Có một hòn đảo mang tên Cù lao nhưng ít người biết ở Bình Thuận: Khung cảnh hoang sơ, không có khách sạn, nhà nghỉ

26/06/2023 12:10 PM | Sống

Cũng có 2 chữ "Cù lao" trong tên nhưng hòn đảo ở Bình Thuận này chưa thực sự được nhiều du khách biết tới như Cù lao Chàm ở Đà Nẵng.

Nhắc tới địa điểm nổi tiếng gắn liền với 2 chữ "Cù lao", chắc chắn cái tên đầu tiên được đa phần du khách nhớ đến chính là Cù lao Chàm ở Đà Nẵng. Cù lao Chàm là địa điểm quen thuộc, nổi tiếng với bãi biển xanh trong, thường được kết hợp trong những chuyến du lịch Đà Nẵng, Hội An hay Huế.

Tuy nhiên ít ai biết rằng, ở Bình Thuận cũng có một hòn đảo gắn với 2 chữ Cù lao, mang vẻ đẹp được nhiều du khách ca ngợi là "thiên đường xanh". Hòn đảo này là Cù lao Câu hay còn được gọi là hòn Cau.

Đây là một hòn đảo nhỏ với chiều dài 1,5km, diện tích khoảng 140ha và hoàn toàn tách biệt với đất liền. Đảo thuộc xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Theo người dân bản địa kể lại, sở dĩ có cái tên như hiện nay, là bởi trên đảo có rất nhiều rau chân vịt.

Có một hòn đảo mang tên Cù lao nhưng ít người biết ở Bình Thuận: Khung cảnh hoang sơ, không có khách sạn, nhà nghỉ - Ảnh 1.

Cù lao Câu khi nhìn từ trên cao

Theo đánh giá của nhiều du khách đã từng tới đây, khung cảnh ở Cù lao Câu vẫn còn rất nguyên sơ. Nó chỉ thật sự nhận được sự chú ý và được nhiều du khách biết tới vào mùa hè năm nay, bởi những thước phim hay hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội, về dòng nước biển trong vắt, xanh biếc, hiện lên lung linh, huyền ảo dưới ánh mặt trời.

Làm thế nào để đến Cù lao Câu?

Hiện nay, hình thức duy nhất đưa du khách tới Cù lao Câu là đi thuyền máy, tàu của ngư dân hoặc ca nô. Cách đất liền khoảng 7 hải lý, thời gian lênh đênh trên biển để rồi đặt chân tới "thiên đường xanh" của du khách sẽ vào khoảng 30 - 50 phút, tùy vào tình hình thời tiết cũng như loại phương tiện. Trong đó, ca nô cao tốc là loại hình di chuyển nhanh nhất.

Du khách cũng có thể tùy chọn điểm xuất phát sao cho phù hợp nhất với điều kiện cá nhân. Ví dụ như xuất phát từ cảng Cà Ná, cảng Phước Thể hoặc bến đò Liên Hương.

Có một hòn đảo mang tên Cù lao nhưng ít người biết ở Bình Thuận: Khung cảnh hoang sơ, không có khách sạn, nhà nghỉ - Ảnh 2.

Ca nô cao tốc là loại hình giúp du khách đến Cù lao Câu nhanh nhất

Thời tiết ở Cù lao Câu được chia thành 2 mùa khá rõ rệt, đó là mùa gió Nam và mùa gió Bắc. Cụ thể, mùa gió Nam kéo dài từ tháng 1 đến tháng 6 Âm lịch hàng năm. Thời tiết lúc này được cho là lý tưởng nhất để đến đảo bởi sóng yên, biển lặng, không khí dịu mát, nắng không quá gắt.

Còn vào mùa gió Bắc, tức tháng 7 đến tháng 12 Âm lịch, tiết trời hay có mưa bão, biển động rất mạnh. Thời gian này được khuyến khích là du khách nên hạn chế ra đảo.

Hòn đảo không có khách sạn, nhà nghỉ

Nhiều du khách đã từng trải nghiệm du lịch Cù lao Câu chia sẻ, tại đây không có bất cứ khách sạn hay nhà nghỉ, chuyên phục vụ du khách nghỉ lại qua đêm nào. Hình thức lưu trú phổ biến sẽ là cắm trại, lều ngay ở bờ biển.

Ngoài ra, các nhà hàng phục vụ ăn uống cũng vô cùng hạn chế. Lê Nguyễn Minh Nhật, du khách 25 tuổi đến từ TP.HCM chia sẻ, trên đảo cũng chỉ có 2 nơi thực hiện công việc này, được thực hiện bởi người dân bản địa. Tuy nhiên giá thành không hề quá đắt mà vẫn rất phải chăng, hợp lý.

Những món đặc sản du khách sẽ được phục vụ tại Cù lao Câu có thể kể tới như tôm, cá, ốc vú nàng, cùi sò hay cua mặt trăng.

