 67 tuổi bỏ quê lên phố bới rác kiếm sống, sợ làm gánh nặng cho con cháu - Ảnh 14.

Ông cũng tâm niệm: "Khó khăn gian khổ đều phải cố gắng vượt qua. Làm được những điều này cũng là một sự bản lĩnh". Vì vậy, trải qua năm tháng, dẫu mệt nhoài trên con xe đạp cũ, người đàn ông tật nguyền vẫn từng giờ cố gắng…

Theo Trang Trần

Cùng chuyên mục
XEM