Cảnh báo: Thiết bị đeo là gián điệp cho sếp theo dõi bạn
Cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi như thế nào khi càng ngày có càng nhiều thiết bị kỹ thuật số ra đời, giám sát những hoạt động, sức khoẻ, nơi làm việc của người dùng và nhiều hơn nữa. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
Một số công việc cần đến đồng phục. Với việc gia tăng số lượng nhân viên thì đồng phục sớm sẽ được kèm thêm một thiết bị để theo dõi mọi thứ họ làm.
Công nghệ Wearable đang dần được sử dụng rộng rãi trong đời sống, Wearable là một thuật ngữ mới của giới công nghệ, nó là một thiết bị thông minh có thể đeo được trên người như kính, đồng hồ, dây đeo,... mà tích hợp các công nghệ hỗ trợ cho người đeo.
Nhiều Công ty lớn như: BP, eBay và Buffer… đã khuyến khích nhân viên sử dụng những thiết bị theo dõi sức khoẻ như Fitbit để giảm bớt chi phí bảo hiểm y tế. Trong tháng qua, ở California, với Misfit, một thiết bị theo dõi tình trạng sức khỏe người đep trong lúc ngủ và tập thể thao gọi là Shine (là sản phẩm của Công ty Misfit Wearables, tương thích với hai nền tảng iOS và Android, mang dấu ấn của Việt Nam khi toàn bộ quá trình được thực hiện ở Việt Nam), đã tuyên bố rằng đang hợp tác với Coca-Cola như một phần thức uống trong chương trình sức khoẻ của nhân viên. Thậm chí, với các Câu lạc bộ thể thao, họ giám sát cả những thói quen trong giấc ngủ của vận động viên để kịp thời điều chỉnh khẩu phần ăn và điều kiện tập luyện.
Trong những trường hợp như vậy, các thiết bị Wearable được thiết kế để giúp tăng cường sức khoẻ và năng suất tổng thể của nhân viên, đôi khi khuyến khích họ cạnh tranh với những người khác. Nó ý nghĩa: một lực lượng lao động lành mạnh sẽ giúp Công ty phát triển về lâu dài. Nhưng ở nơi khác, những thiết bị như vậy được sử dụng trong việc giám sát chính xác quá trình nhân viên làm việc.
Tại chuỗi siêu thị Tesco ở Anh, mỗi công nhân sẽ mang trên mình một băng tay và nó sẽ theo dõi từng bước đi của họ, nó có thể cho biết địa điểm làm việc cụ thể của mỗi người. Tại cửa hàng bánh Sandwich Capriotti ở Las Vegas, các nhân viên mới sẽ được ghi lại quá trình làm việc của mình với thiết bị Google Glass để nhà quản lý tiện cho việc đánh giá sau này. Hãng hàng không Virgin Atlantic cũng có kế hoạch triển khai các thiết bị đeo (Wearable) để giám sát đội ngũ tiếp viên và phi công của mình.
"Đó là sự thổi phồng trí thông minh", Bill Briggs - Giám đốc kỹ thuật Công ty Tư vấn Deloitte, thành phố Kansas, Misouri nói."Sớm muộn gì thì thiết bị kỹ thuật số sẽ bùng nổ trên mọi lĩnh vực. Đây chỉ là vấn đề cho những ai thấy được ích lợi của nó trong giới hạn về đạo đức", anh ấy nói.
Nhưng có thể gia tăng năng suất lao động bằng cách sử dụng thiết bị đeo (Wearable) cho nhân viên hay không? Có một nghiên cứu nhỏ đã giải đáp được cho câu hỏi này. Autodesk, một hãng phần mềm ở California, cho biết là đã có "thay đổi rõ rệt" trong cách làm việc của nhân viên khi có hơn 1000 đăng ký nhận Fitbits, hãng nhận thấy có nhiều người đi bộ đến chỗ làm việc hoặc tổ chức họp trong khi đi bộ hơn.
