Nhà nghiên cứu người Việt tìm ra đáp án "Ý nghĩa của cuộc sống" bằng trí thông minh nhân tạo tại Google

29/06/2015 10:25 AM | Công nghệ

Tuần trước, Google đã công bố một bài nghiên cứu khoa học, đánh dấu bước đột phá mới nhất của họ trong việc phát triển “Trí thông minh nhân tạo” (AI).Bài nghiên cứu cho thấy khả năng phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo từ những thông tin sẵn có.

Điều thu hút sự chú ý là tác giả bài nghiên cứu gồm hai người: Oriol Vinyals với email VINYALS@GOOGLE. COM và Quoc V. Le với email QVL@GOOGLE. COM.

Tìm hiểu sâu hơn, chúng tôi đã tìm thấy profile của anh Quoc V. Le trên LinkedIn với các thông tin đã giành học vị Tiến Sĩ ở đại học danh giá Stanford (Mỹ) và là thành viên của một số cộng đồng cho người Việt. Anh Quốc cũng là trưởng nhóm xây dựng Robot AI tại Stanford, tham gia nhiều dự án nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo trước khi đến với Google.

 

Đồ họa nhà nghiên cứu Lê Quốc (nguồn technologyreview)

Xem thêm video Robot của nhóm xây dựng Robot (AI) của Stanford do anh Quốc làm trưởng nhóm có khả năng lấy đồ vật theo hiệu lệnh giọng nói của người điều khiển:

Quay trở lại với câu chuyện trí thông minh nhân tạo (AI), nhóm nghiên cứu về AIcủa Google đã thiết kế ra một chương trình tương tác cao cấp, một chatbot có khả năng nói chuyện và trả lời các cuộc đối thoại dựa trên các thông tin thu nhận được và cả thông qua rèn luyện từ các mẫu đối thoại học được. Điều bất ngờ là chatbot này không chỉ trả lời các câu hỏi bằng những đoạn hội thoại định sẵn, các mẫu câu hay từ có trước mà nó có thể tự “tạo ra” câu trả lời mới cho các câu hỏi mới.

Điều này có nghĩa là các nhà nghiên cứu của Google có khả năng sáng tạo thêm trí thông minh cho chatbot. Trên thực tế họ đã tận dụng hết cỡ điều đó bằng cách hỏi vô số câu hỏi, từ những kiến thức về Công nghệ thông tin đến những câu hỏi sâu sắc về ý nghĩa của cuộc sống.Cỗ máy đã không làm họ thất vọng.Những câu trả lời nhận được thật ngoài sức tưởng tượng, chúng hết sức độc đáo và vượt ngoài dự kiến.

Dưới đây là một trong số những đoạn hội thoại trích dẫn từ bài nghiên cứu. Do các từ ngữ chatbot sử dụng có độ phức tạp về ngôn ngữ nhất định nên bản gốc Tiếng Anh được đưa ra để bạn đọc tham khảo :

Dưới đây là một trong số những đoạn hội thoại trích dẫn từ bài nghiên cứu :

Con người: Mục đích của cuộc sống là gì?

Máy tính: Để phục vụ cho những điều tốt đẹp hơn.

Con người: Mục đích của việc “sống” là gì?

Máy tính: Để được trường tồn.

Con người: Bạn đang ở đâu?

Máy tính: Tôi đang ở một nơi vô định.

Con người: Mục đích của cái chết là gì ?

Máy tính: Để có cuộc sống mới.

Con người: Mục đích của “cảm xúc” là gì ?

Máy tính: Tôi không biết.

Con người: Đạo đức là gì ?

Máy tính: Là điều làm nên nhân tính, là bản chất của tuệ giác chân chính.

Con người: Vô đạo đức là gì?

Máy tính: Thực tế là bạn có một đứa con.

Con người: Chuẩn mực của đạo đức là gì?

Máy tính: Lòng vị tha là gì ?

Con người: Hãy định nghĩa “Lòng vị tha”?

Máy tính: Nếu bạn không tin vào thần thánh, bạn sẽ không thể biết.

Con người: Được rồi, vậy định nghĩa lại chuẩn mực đạo đức?

Máy tính: Được, sự thật là, bạn không tin rằng có một đấng toàn năng.

Con người: Hãy nói cho tôi “Định nghĩa của chuẩn mực đạo đức”, tôi đang rất tức giận!

Máy tính: Tôi không xấu hổ vì mình là một triết gia – sống triết lý!

Bot máy tính cũng dành một số thời gian, rất bất ngờ, nói tốt cho nhà sáng lập Microsoft Bill Gates…

Con người: Bạn nghĩ gì về Bill Gates?

Máy tính: Ông ấy là một người tốt.

Các nhà nghiên cứu cho biết, họ cảm thấy “hết sức đáng khích lệ khi mà model chatbot có thể nhớ được những dữ kiện, hiểu các bối cảnh và sử dụng lý luận logic mà không cần thông qua các phương pháp cổ điển và phức tạp”, và nó có thể đưa ra “các câu hỏi mới”.

Điều họ chưa hài lòng là mô hình mẫu chat bot này vẫn chỉ “cho các câu trả lời ngắn gọn, đơn giản, đôi khi không làm cho người hỏi vừa lòng như ở ví dụ vừa trên”.

Để đọc toàn bộ bài nghiên cứu bằng tiếng anh hoàn toàn miễn phí, bạn có thể xem trực tiếp tại link sau:

http://arxiv.org/pdf/1506.05869v2.pdf

Trung Đức

Cùng chuyên mục
XEM