Có phải huyền thoại về thiết kế của Apple đã mất đi hay đó chỉ là một bước lùi để tiến?

08/03/2018 19:02 PM | Công nghệ

Mỗi khi công ty giới thiệu một sản phẩm mới, những lời chê bai ca thán về thiết kế của Apple lại vang lên, nhưng có thật danh tiếng thiết kế đó đã lụi tàn hay đó chỉ là một thói quen của Apple?

Trong thời gian gần đây, những lời phàn nàn về thiết kế của Apple ngày càng nhiều lên hơn bao giờ hết. Trên thực tế, nếu thử tìm kiếm trên Google với cụm từ “Apple design sucks” (Apple thiết kế cực tệ), bạn sẽ thấy một hàng dài bất tận các chi tiết dường như đã bị bỏ qua trên các sản phẩm được mệnh danh như các thiết kế xuất sắc này: vẻ ngoài kém bắt mắt của chiếc Apple Watch, bàn phím laptop mỏng manh và dễ hỏng hóc, chiếc bút cảm ứng dễ mất Apple Pencil, hay camera iPhone dễ xước do nó bị làm lồi lên ở mặt lưng thiết bị, … Đó là còn chưa kể đến vết khuyết trên màn hình iPhone X.

Nhiều nhà phát triển và nhà thiết kế có danh tiếng đã chỉ trích Apple vì điều này. Đồng sáng lập Tumblr, Marco Arment, người tôn thờ các thiết kế của Apple nhất, cũng đã phải nói: “Thiết kế của Apple thời hậu Steve đã mất trở nên mất cân bằng. Sự cân bằng dường như hướng quá nhiều sang thẩm mỹ, và hướng quá ít về chức năng.”

Tất nhiên, không phải ai cũng đồng ý như vậy. Steve Troughton-Smith, một nhà phát triển ứng ứng dụng iOS người Ailen. “Tôi có đủ các bối cảnh lịch sử để hiểu rằng những thứ này không liên qua gì đến sự ra đi của Steve Jobs, và đó cũng không phải là một điều mới với người dùng Apple. Những thứ như cáp USB hay iTunes vốn đã khá tệ trong nhiều năm từ thời Jobs, và tôi có cả một bộ sưu tập cáp Firewire loại 30 chân đã rách nát để chứng minh cho điều đó.”

Có phải huyền thoại về thiết kế của Apple đã mất đi hay đó chỉ là một bước lùi để tiến? - Ảnh 1.

Tất nhiên thiết kế là sự chủ quan. Vì vậy hoàn toàn có thể có hai góc nhìn và hai quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau về các thiết bị như chiếc iPhone X, cũng như thiết kế sản phẩm của Apple tốt hơn hay tồi hơn so với thời Steve Jobs là CEO. Tuy nhiên, điều không chủ quan là một thực tế kinh doanh đơn giản: Apple là một công ty thiết kế. Tương lai của họ không nằm ở đi đầu về trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo hay bất kỳ công nghệ nào khác. Tương lai của họ nằm ở thiết kế.

Trong nhiều năm qua, Apple đã làm tốt hơn bất kỳ công ty nào khác trong việc tìm hiểu công nghệ nào thực sự quan trọng với khách hàng, và lắp ghép những điều đó vào các sản phẩm hấp dẫn hàng triệu triệu người trên thế giới. Không có công ty công nghệ nào có được thành công về lâu dài và nhất quán như vậy trên thị trường đại chúng, ngay cả khi họ cũng gặp phải một số vấp váp.

Nhưng những tiếng cằn nhằn về thiết kế của Apple đang ngày một lớn hơn. Và một số vấn đề trong đó không thể chỉ đơn giản là bỏ qua – bởi vì nếu thiết kế của Apple gặp vấn đề, thì công ty giá trị nhất thế giới sẽ thực sự gặp vấn đề.

Những sai lầm trong thiết kế của Apple

Trọng tâm cho thiết kế Apple là họ luôn giữ các sản phẩm của mình gọn gàng, liền mạch và dễ sử dụng, trong khi bổ sung thêm ngày càng nhiều tính năng mạnh mẽ hơn. Các thiết kế tốt nhất của Apple trước đây điều hướng trọng tâm này bằng cách tạo ra những sự lựa chọn giữa khi nào, cái gì và như thế nào để kết hợp với các công nghệ mới. Trong khi đó, những lời chỉ trích cho rằng, Apple đang tạo ra ngày càng ít sự lựa chọn hơn so với trước đây.

