Có 8 kiểu người dù hiện tại ra sao thì trong 3 năm tới cũng ắt sẽ trở thành "hộ nghèo"
Sự suy thoái của xã hội hiện tại chắc chắn sẽ đào thải những người không chịu tiến lên. Vậy làm sao để không bị đào thải, đơn giản thôi, miễn là bạn không nằm trong tám kiểu người dưới đây, còn nếu thấy mình “có biểu hiện” rồi thì hãy để ý một chút!
1. Ngoài 8 tiếng đi làm, không chịu học hỏi
Khoảng cách giữa người với người nằm ở cách họ vận dụng thời gian ngoài 8 tiếng làm việc hành chính. Người rảnh rỗi sẽ không thể thành công, người trân trọng từng phút giây mới có thể thành công. 8 tiếng đồng hồ quyết định hiện tại, ngoài 8 tiếng ấy ra là khoảng thời gian quyết định tương lai. Tư duy ra sao, tương lai như vậy. Có học hỏi, mới có quyền lựa chọn, không có tri thức, sao có thường thức. Không phải xã hội phát triển quá nhanh, mà là tư duy phản ứng của chúng ta quá chậm, vì sao lại chậm, vì chúng ta không chịu học hỏi, bỏ qua kiến thức. Đời người có hai nỗi bi thương: một là sau khi kết hôn không còn yêu đương nữa, hai là sau khi tốt nghiệp không học hành nữa.
Từ chối học hành, là từ chối trưởng thành, phát triển. Phụ huynh không học hỏi, tiếp thu cái mới, rất dễ sinh ra khoảng cách với con cái. Vợ chồng một bên không học hành, sẽ sinh ra sự khác biệt, người có học giống như cây cao vậy, ai bị đối phương che nắng cho quá lâu ắt sinh ra sự khó chịu, không can tâm. Một cá nhân nếu không học hành, sẽ bị xã hội bỏ lại, không theo được kịp bước tiến của thời đại, sống ở thế kỉ 21, nhưng tư duy vẫn dừng lại ở thế kỉ 20. Rốt cuộc là nên học cái gì? Không phải là học kĩ thuật để đi làm thuê, mà là học lấy cái bản lĩnh để tự lập nghiệp.
Quan niệm tư tưởng 40% + quan hệ xã hội 40% + năng lực chuyên môn 20% = thành công. Từ công thức này, tìm ra điểm còn thiếu sót của mình, thiếu gì bù nấy, xã hội cần gì bạn học cái đó, không chỉ học cái mình thích mà còn học cái có lợi cho xã hội, có lợi cho thành công.
2. Phản ứng chậm với những điều mới mẻ
Sự ra đời của bất kỳ điều gì mới mẻ đều có mối liên hệ với những cơ hội kinh doanh khổng lồ. Vậy nhưng, sự ra đời của chúng cũng luôn đến một cách lặng lẽ trong sự phản đối, nghi ngờ và từ chối. Cái mới của thế kỷ 21 phải liên quan đến xu hướng, và xu hướng không phải được nhìn thấy bằng mắt mà phải được đánh giá bằng mắt. Ai đón đầu xu hướng, người đó sẽ đón đầu tương lai. Nếu không học không đọc, bạn sẽ coi những suy luận là kết luận, chỉ biết sử dụng những gì bạn biết để đánh giá tương lai, để rồi nhắm mắt làm ngơ trước những điều mới và cuối cùng bị xã hội đào thải.
3. Đơn độc chiến đấu, chỉ biết dựa vào năng lực cá nhân
Thế kỉ 21 là thời đại mà các anh hùng thoái vị để đoàn đội lên ngôi, lập nhóm giành thiên hạ đã là xu thế, ai có đoàn đội giỏi, người đó có thị trường. 1+1=2 là toán học, 1+1=11 là kinh tế học, một cái đũa rất dễ bẻ, nhưng cả bó đũa lại không dễ gãy như vậy.
04. Mong manh dễ vỡ, dễ chịu tổn thương
Sự việc xảy ra lớn hay nhỏ không quan trọng, quan trọng là suy nghĩ của bạn. Bản thân câu chuyện vốn không làm tổn thương người, nhưng suy nghĩ của chính bạn sẽ làm tổn thương bạn.