Năm 2009, tại trung tâm chăm sóc khách hàng Rhode Island của Ngân hàng BOA (Bank of America), nhân viên được cung cấp thiết bị cảm biến tạo ra bởi Sociometric Solutions - một chi nhánh Công ty thuộc Phòng thí nghiệm MIT Media Lab, để theo dõi quá trình cách các đồng nghiệp tương tác với nhau. Trong hơn sáu tuần, thiết bị cảm biến đã có thể ghi lại những nơi nhân viên đi qua và những ai họ đã trò chuyện, tiếng nói và những cử chỉ cơ thể của họ thay đổi trong ngày như thế nào. Dữ liệu sẽ kết nối với trung tâm để làm việc. Các dữ liệu đã đưa ra kết quả: nhân viên càng tương tác nhiều với nhau thì càng làm việc hiệu quả hơn. Do đó, Bank of America đã thay đổi cấu trúc văn phòng để khuyến khích nhân viên nói chuyện với nhau nhiều hơn. Sau đó, rất nhiều ngân hàng ở Châu Âu đã áp dụng thiết bị đeo (Wearable) để theo dấu nhân viên của họ.
Trong một dự án nghiên cứu khác trong năm nay, Chris Brauer, trường Đại Học Goldsmiths ở Luân Đôn, đã yêu cầu nhân viên tại các chi nhánh truyền thông Mindshare, London, lựa chọn sử dụng một trong ba thiết bị theo dõi khác nhau khi làm việc: đồng hồ đo gia tốc, máy đo điện não hay thiết bị đo tư thế. Sau một tháng, các số liệu hoạt động đã ghi nhận năng suất làm việc đã tăng 8.5% và công việc đạt yêu cầu tăng 3.5% tổng thể. Hầu hết cải tiến đã được kiểm chứng khi nhân viên sử dụng các thiết bị thu thập dữ liệu âm thầm và được phản hồi liên tục."Mọi người công nhận rằng họ làm việc hiệu quả hơn đeo các thiết bị này, họ ý thức được việc bị giám sát khi làm việc và điều đó như một kết quả tất yếu làm tăng hiệu quả công việc". Brauer nói.
Tuy nhiên, Ethan Béntein, trường Harvard, cảnh báo những thiết bị như vậy cũng có thể có ảnh hưởng ngược lại, cho những gì anh ấy gọi là "nghịch lý được minh bạch". Thay vì cố làm tốt nhất, một số nhân viên có thể bị ám ảnh phải vượt qua các mục tiêu đã được thiết lập gần nhất được lưu trong thiết bị, làm họ có xu hướng lừa dối trong công việc và gia tăng những rủi ro không đáng có.
Những thiết bị Wearable cũng mở ra tình thế khó xử cho các Công ty do các chính sách về quyền riêng tư dành cho nhân viên - đặc biệt trong các trường hợp Công ty yêu cầu nhân viên tiếp tục mang thiết bị trên người sau khi họ rời khỏi nơi làm việc. Toà án Hoa Kỳ đã có chút bối rối với vấn đề này, ít nhất khi nói đến công cụ theo dõi thông thường như phần mềm theo dõi trên máy tính và định vị GPS trên các thiết bị Công ty. Một số bang ở Mỹ, bao gồm California và Texas, có bộ luật ngăn cấm sử dụng các thiết bị định vị khi không có sự cho phép. Nhưng ở nhiều nơi, nó là hợp pháp cho hãng để trang bị cho nhân viên với các thiết bị Wearable, khi họ biết rõ ràng lí do và những gì đang bị theo dõi.
"Khi việc giám sát này có thể chấp nhận được thì những thông tin bạn tập hợp có thể tạo ra bất ngờ, hậu quả không lường trước được" Joseph Lazzarotti, luật sư tại hãng Jackson Lewis ở New Jersey cảnh báo.
