HP: Giã khổng lồ 'béo ị', già nua và chậm tiến
Ngày hôm qua bạn có thể vẫn là một công ty khởi nghiệp đầy hứa hẹn nhưng ngày hôm nay vẫn dễ dàng trở thành một tập đoàn già nua, nặng nề và chậm chạp.
Được thành lập bởi 2 kỹ sư công nghệ là Bill Hewlett và Dave Packard trong một garage ô tô ở Palo Alto vào năm 1939. HP được coi là công ty khởi nghiệp huyền thoại, đời đầu tại thung lũng Silicon.
Trong thời kỳ đỉnh cao của mình, HP được cho là hết sức nhanh nhạy với đổi mới và được ví là công ty có “sức mạnh vô song” trong toàn ngành. Họ sản sinh ra những công nghệ mới định hình nên cuộc sống và công việc của mỗi người, từ máy tính bỏ túi đến camera và máy tính cá nhân.
Ngày nay, mọi hào quang đã qua đi: Quá khứ lừng lẫy tại thung lũng Silicon đã bị bỏ lại phía sau, chỉ còn một tương lai mờ mịt phía trước dành cho HP.
Garage ô tô nơi tập đoàn HP được khai sinh:
Meg Whitman – CEO của HP hoàn toàn nhận thức được mức độ cấp thiết phải tái cấu trúc hoàn toàn công ty. Vào ngày 2/11 vừa qua, họ bắt đầu chia tách công ty làm 2.
Việc chia tách này sẽ tạo ra 1 công ty chuyên bán máy in và máy tính gọi là HP Inc và một nhà cung cấp những dịch vụ công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp được gọi là HP Enterpise.
Động thái này được cho là có triển vọng sáng lạn trong dài hạn và nó sẽ phát huy tác dụng dưới sự lãnh đạo của nữ CEO Whitman. Trong khi đó, HP Inc sẽ được điều hành bởi Hion Weisler – người trước đó phụ trách mảng kinh doanh máy tính cá nhân và máy in của hãng tại châu Á.
Hai công ty mới của HP sẽ là những gã khổng lồ với mức doanh thu hàng năm ở đạt mức 50 tỷ USD mỗi công ty. “Lợi thế mà chúng tôi có là kích thước lớn – điều mà rất nhiều công ty khởi nghiệp mơ ước”, CEO Whitman nói.
Lãnh đạo chủ chốt trong mỗi công ty sẽ được yêu cầu giám sát hoạt động tập trung hơn. Tuy nhiên, dù cho con đường phía trước với 2 “đứa con tinh thần” này có dễ dàng đi chăng nữa thì HP cũng phải cố gắng nỗ lực rất nhiều khi thị phần trong mảng máy tính cá nhân và máy in của hãng ngày càng sụt giảm mạnh.
Những khách hàng doanh nghiệp của HP Enterprise đang dần chuyển sang điện toán đám mây – dịch vụ dễ dàng và ít cạnh tranh hơn. Ngoài ra, việc thâu tóm hãng máy tính Compaq và Autonomy – một công ty phần mềm đã để lại “vết nhơ” đối với danh tiếng của HP.
Cuối cùng, việc chia tách công ty làm 2 vẫn không thể giải quyết được một vấn đề vô cùng lớn của HP đó là họ đang quá chậm chạp trong việc lĩnh hội sự đổi mới – dẫn đến không thể giữ chân và thu hút được nhân tài.
CEO Whitman chỉ ra rằng Steve Jobs từng chọn thực tập tại HP vào mùa hè. Tuy nhiên, hiện nay kỹ sư và những doanh nhân tài năng lại thích làm việc tại những công ty khởi nghiệp mới nổi – những nơi dễ dàng và còn nhiều tiềm năng để phát triển.
HP Enterprise hiện có 250.000 nhân viên (và họ đang có kế hoạch cắt giảm nhân sự). Trong khi đó, tổng cả Apple, Google và Facebook chỉ có hơn 160.000 nhân viên. “Tôi không nghĩ những sinh viên mới tốt nghiệp ra trường sẽ muốn nói: Tôi muốn làm việc tại HP, theo Ali Behnam – công ty tuyển dụng Riviera Partners.
Có lẽ việc chia tách làm 2 công ty cũng không thể thay đổi được hình ảnh của HP theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Đây là điều không thể tránh được (trừ trường hợp của Apple). Ngày hôm qua bạn có thể vẫn là một công ty khởi nghiệp đầy hứa hẹn nhưng ngày hôm nay có thể dễ dàng trở thành một tập đoàn già nua, nặng nề và chậm chạp.
Vận mệnh này dường như còn dang “ám” cả vào Microsoft, Cisco và thậm chí một ngày nào đó, nó đang chờ đợi cả Google và Facebook. Điểm khác biệt duy nhất có lẽ là, không giống như nhiều công ty khởi nghiệp “đoản mệnh” khác, HP đã tồn tại được 76 năm.