Cụ ông 65 tuổi qua đời vì nhồi máu cơ tim: Bác sĩ cảnh báo dù khát đến đâu cũng đừng uống 4 loại nước này trước khi đi ngủ
Mới đây, một người đàn ông 65 tuổi ở Trung Quốc đã qua đời vì nhồi máu cơ tim vào giữa đêm cũng - đây cũng là hồi chuông cảnh báo cho chúng ta về căn bệnh này.
Đồng hồ điểm 11 giờ đêm, tiếng còi xe cứu thương hú vang cắt ngang bầu không khí tĩnh lặng. Ông Wang, 65 tuổi, với gương mặt tái nhợt, được đưa cấp tốc vào bệnh viện. Các bác sĩ chẩn đoán ông bị nhồi máu cơ tim cấp tính và và đã nỗ lực hết mình để giành giật ông trở lại từ tay tử thần, nhưng mọi cố gắng đều trở nên vô vọng.
Tại sao người cao tuổi dễ bị nhồi máu cơ tim?
Nhồi máu cơ tim là tình trạng hoại tử cơ tim do thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim, là một bệnh lý tim mạch cấp tính, có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Người cao tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Điều này liên quan rất nhiều đến thể trạng của họ.
Ngoài ra, người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh như loãng xương khiến xương trở nên yếu hơn, từ đó ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho tim, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Dù khát nước vào ban đêm, cũng đừng uống 4 loại nước này
Uống nước đá lạnh
Vào mùa hè, nhiều người thích uống một cốc nước đá lạnh sau bữa ăn tối để giảm nhiệt. Tuy nhiên, việc uống nước lạnh dễ khiến mạch máu co lại đột ngột - đây cũng là một trong các nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim.
Một số người thích uống trà đặc trước khi ngủ. Tuy nhiên, trà đặc chứa nhiều cafein và theobromine, là những chất gây thêm gánh nặng cho tim. Đặc biệt, đối với những người có bệnh tim, việc uống trà đặc trước khi ngủ sẽ làm gia tăng gánh nặng cho tim và dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Cà phê chứa nhiều cafein dễ gây kích thích não bộ, đặc biệt là với những người mắc bệnh tim mạch và não, nên tránh uống cà phê trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ.
Nước trái cây chứa nhiều fructose, làm tăng độ nhớt của máu và có thể gây các vấn đề tim mạch.
Niêm mạc thực quản của con người có thể chịu được nhiệt độ khoảng 40°C, nhưng khi chúng ta uống nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm kích thích niêm mạc thực quản.
Việc kích thích niêm mạc thực quản kéo dài có thể gây viêm, và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến ung thư thực quản.
Uống nước quá nóng hoặc quá lạnh trước khi ngủ sẽ kích thích và làm tổn thương niêm mạc miệng. Nếu vùng niêm mạc này bị tổn thương lâu dài có thể gây ra loét miệng, loét thực quản, v.v.
Ngoài ra, uống quá nhiều nước trước khi ngủ còn có thể khiến bạn phải dậy vào ban đêm, làm tăng nguy cơ tử vong đột ngột. Vì vậy, tốt nhất là tránh uống nước quá nóng hoặc quá lạnh trước khi đi ngủ.
Cách phòng ngừa nhồi máu cơ tim
Bệnh về tim mạch rất nguy hiểm và khó chữa khỏi. Vì vậy, việc phòng tránh là vô cùng quan trọng. Để phòng bệnh, chúng ta cần hiểu rõ những nguyên nhân gây bệnh và thay đổi lối sống của mình.
Chúng ta cần chú ý đến một số thói quen trong cuộc sống hàng ngày. Đầu tiên, không nên tập thể dục quá mạnh, đặc biệt là vào mùa đông lạnh. Việc đột ngột vận động mạnh có thể khiến tim phải chịu quá nhiều áp lực, dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần chú ý cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi. Làm việc quá sức có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Và đừng quên giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, vì một tâm lý khỏe mạnh cũng góp phần bảo vệ trái tim.
Trước khi nhồi máu cơ tim xảy ra, cơ thể thường sẽ gửi một số tín hiệu cảnh báo. Tuy nhiên, những dấu hiệu này không phải lúc nào cũng dễ nhận ra.
Dấu hiệu 1: Cảm giác đau ngực và khó thở. Trước khi nhồi máu cơ tim xảy ra, bệnh nhân có thể cảm thấy ngực bị chèn ép, khó thở. Cơn đau thường xuất hiện ở giữa ngực hoặc sau xương ức, đôi khi cũng có thể lan sang vai trái, cánh tay trái, và các khu vực khác.
Dấu hiệu 2: Đau thắt ngực thường xuyên. Nếu cơn đau xuất hiện khi ngủ và khiến bệnh nhân tỉnh giấc, đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo.
Dấu hiệu 3: Đau bụng. Trước khi nhồi máu cơ tim, bệnh nhân có thể cảm thấy đau bụng, đặc biệt là trong vòng 1-2 giờ sau khi ăn.
Dấu hiệu 4: Rối loạn nhịp tim. Nếu tình trạng này xảy ra vào khoảng 3-4 giờ sáng, nó có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim sắp xảy ra.
Theo Sohu