Chuyện ít biết về lăng mộ bí ẩn nhất thế giới của Võ Thắc Thiên: Tự cổ chí kim chưa ai đủ bản lĩnh bước vào trong

07/06/2022 13:23 PM | Sống

Nơi an nghỉ của Võ Tắc Thiên trải qua hàng ngàn năm vẫn vẹn nguyên “bất khả xâm phạm”.

Trong truyền thống văn hóa của Trung Quốc, các bậc đế vương thời xưa rất coi trọng các nghi thức sau khi qua đời. Cho nên các lăng mộ của hoàng gia luôn có quy mô hoành tráng, lễ tang được tổ chức long trọng cùng với vô vàn các báu vật được chôn cất theo. Vì thế mà những lăng mộ này đã trở thành mục tiêu được nhiều người nhòm ngó đến.

Tuy nhiên ở Trung Quốc, có những nơi con người tò mò nhưng không thể chạm đến. Nơi an nghỉ của Võ Tắc Thiên là một trong số đó, khi tới nay cũng chưa có ai đủ bản lĩnh để khám phá.

Lăng mộ bí ẩn nhất thế giới

Hiện nay rất nhiều lăng tẩm bị bọn trộm mộ làm hư hại và rất ít lăng tẩm còn được giữ nguyên hiện trạng ban đầu. Một trong số các lăng tẩm của hoàng gia vẫn còn tồn tại và được bảo tồn tốt có thể kể đến Càn Lăng. Đây là lăng mộ chung của Võ Tắc Thiên và Lý Trị, là một trong các lăng mộ hiếm hoi trong lịch sử Trung Hoa chôn cất hai vợ chồng đều là hoàng đế. 

Trong hàng nghìn năm qua việc Càn Lăng trải qua bốn lần bị "nhòm ngó" mà vẫn bình an vô sự. Quả là một điều kỳ diệu. 

Càn Lăng nằm ở thành phố Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Sau thời nhà Đường, Lăng mộ của hoàng đế và hoàng hậu hiếm khi được chôn cất cùng nhau. Vì vậy nên Càn Lăng được coi là một lăng mộ rất đặc biệt. Đây là lăng mộ có tường thành kép duy nhất trong lăng tẩm của triều đại nhà Đường, bao gồm hoàng thành, cung thành và ngoại quách. Nơi đây tái hiện một cách hoàn hảo bố cục tổng thể của thành phố Trường An lúc bấy giờ.

Chuyện ít biết về lăng mộ bí ẩn nhất thế giới của Võ Thắc Thiên: Tự cổ chí kim chưa ai đủ bản lĩnh bước vào trong - Ảnh 1.

Con đường dẫn vào Càn Lăng. Ảnh: Internet

Theo các ghi chép lịch sử, phải mất đến 23 năm để hoàn thành việc xây dựng Càn Lăng với vô số nỗ lực của những người thợ thủ công. Vào năm 798 sau Công nguyên, Đường Đức Tông đã tiến hành sửa chữa Càn Lăng và xây dựng 378 gian phòng trong lăng. Ngoài ra, khi Võ Tắc Thiên nắm quyền, đất nước rất phát triển, ngân khố dồi dào nên ắt hẳn sẽ có rất nhiều kho báu bảo vật được chôn cất theo họ. Các chuyên gia khảo cổ dự đoán số vàng bạc trang sức trong đó ít nhất là 500 tấn.

Tương truyền rằng ở Càn Lăng có rất nhiều cơ quan bí mật. Ngoài ra, bởi vì Lương Sơn là một ngọn núi đá vôi, toàn bộ ngọn núi có rất nhiều cát và sỏi. Vì vậy việc đào một cái hố sẽ vô cùng khó khăn. 

Không phải bởi vì cát quá cứng mà là bởi vì cát có tính chất lưu động, khó tìm được lối vào lăng mộ, khiến cho việc tìm ra manh mối trong lăng mộ chính của Càn Lăng rất khó khăn. Ngay cả khi tìm được vị trí thích hợp cho việc khai quật thì bản thân việc trộm mộ đã là một việc mạo hiểm vì chỉ một chút bất cẩn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

01

Theo truyền thuyết, Càn Lăng từng bị trộm 4 lần nhưng những kẻ trộm mộ đều phải thất vọng ra về. Cuộc khai quật quy mô lớn đầu tiên của lăng tẩm này là vào cuối thời nhà Đường. Thời điểm đó, Nhà Đường suy yếu chiến tranh nổ ra khắp nơi, quần hùng cát cứ, Hoàng Sào dấy binh tạo phản. 

Tuy nhiên do hạn chế về binh mã lại thiếu thốn lương thực nên tình thế của nghĩa quân vô cùng khó khăn. Để có tiền hỗ trợ quân đội, Hoàng Sào đã nghĩ đến việc cướp lăng mộ để lo các chi phí quân sự. Sau đó Càn Lăng đã được chọn là mục tiêu đầu tiên.

