Cụ ông 70 tuổi qua đời để lại 3,5 tỷ đồng, con trai cầm sổ tiết kiệm đến ngân hàng rút tiền thì bị từ chối: Không thể lấy 1 đồng nếu thiếu thứ này

17/11/2024 09:15 AM | Sống

Người đàn ông ngỡ ngàng khi không thể rút tiền bố đẻ để lại, dù có sổ tiết kiệm ở ngân hàng.

Hiện nay, việc gửi tiền tiết kiệm hay các giao dịch tiền đều dễ dàng thực hiện bằng các ứng dụng trên điện thoại di động. Tuy nhiên, nhiều người cao tuổi thường gửi tiền có kỳ hạn bằng hình thức sổ tiết kiệm nên muốn thực hiện giao dịch cần phải đến ngân hàng làm thủ tục trực tiếp. Tuy nhiên nếu không nắm rõ thủ tục và các giấy tờ cần thiết, ngân hàng vẫn sẽ từ chối yêu cầu của bạn.

Đó là trường hợp của anh Sơn (40 tuổi, hiện đang sinh sống của Trung Quốc). 

Tháng trước, người cha 70 tuổi của anh Sơn qua đời đột ngột. Sau khi lo hậu sự cho bố xong, anh Sơn mới nhớ ra bố mình có hai cuốn sổ tiết kiệm đã lâu. Khi còn sống, ông làm lụng chăm chỉ và tiết kiệm nên có 2 cuốn sổ tiết kiệm tổng cộng trị giá khaorng 1 triệu NDT (khoảng 3,5 tỷ đồng). Hàng năm, bố vẫn dành 1 khoản tiền gửi thêm vào sổ nên anh Sơn nắm khá rõ. 

Sau khi lo hậu sự cho bố, anh Sơn tính rằng sẽ đến ngân hàng làm thủ tục rút tiền tiết kiệm của bố để tránh các việc phát sinh sau này. 

Anh đã chuẩn bị kỹ càng giấy tờ cá nhân của ông cụ cùng sổ tiết kiệm đứng tên ông. Tuy nhiên, khi tới ngân hàng yêu cầu rút toàn bộ số tiền 3,5 tỷ đồng từ sổ tiết kiệm của bố đẻ, anh Sơn lại bị từ chối. 

"Anh không thể rút tiền mà bác trai để lại. Để rút được, cần phải có giấy tờ chứng minh quyền thừa kế số tài sản này. Nếu không, khi xảy ra tranh chấp, anh sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật."

Cụ ông 70 tuổi qua đời để lại 3,5 tỷ đồng, con trai cầm sổ tiết kiệm đến ngân hàng rút tiền thì bị từ chối: Không thể lấy 1 đồng nếu thiếu thứ này- Ảnh 1.

 

Lúc đầu anh Sơn tưởng nguyên nhân bị từ chối giao dịch vì chưa đến thời điểm đáo hạn. Tuy nhiên, sau khi nhân viên giải thích anh, anh biết mình đang thiếu giấy tờ chứng minh quyền kế thừa tài sản của bố. Vì theo pháp luật, để có thể kế thừa tài sản của người đã mất thì phải có giấy tờ chứng minh.

Thực tế, yêu cầu này đảm bảo quyền lợi cho người đã khuất và gia đình thân nhân, tránh được một số vấn đề liên quan đến việc phân chia, tranh chấp tài sản của người đã mất xảy ra. Đồng thời, đó cũng là cách pháp luật tôn trọng tôn trọng ý niệm, quyết định của người đã khuất đối với tài sản mà họ để lại.

Cụ ông 70 tuổi qua đời để lại 3,5 tỷ đồng, con trai cầm sổ tiết kiệm đến ngân hàng rút tiền thì bị từ chối: Không thể lấy 1 đồng nếu thiếu thứ này- Ảnh 2.

 

Nghe lời giải thích của nhân viên ngân hàng, anh Sơn tức tốc về nhà chuẩn bị giấy tờ liên quan. Mấy hôm sau, anh đến ủy ban công chứng giấy tờ chứng minh quyền thừa kế tài sản rồi đến ngân hàng rút tiền. Vì có đầy đủ giấy tờ nên lần này anh rút tiền một cách thuận lợi.

Theo quy định của pháp luật, trường hợp người chết không để lại di chúc thì tài sản để lại sẽ được chia theo thứ tự quan hệ gia đình: 

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Để nhận được tài sản thừa kế, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. 

Theo Toutiao

Lưu Ly

Theo Lưu Ly

Cùng chuyên mục
XEM