Lấy ví dụ như iPhone X. Màn hình thanh lịch trên nó gần như đã giúp xóa bỏ ranh giới giữa người dùng và thế giới dữ liệu kỹ thuật số, giải trí và dịch vụ. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho điều đó là việc loại bỏ nút Home trên màn hình – vùng lõm hình tròn nhỏ ở phía dưới mọi chiếc iPhone đời trước để bạn có thể quay lại màn hình chính bất kỳ lúc nào bạn ấn vào nó. Đó là một ý tưởng đơn giản, và nếu bạn hỏi Don Norman, không có lý do nào tốt để loại bỏ nó. “Họ làm nó khó khăn hơn khi nhấn mạnh đến sự đơn giản của màn hình.” Norman cho biết. “Họ loại bỏ phím Home, và họ thêm vào nhiều thao tác bí ẩn hơn nữa.”

Có phải huyền thoại về thiết kế của Apple đã mất đi hay đó chỉ là một bước lùi để tiến? - Ảnh 2.

Trên thực tế, nếu bỏ qua những gì mọi người đã biết về phím Home, các thao tác như vuốt từ dưới lên để thoát ra màn hình chính, kéo từ bên phải chéo xuống phía dưới để gọi lên Trung tâm điều khiển, hay vuốt từ dưới lên và giữ để gọi lên các ứng dụng vừa mới mở, tất cả diễn ra khá tự nhiên. Và nếu là một người dành nhiều thời gian cho nó, các thao tác này sẽ không thể làm khó họ và thậm chí họ sẽ không muốn quay lại với phím Home cứng nữa.

Xung đột giữa sự phức tạp và tính thẩm mỹ liền mạch hiển hiện một cách rõ ràng trên những dòng sản phẩm lâu đời nhất của Apple – những chiếc máy tính desktop và laptop của họ. Sau nhiều năm bỏ qua lời phàn nàn của những người dùng cần cấu hình mạnh, Apple đã ra mắt chiếc MacBook Pro mới vào cuối 2016, với một dải màn hình cảm ứng kỹ thuật số nhằm thay thế cho dãy phím F ở phía trên bàn phím với tên gọi Touch Bar. Dải cảm ứng này có thể thay đổi theo thao tác ngón tay của người dùng.

Dù là một kỳ công tuyệt diệu về kỹ thuật, nhưng hóa ra việc bổ sung thêm chức năng vào một quá trình vốn đã rắc rối lại thành vấn đề. Blogger Gruber, người luôn ủng hộ hết mình cho các sản phẩm của Apple cho biết. “Touch Bar là sự vi phạm nghiêm trọng đến châm ngôn của Steve Jobs rằng thiết kế không phải xoay quanh việc trông nó như thế nào, mà là về cách nó hoạt động như thế nào.”

Có phải huyền thoại về thiết kế của Apple đã mất đi hay đó chỉ là một bước lùi để tiến? - Ảnh 3.

Cách sạc kỳ cục của con chuột không dây Apple Magic Mouse.

Ngay cả với trợ lý kỹ thuật số Siri, dường như đội ngũ kỹ thuật của Apple cũng đã đi quá xa trong việc nhân cách hóa cách nó tương tác với người dùng. Theo quan điểm của Gruber, Siri đang tỏ ra kém xa so với các đối thủ đi sau như Alexa của Amazon và Google Assistant.

Tôi có nhiều người bạn đã phát rồ lên khi Siri cố tỏ ra vui tính. Nếu bạn bảo Siri hủy việc hẹn giờ khi nấu một món ăn nào đó, thay vì chỉ cần nói: “Tôi sẽ hủy việc hẹn giờ,” cô ấy thường trả lời rằng: “Okay, tôi đã hủy cái này, nhưng đừng đổ lỗi cho tôi nếu món trứng của bạn bị cháy nhé.” Nó làm người ta điên lên mất. Tôi nghĩ rằng điều này thật không đúng chút nào.”

Liệu có phải huyền thoại về thiết kế của Apple đã kết thúc

Đối với nhiều nhà phê bình về Apple, câu chuyện sẽ kết thúc ở đây. Siri không tuyệt hảo, thanh Touch Bar bừa bộn, hệ điều hành rắc rối, và nút Home đáng tin cậy đã bị loại bỏ … một danh sách dài các minh chứng ccho thấy Apple đã không còn hoàn hảo. Thế là xong, câu chuyện chấm dứt.