Có một câu chuyện như này:
Lão hòa thượng và tiểu hòa thượng trên đường đi xuống núi đã gặp một con sông, ở đó họ gặp một cô gái đang lưỡng lự không dám qua, lão hòa thượng trông thấy liền cõng cô gái qua sông, sau đó đặt cô xuống bờ rồi tiếp tục xuống núi. Tiểu hòa thượng suốt dọc đường cứ nghĩ, "Sư phụ làm sao vậy? Sao lại dám cõng một cô gái qua sông?" Cứ như vậy, đi được một đoạn, tiểu hòa thượng không nhịn được nữa bèn hỏi sư phụ:
"Sư phụ, thầy phạm giới rồi, không phải nói nam nữ thụ thụ bất thân ư? Sao thầy lại cõng cô gái ấy qua sông?"
Lão hòa thượng nói với tiểu hòa thượng:
"Ta sớm đã đặt (buông xuống) cô gái ấy xuống bờ rồi, nhưng con lại "cõng" (nghĩ về) cô gái ấy suốt cả một quãng đường. Ta đã buông xuống rồi, nhưng con vẫn chưa buông được."
Tiểu hòa thượng ấy bị suy nghĩ của mình dày vò, cứ vướng mắc mãi với chính suy nghĩ của mình.
Vậy mới nói, cách nghĩ của một người là rất quan trọng. Muốn thành công, hãy mạnh mẽ lên, tư duy của bạn quyết định tương lai của bạn.
05. Kĩ năng đơn nhất, không có sở trường
Ổn định, lặp đi lặp lại một quy trình thao tác công việc mỗi ngày, chỉ biết mỗi một thao tác mà không biết làm cái gì khác ngoài quy trình ấy, đây là điều rất nguy hiểm. Không có nguy cơ, chính là nguy cơ lớn nhất, hài lòng với hiện trạng là cái hố sâu nhất. Sống ở đời, phải biết cách chủ động tạo ra cho mình một đường lui, đừng đợi tới khi thất thế rồi mới bắt đầu cuống cuồng lên đi tìm đường ra.
6. Tính toán so đo lợi ích trước mắt, tầm nhìn hạn hẹp
Nếu bạn quá quan tâm tới lợi ích trước mắt, bạn sẽ đánh mất tương lai, nếu bạn quan tâm đến những khoản tiền nhỏ, bạn sẽ mất những khoản tiền lớn. Vụ đầu tư tốt nhất và ít rủi ro nhất trên thế giới là đầu tư vào học tập. Học tập có thể khiến mọi người có tầm nhìn xa và học tập là để nắm bắt được xu hướng tương lai.
7. EQ thấp
Rất nhiều người lật mặt thậm chí còn nhanh hơn cả lật sách.
Cổ nhân nói: nhỏ không nhịn ắt loạn đại sự.
Nóng giận kéo đến, phúc khi sẽ đi. IQ cao có thể tìm được một công việc tốt, EQ cao sẽ có được tương lai, còn AQ cao giúp khắc phục nghịch cảnh, vượt lên chính mình.
Trên thế giới có 80% người không nên được việc lớn vì gặp khó khăn là trốn tránh.
Có 15% người thành công vì gặp khó khăn và kiên cường khắc phục.
Trong khi chỉ có 5% người thắp đèn lên đi tìm khó khăn, kiểu người như này đều trở thành những nhân vật hàng đầu.
Các nhà tâm lý học đã tổng kết ra kết cục của 4 kiểu EQ:
Có năng lực có nóng giận – tài không gặp thời.
Có năng lực không nóng giận – thuận buồm xuôi gió.
Không có năng lực hay nóng giận – nhất sự bất thành.
Không năng lực không nóng giận – quý nhân phò trợ.
8. Quan niệm lạc hậu, bảo thủ
Thành công chính là phát huy ưu điểm, còn thất bại là sự tích lũy những khuyết điểm.
Thức ăn quá hạn không thể ăn, quan niệm quá thời không thể dùng. Thành công học của thế kỉ 21, không phải bạn thắng bao nhiêu người, mà là bạn giúp đỡ được bao nhiêu người. Học cách giúp đỡ người khác là bản lĩnh của một người thành công. Kẻ địch lớn nhất trên thế gian này, không phải ai khác mà là chính mình.