Không nằm ở những con số, điều đặc biệt và cũng là niềm tự hào của đội ngũ xuất khẩu Vinamilk là, Ông Thọ vẫn giữ nguyên tên gọi đã vô cùng thân thuộc, gắn liền với ký ức cũng như đời sống của nhiều thế hệ người dân Việt Nam khi xuất ngoại. Không chỉ thế, những món ăn "huyền thoại" như bánh mì chấm sữa, café sữa… với sữa đặc được người Việt ở nhiều nơi lan tỏa đến cộng đồng xung quanh như một nét văn hóa ẩm thực rất Việt Nam.

Tại một siêu thị ở thị trường tỷ dân, Trung Quốc, bà Lương Tiểu Phương đi thẳng đến quầy sữa và chọn vài lon sữa đặc Ông Thọ bỏ vào xe đẩy như một thói quen. Bà Phương chia sẻ: "Loại sữa đặc này có vị thơm đặc trưng, không bị ngấy nên gia đình tôi thường sử dụng để ăn với màn thầu (bánh bao), pha với cà phê, trà sữa".

Không riêng tại đây, sữa đặc của Vinamilk chính thức "bước" ra thế giới từ cách đây gần 20 năm và đã có mặt tại 35 quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, các nước Đông Nam Á hay xa hơn là châu Phi, Nam Mỹ... Lũy kế đến nay, mặt hàng này đã mang về cho Vinamilk hơn 233 triệu USD từ xuất khẩu, tương đương gần 184.000 tấn sản phẩm.

"Tôi không phải khách hàng doanh nghiệp của Vinamilk. Nhưng tôi biết hôm nay Vinamilk có mặt ở đây, nên muốn tới để nói rằng, tôi rất thích sản phẩm của các bạn. Tôi dùng sữa đặc của Vinamilk để pha cà phê sữa mỗi ngày đấy". Đó là chia sẻ của một bạn trẻ người Hàn Quốc khi Vinamilk tham gia một hội chợ thương mại quốc tế được tổ chức tại quốc gia này. Qua đó, có thể thấy cách mà thương hiệu quốc dân Việt Nam dần trở nên thân quen trong gian bếp người dân các nước.

Không chỉ thành công với sản phẩm truyền thống là sữa đặc Ông Thọ, Vinamilk hiện có 387 SKUs sản phẩm xuất khẩu. Với 62 thị trường đã được chinh phục từ Á sang Âu, từ Trung Đông đến châu Phi, tổng kim ngạch xuất khẩu lũy kế của Vinamilk đã hơn 3,4 tỷ USD. Con số này khó có thể so sánh với nhiều ngành nghề xuất khẩu thế mạnh như dệt may, da giày, thủy hải sản… Nhưng nếu xét trên bối cảnh của một quốc gia từng không có lợi thế về chăn nuôi bò sữa, không có ngành công nghiệp chế biến sữa, sản phẩm phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nhập khẩu… thì đây thực sự là một hành trình tự hào.

Nhìn lại hành trình gần 30 năm vươn ra thế giới, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk đúc kết 3 yếu tố tiên quyết để chinh phục bất cứ thị trường nào – dù nội địa hay xuất khẩu – vẫn là: Chất lượng, dịch vụ và giá cả.

Chất lượng được Vinamilk xác định là "chìa khóa" quan trọng nhất cho mọi thị trường. Các nhà máy, trang trại tuân thủ triệt để và tiên phong áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế tiên tiến nhất trên thế giới trong quá trình sản xuất và cả nguyên vật liệu đầu vào, như: Global G.A.P. (Bộ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu), FDA (Hoa Kỳ), HALAL (Tiêu chuẩn cho các quốc gia Hồi Giáo), Organic EU (Tiêu chuẩn Hữu cơ Châu Âu), và GMP (Tiêu chuẩn Thực hành Sản xuất Tốt của Mỹ)…

Những dấu ấn
nâng tầm thương hiệu
sữa việt
Khẳng định vị thế thương hiệu quốc gia trong Top 10 thương hiệu sữa có giá trị nhất toàn cầu.
Thành công kí các hợp đồng chục triệu đô ở hội chợ quốc tế lớn nhất nhì thế giới.
Kí kết hợp tác với 6 tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu thế giới để phát triển sản phẩm cho trẻ em.
Doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên mua lại một nhà máy sữa hơn 90 năm tuổi tại Mỹ.
Giới thiệu các bước tiến của ngành sữa Việt Nam tại các Hội nghị, diễn đàn toàn cầu
Truyền cảm hứng về hành trình xây dựng tình yêu thương hiệu tại Hội nghị sữa châu Á.
Khẳng định vị thế thương hiệu quốc gia trong Top 10 thương hiệu sữa có giá trị nhất toàn cầu.
Thành công kí các hợp đồng chục triệu đô ở hội chợ quốc tế lớn nhất nhì thế giới.
Kí kết hợp tác với 6 tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu thế giới để phát triển sản phẩm cho trẻ em.
Doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên mua lại một nhà máy sữa hơn 90 năm tuổi tại Mỹ.
Giới thiệu các bước tiến của ngành sữa Việt Nam tại các Hội nghị, diễn đàn toàn cầu
Truyền cảm hứng về hành trình xây dựng tình yêu thương hiệu tại Hội nghị sữa châu Á.