Cô gái trẻ 31 tuổi tự sát sau khi mất trắng 40.000 USD vì nền tảng cho vay trực tuyến lừa đảo gây rúng động cộng đồng mạng Trung Quốc

04/10/2018 08:12 AM | Kinh doanh

Được biết vụ việc của công ty cho vay trực tuyến PPMiao liên quan tới khoảng 4.000 người - tổng cộng họ mất khoảng 117 triệu USD.

"Con quá nhỏ bé để chống lại họ" là lời nói trong bức thư một phụ nữ 31 tuổi tới từ tỉnh Chiết Giang viết cho bố mẹ vào đầu tháng 9 sau khi mất gần 40.000 USD sau khi một công ty cho vay ngang hàng phá sản.

"Một công ty cho vay ngang hàng vừa phá sản, cổ đông của họ thì không sẵn sàng chịu trách nhiệm, các nhà điều tra thì tiến hành chậm chạp. Con quá mệt mỏi và không còn nhìn thấy bất kỳ hy vọng nào nữa". Sau đó, người phụ nữ này treo cổ tự sát. Cái chết của cô đã làm dậy sóng cộng đồng mạng Weibo.

Hàng trăm người được cho là nạn nhân của cùng công ty mang tên PPMiao đã tới Thượng Hải để biểu tình vào tháng 8. Đám đông chỉ giải tán khi cảnh sát và bảo vệ tới. "Chúng tôi mất hết mọi thứ. Tháng sau tôi còn phải đóng tiền học phí cho con trai nữa", một người đàn ông vẫn cố la hét giãi bày trong khi bị cảnh sát đẩy lên xe bus trở về nhà.

Được biết vụ việc của công ty tên PPMiao liên quan tới khoảng 4.000 người - tổng cộng họ mất khoảng 117 triệu USD. Công ty này hiện đã biến mất và rất nhiều trong số các nạn nhân đã tìm tới những thành phố lớn để mong đòi đền bù.

Cô gái trẻ 31 tuổi tự sát sau khi mất trắng 40.000 USD vì nền tảng cho vay trực tuyến lừa đảo gây rúng động cộng đồng mạng Trung Quốc - Ảnh 1.

Khoảng hơn 400 nền tảng cho vay ngang hàng đã sụp đổ trong giai đoạn từ tháng 6 tới tháng 8 theo công ty nghiên cứu Yingcan Group. Đó là chưa kể con số 1.800 công ty khác nhưng Ngân hàng đầu tư quốc tế Trung Quốc cho rằng con số này sẽ chỉ còn lại khoảng 200 sau đợt sụp đổ hàng loạt vừa rồi. "Đây quả là một quá trình sụp đổ quá nhanh chóng", theo Zennon Kapron – Giám đốc công ty tư vấn Kapronasia. "Chúng ta chỉ đang ở giai đoạn đầu của quá trình giải quyết mớ hỗn loạn trong ngành công nghiệp P2P".

Ở Mỹ cũng có một vài công ty cho vay ngang hàng như Prosper Marketplace hay LendingClub nhưng chỉ là giọt nước trong đại dương ngành tài chính. Ở Trung Quốc thì khác, lĩnh vực này đã thu hút hơn 50 triệu lượt người gửi tiền - tức là bằng dân số của cả New York và Texas cộng lại – với kỳ vọng thu về mức lãi suất 10% thậm chí hơn, tức là gấp đôi mức tương tự ở ngân hàng. Tổng lượng đầu tư vào lĩnh vực này đã tăng tới mức kỷ lục 200 tỷ USD vào tháng 6.

Chính phủ thì đang nỗ lực tăng cường kiểm soát các công ty kiểu như vậy – một phần trong số rất nhiều công ty tài chính vốn không thuộc lĩnh vực ngân hàng truyền thống - gọi là "ngân hàng ngầm". Đầu mùa hè này, các cơ quan ngân hàng chính thống đã cảnh báo tới người gửi tiết kiệm sử dụng website P2P rằng họ hãy sẵn sàng tâm lý mất sạch tiền. 

Mặc dù không phải tất cả các nền tảng P2P bị cho là lừa đảo nhưng các nhà chức trách nói rằng nhiều website cần lượng tiền vào để trả cho số chi ra; Nói cách khác họ giống như mô hình lừa đảo đa cấp. Những website khác thì thu hút nhà đầu tư trong vài tuần trước khi biến mất với toàn bộ số tiền đó.

