Chuyện người trong nghề: Kỹ sư ngành dịch vụ phần mềm trong kỷ nguyên chuyển đổi số

31/12/2020 13:30 PM | Sống

Thị trường ngành dịch vụ phần mềm tại Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ theo đòi hỏi cấp thiết từ kỷ nguyên chuyển đổi số trong nước và quốc tế.

Không chỉ đơn thuần là lập trình theo yêu cầu, các công ty đang hướng dần đến việc tạo ra những sản phẩm mang tính sáng tạo cao, giải quyết được nhiều vấn đề, tối ưu hoá hiệu quả kinh doanh. Đi cùng với xu thế này, các thương hiệu quốc tế khi tìm đến Việt Nam để xây dựng ứng dụng và giải pháp phần mềm, họ kỳ vọng vào nguồn nhân lực chuyên môn cao với kiến thức kỹ thuật tốt và khả năng tư vấn, triển khai giải pháp.

Cùng gặp gỡ 2 nhân vật người trong nghề đến từ công ty KMS Technology Vietnam, công ty dịch vụ phần mềm với hơn 1000 nhân sự tại Việt Nam và Hoa Kỳ, để có cái nhìn cận cảnh hơn về chân dung người kỹ sư ngành dịch vụ phần mềm, trước kỷ nguyên chuyển đổi số.

Kiến thức chuyên môn vững chắc

Theo chị Phạm Ngọc Ánh Dương - Principal Test Engineer tại KMS Technology Vietnam, một kỹ sư phần mềm cần sở hữu một kiến thức nền tảng "cứng", cho dù là một kỹ sư kiểm thử nhưng cũng cần phải biết ngôn ngữ lập trình và viết code. Chị nhớ lại trong một lần đi onsite tại Mỹ, khách hàng là một công ty công nghệ lớn với những nhân viên có kiến thức ngành rất giỏi. Tuy nhiên, với kiến thức chuyên môn vững vàng, chị đã thuyết phục được khách hàng qua màn demo sản phẩm đầy ấn tượng. Quan trọng hơn, chị đã đem lại cho khách hàng một góc nhìn mới về kỹ sư Việt Nam - những con người rất giỏi về kỹ thuật.

Khả năng giải quyết vấn đề

Chuyện người trong nghề: Kỹ sư ngành dịch vụ phần mềm trong kỷ nguyên chuyển đổi số - Ảnh 1.

Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề là giá trị cốt lõi đồng thời là nhân tố chính quyết định thành công của một kỹ sư phần mềm, anh Phạm Minh Duy - Principal Software Engineer tại KMS Technology Vietnam nhận định. Khi làm ở vị trí này, người kỹ sư buộc phải giải những "bài toán" khó trong công việc, khó ở chỗ cần hiểu rõ vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau chứ không chỉ chăm chăm vào một khía cạnh nhỏ thuần công nghệ. Hơn hết, còn phải biết ứng biến linh hoạt để đưa ra lời giải hợp lý với tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp khách hàng. "Chính điều này làm cho công việc của mình trở nên thú vị, thử thách và từ đó hấp dẫn hơn.", Duy chia sẻ. 

Chú trọng thành công của khách hàng

Chị Ánh Dương và anh Minh Duy - những kỹ sư đã tích lũy khá nhiều kinh nghiệm làm việc với khách hàng cho rằng, điều quan trọng nhất làm nên thành công của một doanh nghiệp nằm ở sự thành công của khách hàng, vì vậy, trong ngành phần mềm, đặt thành công của khách hàng lên trên là tố chất hàng đầu của một người kỹ sư. Vì suy cho cùng, nếu không có khách hàng, tất cả đều trở nên vô nghĩa. Nếu khách hàng không thành công, không ai khác có thể thành công (ít nhất là lâu dài) cả.

Chuyện người trong nghề: Kỹ sư ngành dịch vụ phần mềm trong kỷ nguyên chuyển đổi số - Ảnh 2.

Duy chia sẻ, anh có cơ hội được đi onsite tại Mỹ. Trong vòng 6 tháng, anh đã hỗ trợ khách hàng giải quyết rất nhiều vấn đề, góp phần không nhỏ trong việc giúp họ đem về thêm 50 hợp đồng mới trong năm đó. Như một chuỗi phản ứng dây chuyền, sau thành công đó, khách hàng tăng cường sử dụng sản phẩm, thêm tính năng, mua thêm nhiều license. Về phía KMS, thành công này mở ra nhiều cơ hội cho công ty, quy mô dự án tăng kéo theo số lượng nhân viên tham gia nhiều hơn cùng với giá trị đem lại cho khách hàng ngày càng được nâng cao.

Chuyện người trong nghề: Kỹ sư ngành dịch vụ phần mềm trong kỷ nguyên chuyển đổi số - Ảnh 3.

Ngoài ra, không thể không kể đến tố chất "đón nhận, đương đầu với thử thách", vì khi kết hợp với tố chất "chú trọng thành công của khách hàng" sẽ giúp người kỹ sư tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng và đem lại thành công thực sự cho khách hàng, từ đó đem đến lợi ích to lớn cho cộng đồng và doanh nghiệp.

Kỹ năng tư vấn

Một người kỹ sư ngoài sở hữu kiến thức chuyên môn vững chắc còn cần trang bị những kỹ năng mềm, một trong những kỹ năng không thể thiếu là tư vấn khách hàng. Người kỹ sư cần có một tư duy tốt để tìm ra giải pháp phù hợp với vấn đề của khách hàng. Không chỉ dừng lại ở đó, họ cần tư vấn, thuyết phục để khách hàng lựa chọn giải pháp của mình và trong một số trường hợp tư vấn khách hàng ứng biến trước những yếu tố không lường trước được.

Chuyện người trong nghề: Kỹ sư ngành dịch vụ phần mềm trong kỷ nguyên chuyển đổi số - Ảnh 4.

Chị Ánh Dương chia sẻ, khi làm việc với khách hàng, tiêu chí "win-win" luôn được chị đặt lên hàng đầu. Nên việc sở hữu tư duy tư vấn là chất xúc tác cần thiết để giúp người kỹ sư giải quyết vấn đề một cách tốt nhất, đem lại thành công cho cả khách hàng và bản thân, anh Minh Duy nhìn nhận.

Công việc ý nghĩa

Bản thân những người kỹ sư "chinh chiến" nhiều năm trong ngành dịch vụ phần mềm luôn tự hào về tính chất công việc của mình. Vì đây thực sự là một công việc đầy ý nghĩa, giúp khách hàng tiết kiệm được một lượng lớn chi phí và nhân lực, đưa ra được những giải pháp thiết thực, góp phần đem lại những giá trị cao cho hiệu quả kinh doanh của khách hàng.

Ánh Dương

Từ khóa:  sống
Cùng chuyên mục
XEM