Chuyện ít biết về lăng mộ bí ẩn nhất thế giới của Võ Thắc Thiên: Tự cổ chí kim chưa ai đủ bản lĩnh bước vào trong - Ảnh 2.

Chân dung cuộc nổi dậy của Hoàng Sào. Ảnh: Internet

Sau khi tấn công Trường An, Hoàng Sào đã đưa 400.000 người đến lăng tẩm theo kế hoạch ban đầu. Dưới sự chỉ huy, quân lính bắt đầu đào bới khắp nơi. Tuy nhiên dù đã san bằng nửa quả đồi nhưng vẫn không thấy dấu vết của lối vào lăng tẩm.

Hoàng Sào không thu được kinh phí quân sự như mong đợi nhưng lại không muốn trở về tay không. Vì vậy ông chỉ có thể khuyến khích cấp dưới của mình tiếp tục đào. Tuy nhiên dù có nỗ lực đào thế nào họ cũng không thấy bất kỳ dấu vết nào. 

Thay vào đó, một con mương lớn sâu hơn 40m đã được tạo ra. Trong tuyệt vọng, họ không còn cách nào khác là phải quay về. Và con mương sau này còn được đặt tên là “Rãnh Hoàng Sào”.

Chuyện ít biết về lăng mộ bí ẩn nhất thế giới của Võ Thắc Thiên: Tự cổ chí kim chưa ai đủ bản lĩnh bước vào trong - Ảnh 3.

Rãnh Hoàng Sào. Ảnh: Internet

02

Lần thứ hai Càn Lăng bị khai quật là vào thời Ngũ Đại Thập Quốc, tiết độ sứ Ôn Thao đã dẫn đầu một đội quân vài trăm nghìn người đến trộm lăng mộ. Kỳ lạ là khi Ôn Thao chuẩn bị bước vào hoàng lăng, thời tiết vốn đang trong xanh bỗng mây đen, gió lớn bao phủ. 

Ông nghĩ rằng đây là một lời cảnh báo của Thần linh đối với mình. Người luôn thận trọng như Ôn Thao cùng với thuộc hạ của mình liền rời khỏi Càn Lăng. Sau hai lần khai quật trộm cướp liên tiếp nhưng lăng tẩm này không bị tổn thất gì. 

03

Kể từ đó, rất ít kẻ trộm mộ dám đến gần Càn Lăng một lần nào nữa. Cho đến thời hiện đại, Tôn Liên Trọng đã mang theo người của mình và một số công cụ tối tân bao gồm cả thuốc nổ đến. Đầu tiên Tôn Liên Trọng sắp xếp cho thuộc hạ đặt thuốc nổ để phá núi tìm lối vào trong lăng. 

Viễn cảnh về tất cả báu vật thuộc về mình đã hiện ra trong đầu của Tôn Liên Trọng. Nhưng những hành động này cũng không giúp họ chạm tới Càn Lăng. Thậm chí khi dùng thuốc nổ phá lăng, khói dày đặc bốc từ bên trong, binh lính hít phải khói lập tức nôn ra máu mà chết. Thấy vậy, Tôn Liên Trọng cũng vội vàng chạy trốn khỏi lăng mộ. Sau đó, không ai dám đến nữa.

Chuyện ít biết về lăng mộ bí ẩn nhất thế giới của Võ Thắc Thiên: Tự cổ chí kim chưa ai đủ bản lĩnh bước vào trong - Ảnh 4.

Càn Lăg vẫn còn nguyên vẹn. Ảnh: Internet

 04

Mãi đến năm 1958, những người nông dân địa phương ở Càn Lăng đã vô tình làm nổ tung lối vào khác của lăng mộ khi họ bắn đại bác để nổ đá. Tin đồn này đến tai Quách Mạt Nhược, một người yêu thích văn hóa cổ đại và ngay lập tức đã khơi dậy niềm đam mê khảo cổ học của ông. 

Quách Mạt Nhược liền lập "Kế hoạch khai quật Càn Lăng" và báo cáo nó lên chính phủ. Tuy nhiên do chưa có đủ công nghệ vào thời điểm đó để khai quật toàn bộ lăng mộ hoàng gia nên kế hoạch không được thông qua. Kể từ đó, việc khai quật Càn Lăng đã tạm thời kết thúc.

Trải qua nhiều biến động lịch sử, tính đến thời điểm hiện tại Càn Lăng chưa được khai quật, vẫn đứng sừng sững tọa lạc trên đỉnh núi Lương Sơn. Càn Lăng một di tích lịch sử của nhà Đường có rất nhiều bí ẩn có thể chưa được giải đáp nhưng có lẽ đây mới chính là sức hấp dẫn của lăng mộ này.

Theo Sohu

Theo Thu Hà

Cùng chuyên mục
XEM