Nhưng đây mới là điều quan trọng: ở bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử Apple, những lời than phiền và thất bại tương tự cũng từng xuất hiện – ngay cả những khi mà Steve Jobs còn tại vị. Năm 1998, chiếc iMac Bondi Blue là một cỗ máy yếu ớt với con chuột không đáng tin cậy, năm 2000 là chiếc Power Mac G4 Cube tuyệt đẹp nhưng quá thiếu chức năng và sức mạnh cho nhu cầu người dùng chuyên nghiệp.

Năm 2001, chiếc iPod đời đầu ra mắt, nhưng nó vẫn chưa sẵn sàng khi chỉ dùng được cho máy Mac. Năm 2005, năm đầu tiên Apple tiến lĩnh vực điện thoại với chiếc Rokr phát triển cùng Motorola. Ngay cả phiên bản đầu tiên của iPhone và iPad cũng phải nhận nhiều lời chê bai về tính năng và hữu dụng.

Có phải huyền thoại về thiết kế của Apple đã mất đi hay đó chỉ là một bước lùi để tiến? - Ảnh 4.

Không phải sản phẩm nào của Apple cũng hoàn hảo ngay từ đầu.

Trên thực tế, hiếm khi Apple làm mọi thứ hoàn hảo ngay từ đầu. Nhưng theo năm tháng, công ty đã phát triển một quy trình thiết kế lâu dài, để biến những sai lầm trong thiết kế đó thành thành công.

Năm 2015, chiếc Apple Watch lần đầu được giới thiệu với kỳ vọng cao từ người dùng và các nhà quan sát rằng nó sẽ trở thành “Điều vĩ đại tiếp theo” của Apple. Nhưng nếu bạn còn nhớ, thời điểm đó báo chí đã rất thất vọng về nó. Giao diện người dùng lộn xộn và như một mớ hỗn độn. Với những người chơi thể thao, nó quá phức tạp nếu so với thiết bị như của Fitbit, và nó cũng chỉ hiển thị thông báo khi có iPhone ở gần đó.

Tuy nhiên đến hiện tại, chiếc Apple Watch mới, phiên bản thứ 3 của dòng sản phẩm này đã hoàn toàn khác. Với ăng ten tích hợp bên trong, nó có thể hoạt động độc lập với iPhone nhờ kết nối dữ liệu và thông tin riêng. Giao diện được làm đơn giản hơn và dễ truy cập vào các ứng dụng hữu ích hơn: như đồng hồ tính giờ, theo dõi việc tập thể dục, thanh toán Apple Pay, nghe nhạc, lịch và thậm chí trả lời tin nhắn – thiết kế của nó hoàn toàn phù hợp với mục đích của nó.

Đó có thể là lý do tại sao nó có doanh số tốt đến vậy. Trong một bài đăng gần đây, nhà phân tích Horace Dediu của Asymco ước tính rằng Apple hiện đang bán được khoảng 16 triệu Apple Watch mỗi năm. Dediu tin rằng, cuối cùng doanh số của Apple Watch sẽ còn lớn hơn cả iPod vào thời điểm đỉnh cao nhất. Làm thế nào nó có thể trở nên tốt hơn nhanh như vậy?

Có phải huyền thoại về thiết kế của Apple đã mất đi hay đó chỉ là một bước lùi để tiến? - Ảnh 5.

Trong một lần phỏng vấn, Jony Ive cho biết. “Hầu hết chúng ta dành toàn bộ thời gian tìm kiếm xem điều gì chúng ta có thể làm tốt hơn.” Ông nói. “Đôi khi chúng ta ý thức được rằng, có những công nghệ vẫn chưa sẵn sàng. Chúng ta ý thức được nơi sản phẩm nào đó sẽ xuất hiện. Nhưng cũng có những thứ chúng ta không thực sự biết cho đến khi chúng ta làm ra chúng trên quy mô lớn, và được một nhóm người dùng thực sự đa dạng sử dụng chúng.”

Trong trường hợp của Apple Watch, những lời chỉ trích từ khách hàng Apple rõ ràng đã hình thành cách để Ive và nhóm của mình cải thiện sản phẩm. Do vậy, những sai lầm trong thế hệ đầu của dải Touch Bar không nói lên điều gì về trạng thái thiết kế của Apple. Điều quan trọng hơn là cách Apple phát triển công nghệ đó trong những năm tới đây.

