Chuyên gia dịch tễ: Nơi "ấp virus" không ở đâu xa mà gần kề bên mỗi người
Theo nhận định của chuyên gia, trong tuần tới số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng và dịch bệnh vẫn âm thầm lây lan. Gia đình đang trở thành ổ "ấp virus" nếu chủ quan trong phòng chống dịch.
Thống kê của Sở Y tế Hà Nội trong đêm qua và sáng sớm nay 9/8, trên địa bàn thành phố tiếp tục ghi nhận thêm 9 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 8 trường hợp tại khu cách ly và 1 trường hợp tại cộng đồng.
Số trường hợp mắc mới thuộc 2 chùm ca bệnh: ho sốt thứ phát (8 ca), sàng lọc ho sốt (1 ca) và tại 5 quận, huyện: Ứng Hòa (3 ca), Đống Đa (3 ca) Cầu giấy (1 ca), Long Biên (1 ca), Hai Bà Trưng (1 ca).
Theo thông kê của Sở Y tế Hà Nội, tính từ ngày 29/4 đến nay Hà Nội đã ghi nhận 1.792 ca nhiễm mới. Dự báo số ca mắc tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng nếu như thành phố không kiểm soát tốt công tác phòng ngừa dịch bệnh Covid-19.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho hay, nguy cơ bùng phát dịch bệnh tại TP Hà Nội là rất lớn. Nếu như Hà Nội không có những biện pháp phòng dịch mạnh, sự tự giác, đồng lòng của người dân thì khó có thể kiểm soát được dịch bệnh.
Nguy cơ dịch bệnh tại Hà Nội là rất lớn - Ảnh Tuấn Mark.
"Như tôi biết, một số ca bệnh tìm được trong cộng đồng mới đây tại Hà Nội có xét nghiệm tải lượng virus CT trên 30. Điều này đồng nghĩa với việc họ đã mắc bệnh từ 9-10 ngày và có thể đã lây cho nhiều người. Nếu như Hà Nội không làm "căng" thì có thể bùng phát như TP HCM.
Trong tuần này, số ca bệnh tại Hà Nội sẽ tăng do số ca bệnh trong cộng đồng nhiều. Hiện nay, nguy cơ bùng phát dịch lớn nhất chính là lây nhiễm trong gia đình. Do một người đi ra ngoài có thể mang virus về lây nhiễm cho cả gia đình. Bởi vậy, tránh để gia đình thành ổ "ấp virus" người đi ra ngoài về phải xác định mình luôn là người có yếu tố nguy cơ cao", PGS Huy Nga nói.
Để phòng lây nhiễm trong gia đình, theo chuyên gia mọi người dân nên hạn chế đi lại. Trong trường hợp bắt buộc phải đi ra ngoài luôn phải mang khẩu trang, rửa tay. Khi về nhà nên tắm, rửa, thay quần áo trước khi tiếp xúc với mọi người.
Bên cạnh đó, các gia đình cần phải tuân thủ đúng theo chỉ thị giãn cách, nhà cách ly với nhà. Nếu không tuân thủ đúng sẽ không chặn được đường lây truyền của virus.
Toàn bộ lô thuốc điều trị Covid-19 Remdesivir được phân bổ cho TP HCM và các tỉnh phía Nam
Tin vui: Hơn 9.000 người mắc Covid-19 được Bệnh viện Dã chiến số 1 TP HCM cho xuất viện
Công bố mới nhất về vắc xin Moderna: Khả năng bảo vệ và hiệu quả kéo dài thế nào?
Hà Nội cũng cần phải đẩy nhanh việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho nhóm có yếu tố nguy cơ cao (người già, người có bệnh lý nền). Việc đẩy nhanh tiêm vắc xin cho các đối tượng này sẽ giảm số ca tử vong và gánh nặng y tế do phải điều trị cho bệnh nhân nặng.
Theo PGS Huy Nga, hiện nay, tại Hà Nội một số chốt phòng dịch có tình trạng ùn ứ, xếp hàng, sẽ là nơi có nguy cơ lây truyền dịch bệnh rất lớn.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho biết, để tăng cường phòng chống dịch bệnh, việc tăng cường các chốt kiểm dịch là cần phải có để đảm bảo người dân thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, việc xuất hiện tình trạng ùn ứ ở các chốt sẽ rất nguy hiểm, nguy cơ lây lan rất lớn.
Bối cảnh dịch bệnh tại Hà Nội đang diễn biến phức tạp, người dân cần hạn chế di chuyển ra đường. Nếu có việc phải ra ngoài, người dân cần phải tự giác tuân thủ, đeo khẩu trang, đứng xa người giữ chốt 2m, không nói chuyện.
"Tất cả những nơi tập trung đông người đều có nguy cơ lây lan virus. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế theo chỉ thị 16, không tập trung quá 2 người. Đặc biệt, biến chủng virus Delta lây nhiễm rất nhanh, chỉ trong tích tắc, nếu không tuân thủ đúng các biện pháp phòng dịch là có thể lây nhiễm virus", PGS Huy Nga nói.
Toàn bộ lô thuốc điều trị Covid-19 Remdesivir được phân bổ cho TP HCM và các tỉnh phía Nam