Có phải chúng ta đang nuôi dưỡng 'thế hệ dâu tây' - những đứa trẻ vô lễ và thô lỗ?
Thế hệ dâu tây luôn trông chờ sẽ được đối xử theo một cách mà chúng muốn. Khi điều chúng muốn không xảy ra, chúng thường có xu hướng nổi nóng.
Bạn đã từng nghe đến thuật ngữ "thế hệ dâu tây" chưa? Đó là cách gọi của những người đi trước dành cho những người trẻ tuổi. Thuật ngữ này bắt nguồn từ chủ nghĩa thần học tiếng Trung của những người Đài Loan sinh sau năm 1982. Họ là những cá thể trẻ ngày nay, mà phương Tây gọi là "bông tuyết".
Gần đây, thuật ngữ này đã trở thành một sự xúc phạm và được dùng để gán ghép cho những người thiếu thốn, lưu manh, vô lễ và lêu lổng. Đây là những người luôn nghĩ rằng thế giới và mọi người xung quanh nợ họ một điều gì đó.
Trong khi những người thuộc thế hệ dâu tây cho rằng họ đang bị liệt vào khuôn mẫu của những thế hệ nổi loạn đi trước, sẽ thật khó để bỏ qua một số phẩm chất nhất định. Những người như vậy thường có những suy nghĩ nào đó về sự lộng quyền, và họ cho rằng mình có quyền được nghĩ như vậy.
Đôi khi, thế hệ dâu tây thậm chí có thể không nhận ra đặc quyền mà họ có.
Đó là lý do tại sao, khi là cha mẹ, bạn cần nhận ra rằng sự nuôi dạy của mình đóng vai trò quan trọng trong cách bạn định hình tương lai của con mình. Chúng có thể trở thành một phần của thế hệ dâu tây từ ý thức tranh giành quyền lợi cho riêng chúng hoặc là đóng góp những thứ tốt đẹp hơn cho xã hội.
Vì vậy, hãy tự hỏi bản thân, bạn có đang cùng con làm những điều này để góp phần tạo nên thế hệ dâu tây không?
Đây là cách bạn có thể đang nuôi dạy thế hệ dâu tây
1. Mua cho trẻ bất cứ thứ gì chúng muốn
Một sự giáo dục lành mạnh sẽ tạo nên một đứa trẻ có thể hiểu và chấp nhận được từ "không". Trong khi các bậc cha mẹ ngày xưa rất nghiêm khắc, thì các bậc cha mẹ ngày nay thường chiều theo những yêu cầu của con cái và mua cho chúng bất cứ thứ gì chúng muốn.
Thu nhập dư dả đã khiến điều này càng trở nên dễ dàng hơn. Điều này sẽ khiến đứa trẻ khi lớn lên không có cảm giác biết ơn thực sự. Sau khi lớn lên, chúng sẽ có tính dựa dẫm và gặp khó khăn trong việc xử lý những lời từ chối.
2. Bù đắp thời gian bằng tiền
Trong thế giới bận rộn ngày nay, nơi mà sự nghiệp cũng quan trọng như việc xây dựng một gia đình. Các bậc cha mẹ thường bù đắp thời gian cho con cái bằng cách chiều chuộng chúng.
Đây là cách được các bậc phụ huynh sử dụng từ bao đời nay nhưng là lại là cách nuôi dạy con sai lệch.
Không có gì bù đắp được bằng việc dành thời gian cho con cái. Và tiền của bạn chỉ tốt khi nó tạo ra ý thức trong việc hưởng thụ. Mọi người thường có quan niệm rằng tiền có thể là một yếu tố cứu chữa bất kể sai lầm gì. Nhưng đừng biến nó thành tiền lệ mà bạn đặt ra cho con mình.
3. Không bao giờ trừng phạt con
Cha mẹ cần phê phán những hành động của con mình khi chúng sai. Bạn là trường học, là người thầy và người bạn đầu tiên của chúng. Nếu bạn không trừng phạt khi chúng làm sai, bạn chỉ đang tạo điều kiện hình thành những hành vi sai trái. Sai lầm không mất quá nhiều thời gian để trở thành thói quen.
Nếu bạn cứ dửng dưng với những lỗi sai của con cái, chúng sẽ tin rằng không có hậu quả nào cho hành động của chúng. Nhưng như vậy cũng không có nghĩa là bạn phải trừng phạt con theo những cách quá nghiêm khắc.
Đối với việc sử dụng hình phạt bằng gậy như thời xưa được xem là hà khắc, nhưng nó giúp cải thiện những sai lầm nghiêm trọng. Là cha mẹ, hãy chỉ trích khi cần thiết và luôn theo sát xem con bạn đã phát triển đúng hướng hay chưa.
4. Giúp đỡ trẻ hơn những gì chúng cần
Đây có vẻ như là một ý kiến hay, nhưng việc cha mẹ luôn cố gắng giúp trẻ từ những việc nhỏ nhất cũng có thể gây tác dụng ngược.
Trẻ em sẽ phụ thuộc vào các mối quan hệ xung quanh hơn và thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề. Là cha mẹ, hãy thúc đẩy con bạn tự lập thường xuyên hơn. Đồng nghĩa với việc để chúng tự mình đối mặt với khó khăn.
5. Đặt ra những kỳ vọng không thực tế
Con cái là tất cả những gì quan trọng nhất trên đời trong mắt bạn, nhưng không đồng nghĩa thế giới xung quanh cũng nhìn chúng theo cách như vậy. Việc nuông chiều con quá mức sẽ khiến bạn vô tình đặt ra những tiêu chuẩn không thực tế khi chúng bước ra ngoài đời thực.
Thế hệ dâu tây luôn trông chờ sẽ được đối xử theo một cách mà chúng muốn. Khi điều chúng muốn không xảy ra, chúng thường có xu hướng nổi nóng. Cách đối xử như "hoàng tử hay công chúa nhỏ" mà cha mẹ thường làm khi ở nhà sẽ là mầm mống phát triển điều này.
Dù tất cả chúng ta đều muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất cho con cái, ngay cả trong mỗi gia đình hay trên toàn thế giới, thì con bạn vẫn phải được học hỏi và phát triển trong một môi trường khiến chúng trở thành một người dễ mến.
Thế hệ dâu tây bao gồm những đứa trẻ muốn thống trị, có tính nhõng nhẽo và thường cáu kỉnh với mọi thứ xung quanh.
Mặc dù những đứa trẻ có thể tự tìm cách vượt qua khó khăn, nhưng số lượng cha mẹ chịu để chúng khỏi tầm kiểm soát của họ chỉ tăng lên sau mỗi sự cố. Chúng ta có muốn nâng cao số lượng thế hệ dâu tây hơn không? Chắc là không.