Quá trình sáng tạo này của Apple chính là nước sốt bí mật cho thành công của họ. Cũng giống như các công ty khác, mục tiêu của họ cũng là sáng tạo và đồng thời cải thiện thông qua các bản cập nhật hàng năm và những sản phẩm mới. Nhưng chỉ có một vài công ty làm được điều đó với quy mô lớn và trong thời gian dài như Apple.

Tư duy theo hướng các cơ hội thị trường của tương lai

Một điều không thay đổi kể từ khi Steve Jobs mất đi – đó là cơ cấu quyền lực của ngành công nghệ. Vẫn là bốn ông lớn Facebook, Google, Amazon và Apple thống trị ngành công nghệ từ năm 2011 cho đến nay. Bốn ông lớn này luôn tìm cách tăng trưởng dựa trên việc tấn công vào lãnh địa của người khác, đồng thời ra sức củng cố hơn nữa lãnh địa mà mình đang thống trị.

Google vẫn thống lĩnh sân chơi quảng cáo tìm kiếm trực tuyến. Facebook loại bỏ hầu hết các thách thức trong mạng xã hội và tạo ra ngày càng nhiều doanh thu quảng cáo từ di động hơn là desktop. Mô hình kinh doanh của Amazon có thể cho phép họ tấn công hiệu quả vào bất cứ lĩnh vực nào đến nỗi mọi công ty đều cố gắng tìm ra chiến lược để tránh bị “Amazon hóa” bởi một đối thủ hùng mạnh từ ngành công nghiệp bên ngoài.

Có phải huyền thoại về thiết kế của Apple đã mất đi hay đó chỉ là một bước lùi để tiến? - Ảnh 6.

Trong khi đó, Apple lại bị xem là yếu thế nhất khi đã mất đi thiên tài của Jobs. Nhưng hơn 6 năm qua, CEO Tim Cook đã đưa Apple trở thành công ty giá trị nhất thế giới, nhờ vào việc tiếp tục dựa vào thế mạnh độc đáo của mình – thiết kế.

Nếu có điều gì đó lý giải cho việc này, Tim Cook và nhóm của ông đã tập trung gấp đôi cho thiết kế.” Neil Cybart, cựu chuyên gia phân tích nghiên cứu cho biết. “Những công ty nói rằng thế giới đang thay đổi và chúng ta đang tiến sang kỷ nguyên hậu thiết bị là những công ty không nhận ra rằng thành phần bị thiếu là thiết kế. Vấn đề không phải là về công nghệ, như máy học, AI, hay trợ lý ảo. Nó là về cách chúng ta sử dụng chúng như thế nào. Đó là thiết kế. Và không công ty nào khác ở Thung lũng Silicon có văn hóa và trọng tâm thiết kế như Apple.”

Đó chính là sức mạnh cạnh tranh của Apple khi chuyển từ tư duy theo hướng công nghệ của tương lai sang hướng các cơ hội thị trường của tương lai. Chăm sóc sức khỏe, phần mềm và thiết kế của các xe ô tô tự lái, thiết bị đeo, các sản phẩm kết nối… mỗi thị trường lại cần các công nghệ khác nhau. Nhưng nó đều phụ thuộc vào thiết kế.

Đó cũng sẽ là những nơi Apple tìm ra cách để lại dấu ấn của mình trên thị trường. Quá trình đó sẽ đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu cũng như cả sự sẵn sàng đón nhận những ý tưởng và công nghệ mới. Đại bản doanh mới của Apple là một minh chứng cho sự sẵn sàng đó.

Theo mô tả của Jony Ive, phòng thiết kế mới trong Apple Park sẽ lớn đến nỗi, lần đầu tiên tất cả mọi người tham gia vào thiết kế sản phẩm sẽ có thể tập trung trong một không gian chung. Các chuyên gia về trải nghiệm người dùng sẽ ngồi lẫn với các nhà thiết kế công nghiệp, và những chuyên viên về xúc giác sẽ ngồi cạnh một nhà thiết kế đồ họa.

Đó là lời thừa nhận rõ ràng nhất rằng tương lai và hiện tại của Apple sẽ không chỉ phụ thuộc vào thiết kế công nghiệp, mà còn nhiều hơn nữa. Ive tin rằng, không gian mới sẽ mở rộng và làm khuấy động nên các cuộc tranh luận về thiết kế trong nội bộ Apple, đưa công ty một lần nữa tới những sản phẩm chúng ta vẫn chưa thể tưởng tượng ra.

Tham khảo Fortune

Theo Nguyễn Hải

Từ khóa:  apple
Cùng chuyên mục
XEM