Có một hòn đảo mang tên Cù lao nhưng ít người biết ở Bình Thuận: Khung cảnh hoang sơ, không có khách sạn, nhà nghỉ - Ảnh 3.

Cắm trại là hình thức phổ biến hơn cả ở Cù lao Câu

Có gì ở Cù lao Câu?

Như đã nói ở trên, Cù lao Câu là hòn đảo gần như còn giữ được toàn bộ vẻ nguyên sơ vốn có. Nước biển ở đây xanh, trong, mát lạnh, thích hợp cho những buổi tắm biển, hòa mình với thiên nhiên hay những hoạt động mang tính trải nghiệm hơn như lặn biển ngắm san hô hay trèo thuyền trên biển. Ngoài ra, dù chỉ là một hòn đảo nhỏ nhưng ở Cù lao Câu vẫn có những địa điểm tham quan thú vị dành cho du khách.

Đầu tiên có thể kể tới là hang Yến - hang động tự nhiên và cũng là nơi sinh sống, làm tổ của hàng trăm loài chim yến quý hiếm. Tiếp đến là hang Ba Hòn, nằm ngay cạnh hang yến, mang hình thù độc đáo với 3 phiến đá lớn dựng đứng đúng như cái tên của nó. Thứ 3 là đền thờ Thần Nam Hải. Đây là địa điểm mang tính văn hóa biểu tượng và tâm linh của ngư dân miền biển. Những người ngư dân thường tới đây để cầu nguyện cho một chuyến đánh bắt bình an. Ngoài ra hàng năm cứ vào ngày 14-15 tháng Tư Âm lịch, nơi đây còn tổ chức lễ hội lớn, nhằm tỏ lòng biết ơn đối với vị thần Nam Hải.

Có một hòn đảo mang tên Cù lao nhưng ít người biết ở Bình Thuận: Khung cảnh hoang sơ, không có khách sạn, nhà nghỉ - Ảnh 4.

Những hoạt động dưới nước được yêu thích tại Cù lao Câu

Một địa điểm nữa du khách cũng mang tính biểu tượng ở Cù lao Câu mà du khách không nên bỏ lỡ đó chính là Giếng Gia Long. Đây là giếng nước ngọt duy nhất trên đảo, có tuổi đời lên tới hơn 100 năm. Ghé thăm địa điểm này, du khách còn có cơ hội lắng nghe và tìm hiểu thêm và những điển tích đã từng xảy ra tại đây.

Ngoài ra, các bãi tắm, bãi san hô hay Khu Bảo tồn rùa biển cũng là những địa điểm hấp dẫn. Đặc biệt tại Khu Bảo tồn rùa biển, du khách sẽ được nghe thuyết trình về tập tính sinh hoạt của loài rùa và các kỹ năng cứu hộ rùa biển cần thiết, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và giữ gìn môi trường sống cho các loài động vật xung quanh.

Có một hòn đảo mang tên Cù lao nhưng ít người biết ở Bình Thuận: Khung cảnh hoang sơ, không có khách sạn, nhà nghỉ - Ảnh 6.

Khu Bảo tồn rùa biển ở Cù lao Câu

Cuối cùng, sau khi đã trải nghiệm hết các hoạt động cũng như tham quan các điểm đến nổi tiếng trên đảo, du khách có thể tìm kiếm mỏm đá với hình thù đẹp, hay những hẻm đá, để chụp hình kỷ niệm.

Có một hòn đảo mang tên Cù lao nhưng ít người biết ở Bình Thuận: Khung cảnh hoang sơ, không có khách sạn, nhà nghỉ - Ảnh 7.

Cù lao Câu còn có rất nhiều những khe, mỏm đá đẹp với các hình thù khác nhau

Dưới đây là một số lưu ý khác với du khách đang và sẽ có ý định cho một chuyến đi tới hòn đảo "hoang dã" Cù lao Câu:

- Nên mang theo hoặc thuê áo phao cho mỗi cá nhân

- Nếu muốn ở lại qua đêm cần xin phép bộ đội phiên phòng

- Nên chuẩn bị nhiều nước ngọt mang theo bởi nước ngọt trên đảo vẫn rất khan hiếm

- Dọn dẹp sạch sẽ mọi khu vực trên đảo khi rời đi, không xả rác bừa bãi

- Cẩn thận với sứa biển hoặc rắn trên đảo. Nếu cắm trại nên tránh các bụi rậm.

- Mang theo ô dù, bôi kem chống nắng kỹ càng để tránh bị cháy nắng

- Trên đảo có câu slogan là "Sinh ra để sống hoang dã", vì vậy du khách hãy cố gắng tự chuẩn bị đầy đủ đồ đạc cá nhân cần thiết nhất có thể bởi nếu phát sinh trong quá trình du lịch sẽ rất khó để bổ sung.

Theo Thu Phương

Cùng chuyên mục
XEM