Vay trực tuyến trở nên phổ biến ở Trung Quốc sau khi chính phủ thắt chặt tín dụng ngân hàng vào năm 2010 – 2 năm sau khi nỗ lực kích thích chi tiêu để hồi phục lại sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Năm 2012, tổng lượng vay ở mức ít hơn 1 tỷ USD. Sau đó, có thể dễ dàng bắt gặp những cặp đôi trẻ tuổi tìm cách đầu tư vào đám cưới của họ: Cho họ vay tiền để tổ chức đám cưới và trăng mật và họ sẽ trả lại bạn khi có tiền mừng đám cưới. Những doanh nghiệp nhỏ thì tìm đến các khoản vay để mua máy hóc, cam kết trả lại tiền khi sản lượng tăng.

Những ngày này, các website P2P thường cung cấp các khoản đầu tư thông qua thứ gọi là hóa đơn thương mại hay "sự chấp thuận của các nhà băng" – thứ giống như một loại trái phiếu ngắn hạn được phát hành bởi các doanh nghiệp nhỏ. Những hóa đơn như vậy được phát hành bởi các công ty và được bảo đảm bởi các ngân hàng thương mại thường là một phần của các giao dịch kinh doanh và một hóa đơn có thể được bán cho các tổ chức tài chính khác hay cho ngân hàng trung ương trước khi hết hạn.

Trong một vài trường hợp liên quan tới các nền tảng P2P trái pháp luật, các nhà đầu tư nói rằng hóa đơn này thực tế không tồn tại và tiền thì không bao giờ vào đúng chỗ nó nên đến. "Rủi ro đối với những nền tảng này không được truyền đạt đúng tới các nhà đầu tư", theo Kapron.

Đó chính là trường hợp với Quark Finance – công ty đã sụp đổ vào ngày 25/8. Cảnh sát Thượng Hải nói rằng nhà sáng lập đã quay trở lại và tự thú rằng anh này đã sử dụng hết những khoản tiền gửi trái pháp luật. Công ty có 556 triệu khoản vay chưa được trả tính tới tháng 7 trong khi các giao dịch trên nền tảng lên tới 2,3 tỷ USD. Một tuyên bố trên website nói rằng họ đã hợp tác với các nhà điều tra. Cảnh sát thì cho biết họ đang gọi cho các nạn nhân để báo cáo cho chính quyền địa phương và kìm chế các cuộc biểu tình.

Khi PPMiao bắt đầu sụp đổ hồi hè này, họ đã thay đổi địa chỉ công ty hợp pháp từ Hàng Châu sang Nam Ninh. Mùng 6/8, công ty ngừng trả tiền cho các nhà đầu tư và tuyên bố sẽ đóng cửa. Họ cũng lên kế hoạch trả lại tiền cho nhà đầu tư trong 3 năm tới. "Chúng tôi đang nỗ lực hết mình để mang lại điều có lợi nhất. Chúng tôi hứa sẽ không bỏ chạy, chúng tôi sẽ không biến mất, chúng tôi sẽ tìm lại được tiền để trả cho các nhà đầu tư", tuyên bố của công ty nêu rõ. Một vài nhà đầu tư sở hữu ít hơn 1.500 USD kể từ đó đã kìm hãm cơn giận.

Gia đình Chen – người tới Thượng Hải vào tháng này để biểu tình sau khi đầu tư tổng cộng 23.000 USD số tiền gia đình của họ. Tiếp sau đó họ lại tới Hàng Châu với hy vọng tìm được số tiền đã mất nhưng cảnh sát đã thông báo rằng trường hợp này đang được điều tra và họ phải chờ. Sau đó đám đông này lại tiếp tục tới Thượng Hải để biểu tình tại văn phòng của HuaAn Future Asset – một chi nhánh quản lý của HuaAn Fund Management – đơn vị mà họ và những nhà đầu tư khác tin rằng là một trong 3 công ty chống lưng cho PPMiao. HuaAn là công ty tư nhân nhưng một vài cổ đông lớn nhất là cơ quan nhà nước.

Trong ngày diễn ra cuộc biểu tình, HuaAn nói rằng "thông cảm sâu sắc tới những nạn nhân và sẵn sàng làm việc với cảnh sát liên quan tới bất kỳ điều tra nào".

Còn với người phụ nữ tới từ Chiết Giang được nhắc tới ở phần đầu bài báo – những lời hứa đó quả thật quá ít, và quá muộn. "Đừng quá buồn vì con. Con ra đi nhưng cuộc sống của bố mẹ cần phải tiếp tục. Con chỉ mất niềm tin vào cuộc sống trong xã hội này. Con không sợ cái chết nhưng con sợ phải sống"!

Vân Đàm

Cùng chuyên mục
XEM