Chuyên gia Mỹ: Cứ tâm niệm giá trị sản phẩm do NGƯỜI MUA quyết định, thương hiệu Việt chắc chắn lên ngôi

01/09/2016 19:13 PM | Kinh tế vĩ mô

‘Không phải vấn đề mở rộng hay tăng cường sản xuất, trong thời đại ngày nay, các doanh nghiệp Việt cần tạo ra giá trị mới tồn tại và phát triển được!’

Giữa năm 2016, 20 tấn cá da trơn của Việt Nam bị Mỹ trả về do phát hiện dấu vết của hóa chất malechite green.

“Khi Mỹ áp quy chuẩn lên cá da trơn, Trung Quốc lại ồ ạt nhập khẩu loại cá này, có doanh nghiệp đang nâng tiêu chuẩn sản xuất để xuất khẩu vào Mỹ nay lại hạ tiêu chuẩn để xuất sang thị trường Trung Quốc”, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn – chia sẻ.

Ông Jason Kassel – một chuyên gia kinh tế Mỹ - đặt vấn đề: Tại sao 20 tấn này khi nhập khẩu vào Mỹ lại chứng minh được còn tồn dư hóa chất trên, trong khi khâu kiểm tra ở Việt Nam trước khi xuất khẩu lại không phát hiện ra?

Ông Jason từng làm trợ giảng tại ĐH Florida và ĐH Minnesota tại Mỹ, nhận định: Rõ ràng chất này đã được đưa vào cá ngay từ đầu trong quy trình sản xuất, nếu doanh nghiệp Việt có thể thực hiện tốt khâu truy xuất nguồn gốc thì việc này đã có thể kiểm soát.

Chuỗi giá trị trong thủy sản vốn là chuỗi giá trị mà NGƯỜI MUA quyết định. Đặc biệt, người tiêu dùng ở các nước phương Tây như Mỹ, Châu Âu, Nhật… rất quan tâm đến việc nguồn gốc, an toàn của sức khỏe. Đây cũng là xu thế chung của người tiêu dùng hiện nay”.

“Nhất là trong bối cảnh đặc thù của ngành thủy sản là khai thác và bán với số lượng lớn”, ông Jason chia sẻ.

Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ chú trọng đơn thuần vào khâu Giao hàng mà bỏ quên hoặc không thể kiểm soát ở 2 khâu quan trọng khác là Sản xuất/Chế biến Đóng gói.

“Những tiêu chuẩn cao tại các nước phát triển thực ra có lợi cho ngành thủy sản Việt Nam, bởi nó thúc đẩy sản xuất phải đáp ứng yêu cầu chất lượng cao hơn nữa. Nhưng ở Việt Nam đang xảy ra tình trạng các doanh nghiệp muốn hướng đến việc xuất khẩu tới các nước có tiêu chuẩn thấp hơn về sản phẩm”, ông Jason nói.

Trong khi thương hiệu Việt chưa thể ghi dấu ấn trên thị trường quốc tế, việc cứ chăm chăm vào khâu sản xuất thực tế lại không hề làm tăng giá trị sản phẩm của Việt Nam trên thị trường.

Không phải vấn đề mở rộng hay tăng cường sản xuất, trong thời đại ngày nay, các doanh nghiệp Việt cần tạo ra giá trị mới tồn tại và phát triển được!”, ông Jason nhắn nhủ tới doanh nghiệp Việt, không chỉ các doanh nghiệp trong ngành thủy sản.

Ông cũng đưa ra những lời khuyên để giúp doanh nghiệp Việt ghi dấu ấn trên thị trường quốc tế. Cụ thể:

- Phải phát triển kinh doanh, phát triển các nhân tố khác nhau trong chuỗi giá trị sản xuất thủy sản, đặc biệt là nhân tố liên quan đến đầu vào. Các nhân tố này rất quan trọng trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

- Phải đảm bảo tính minh bạch thị trường và thông tin chất lượng sản phẩm, bởi đặc thù của ngành thủy sản là làm số lượng lớn, và người tiêu dùng muốn càng nhiều càng tốt về thông tin sản phẩm.

- Hãy hướng tới giá trị mới mà các bạn có thể tạo ra đối với chuỗi giá trị đã đang có của thủy sản, ví như bằng cách tổ chức sản xuất, mở rộng sản xuất, thu mua bằng cách bảo quản chế biến theo các phương thức mới.

- Những quy trình phát triển xanh hiện nay rất quan trọng. Chính phủ Việt Nam cũng đang rất ủng hộ các doanh nghiệp trong việc phát triển xanh trong lĩnh vực thủy sản.

- Lời khuyên cuối cùng là nên hợp lý hóa các chuỗi giá trị thủy sản bằng cách tăng hiệu quả chuỗi bằng việc ứng dụng các công nghệ mới chuỗi giá trị đã và đang tồn tại trong ngành này.

Bảo Bảo

Cùng chuyên mục
XEM