Không lối thoát
Chẳng hạn như, định vị GPS hoặc thiết bị mang trên người được gắn với nhân viên khi họ làm xong công việc có thể cung cấp những thông tin về đời tư, như họ đang đi chơi tại những quán bar. Đây là điều đã được cho thấy trong nghiên cứu của Brauer, nhận thấy rằng thiết bị ghi lại dữ liệu đủ để làm phần mô tả chi tiết về từng nhân viên: lối sống của họ, hoạt động và thói quen khi ngủ.
“Trong tương lai, cấp trên có thể dựa vào những thông tin trong hồ sơ của nhân viên để đưa ra quyết định hàng ngày dựa vào việc người được có ngủ nhiều hay đang đạt trạng thái bùng nổ về năng suất làm việc?”. Brauer nói. Ngược lại, mọi người có thể sử dụng dữ liệu định vị của họ đưa vào "CVs sinh trắc học" (Sinh trắc học (Biometric) là một công nghệ sử dụng những thuộc tính vật lý hoặc các mẫu hành vi, các đặc điểm sinh học đặc trưng như dấu vân tay, mẫu mống mắt, giọng nói, khuôn mặt, dáng đi,... để nhận diện con người) để chứng minh rằng họ thích hợp với các điều kiện công việc.
"Mọi người sẽ phải có quyền quyết định thiết bị thu thập những phần thông tin nào trong cuộc sống để phục vụ cho công việc ", Brauer nói." Những gì chúng tôi luôn nghĩ là việc sắp xếp hợp lí giữa công việc và cuộc sống thay vì trở thành cái gì đó như lối sống."
“Cần phải có quy tắc để ngăn cản ông chủ sử dụng công nghệ này làm ảnh hưởng đến nhân viên”, nhà nghiên cứu Arthur Caplan, trường Đại học New York, nói. Người ta có thể tưởng tượng về tương lai, trong đó cấp trên chọn ai để thúc đẩy làm việc và ai để sa thải dựa theo dấu dữ liệu, hoặc khuyến khích nhân viên lấy những đồ vặt chứa chất kích thích như melatonin (1 dạng chất gây ngủ có trong thực phẩm) hay caffeine (trong trà, café, nước tăng lực…) để đẩy mạnh năng suất công việc.
"Tôi nghĩ khi bạn có khả năng giám sát, câu hỏi được đặt ra là: Thời gian nào dành cho công việc và Thời gian nào dành cho gia đình?", Caplan nói.
Ngủ ngon giấc, chơi hăng say
Nếu bạn ngủ ngon hơn, bạn chơi tốt hơn. Đó là lý do tại sao một số đội bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) theo dõi trạng thái sức khỏe vận động viên ngay cả trong giấc ngủ.
Đội đầu tiên triển khai theo dõi giấc ngủ là Dallas Mavericks - một Câu lạc bộ bóng rổ thuộc giải nhà nghề Mỹ (NBA). Từ mùa giải năm ngoái, đội bóng yêu cầu các cầu thủ của họ đeo Readiband, một loại vòng đeo tay thông minh, trong đó có các cảm biến để đo thân nhiệt, mức độ di chuyển và nhịp tim. Nó cũng chấm điểm mức độ ngủ của cầu thủ.
Ý tưởng về dữ liệu giúp huấn luyện viên có thể xem cách ngủ tác động như thế nào đến việc luyện tập của cầu thủ. Sau đó, họ có thể điều chỉnh giáo án huấn luyện, hoạt động thư giãn, chất lượng khẩu phần ăn để tăng tối đa chất lượng giấc ngủ của mỗi cầu thủ. Một số đội tuyển của các môn thể thao: bóng bầu dục, bóng đá và khúc côn cầu trên băng Mỹ cũng đang sử dụng hệ thống theo dõi này.
>> [Infographic] Smartphone của bạn đang bị theo dõi?
Hoàng Viễn