Chuỗi cung ứng hàng chục tỷ USD trên toàn cầu 'lao đao' vì Huawei

17/12/2018 10:10 AM | Kinh doanh

Các chuỗi cung ứng trên khắp thế giới đang đứng trước nguy cơ phải trả giá đắt do động thái bắt giữ CFP của Huawei.

Bất kỳ cuộc chiến tranh nào cũng đều gây ra những hậu quả không mong muốn. Quyết định của phía Washington về việc chống lại gã khổng lồ công nghệ hàng đầu Trung Quốc là Huawei bằng việc yêu cầu Canada bắt giữ và dẫn độ CFO của công ty này vừa xảy ra không phải là một ngoại lệ. Và các chuỗi cung ứng trên khắp thế giới đang đứng trước nguy cơ phải trả giá đắt do những hành động kể trên.

Ngay thời điểm thông tin bà Meng Wanzhou (Mạnh Vãn Chu) bị bắt giữ tại Canada vào ngày 1/12, thị trường chứng khoán trên toàn thế giới đã thể hiện rõ sự sợ hãi về nguy cơ chiến tranh thương mại.

Tổng thống Donald Trump thì nỗ lực giữ bình tĩnh, giảm nỗi sợ hãi vào ngày 7/12 với dòng tweet rằng: "Cuộc trò chuyện với phía Trung Quốc rất khả thi".

Chính quyền ông Trump cũng cố gắng hướng dư luận ra khỏi cách nhìn nhận vụ bắt giữ CFO Huawei như là một công cụ để thu hút sự nhượng bộ từ Bắc Kinh. 

Nhưng có một điều chắc chắn là việc bắt giữ lãnh đạo một tập đoàn có thể làm rung lắc các thị trường toàn cầu nếu nhìn nhận theo tốc độ tăng trưởng mạnh của Huawei về cả mặt phạm vi và tầm quan trọng. Trong 31 năm kể từ khi được tỷ phú Nhậm Chính Phi thành lập với 3.000 USD tiền vốn, họ đã đi từ một công ty thương mại mờ nhạt trở thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất điện thoại lớn thứ 2 thế giới.

Với doanh thu hàng năm đạt 92,5 tỷ USD, Huawei có kích thước lớn ngang ngửa Microsoft và Alphabet, gấp hai lần Alibaba. Đây là đơn vị sử dụng nhiều lao động bậc nhất Trung Quốc, với 180.000 nhân viên trên toàn thế giới và đã dành tới 15 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển mỗi năm.

Chuỗi cung ứng hàng chục tỷ USD trên toàn cầu lao đao vì Huawei - Ảnh 1.

Hơn nữa, vụ bắt giữ tới vào thời điểm khi các nhà mạng trên toàn thế giới đang chuẩn bị rót hàng tỷ USD cho các thiết bị đáp ứng công nghệ 5G. Suốt nhiều năm qua, Huawei đã vươn lên nhờ hưởng lợi từ những nhu cầu như vậy.

Với Trung Quốc, công ty này quá lớn để có thể thất bại.

Huawei đáng tự hào hơn nhà sản xuất thiết bị viễn thông ZTE. Họ kiểm soát những thiết kế bộ vi xử lý tiên tiến nhất – một lĩnh vực mà Trung Quốc đang muốn phát triển mạnh để giảm phụ thuộc vào các công ty công nghệ nước ngoài. Công ty này cũng thiết kế được chip xử lý chính cho điện thoại thông minh và là một trong 5 nhà sản xuất server hàng đầu thế giới. Huawei cũng đã tiết lộ tham vọng về chip cho trí thông minh nhân tạo được sử dụng trong các server và thiết bị có thể đeo được nhằm đối trọng với Qualcomm và Nvidia.

"Huawei là công ty lớn nhất Trung Quốc", theo Jonah Cheng đến từ công ty UBS. "Tấn công vào Huawei giống như là đánh vào gốc rễ của Trung Quốc vậy".

Sự bắt giữ bà Mạnh nhấn mạnh rằng Mỹ vẫn có nhiều vũ khí phi thuế quan, như cách họ đã làm với ZTE và nó có thể gây rắc rối cho chuỗi cung ứng toàn cầu theo những cách chưa từng thấy.

Trong khi giữ ngôi vương ở Trung Quốc và là niềm tự hào của nước này, Huawei vẫn được xem là một trong những "khách hàng sộp" của các nhà cung ứng toàn cầu mạnh nhất trong lĩnh vực sản xuất những thiết bị cao cấp, server và thiết bị viễn thông.

Theo Gartner, Huawei đã dành 15 tỷ USD mua bộ vi xử lý vào năm 2017 và là một trong những người mua lớn nhất toàn cầu với 3,5% thị phần sau Samsung và Apple nhưng cùng đẳng cấp với HP, Dell và Lenovo.

"Huawei là một trong những người mua lớn nhất cho thiết bị công nghệ và bộ vi xử lý bởi nó kiểm soát hơn 27% thị phần thiết bị viễn thông và 14% thị trường điện thoại thông minh toàn cầu", Bernstein nói.

"Một lệnh cấm vận lên Huawei, nếu có thể xảy ra có thể gây ra việc ngừng hoạt động kinh doanh và gây hậu quả nghiêm trọng, làm gián đoạn chuỗi cung ứng trong tương lai gần", ông Li nói.

Chi nhánh sản xuất bộ vi xử lý Huawei là HiSilicon đang là khách hàng hàng đầu của những nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới như Taiwan Semiconductor, chiếm 10% doanh thu của công ty. Họ cũng là khách hàng lớn của ASE Industrial Holdings – công ty đóng gói chip lớn nhất thế giới.

Huawei cũng tiêu thụ ít nhất 200 triệu chiếc tấm màn hình mỗi năm từ Japan Display, LG Dislay và BOE Technology. Họ mua hàng tỷ chiếc lenses camera từ Largan Precision và Sunny Optical.

Danh sách nhà cung ứng của Huawei còn có 33 công ty Mỹ bao gồm cả Qualcomm, Intel, Qorve, Skyworks và Xilinx.

"Nó rất đáng kể quan tâm nếu những nhà cung cấp thiết bị hàng đầu từ những nơi khác ngoài Mỹ như TSMC của Đài Loan, Murata Manufacturing của Nhật Bản và LG Display của South Korea sẽ chịu áp lực phải ngừng cung cấp những bộ phận chính cho công ty Trung Quốc nếu Washington áp lệnh cấm". 

Viễn cảnh như vậy sẽ có thể thôi bay mảng kinh doanh điện thoại thông minh đang phát triển nhanh của hãng – gần đây đã vượt Apple để trở thành nhà sản xuất lớn thứ 2.

Nhìn ở một khía cạnh khác, việc Huawei "gặp họa" sẽ cho phép những công ty như Apple và Samsung cơ hội vùng lên trong bối cảnh thị trường sụt giảm. Doanh thu điện thoại thông minh toàn cầu đang giảm trong năm thứ 2 liên tiếp vào năm 2018.

Huawei là một trong số ít công ty vẫn chứng kiến tốc độ tăng trưởng cao, nhờ thiết kế phổ biến và mối hợp tác với những nhà cung ứng tầm cỡ thế giới cũng như việc marketing thành công tại Trung Quốc, châu Âu và châu Phi.

"Chúng tôi trước đây nghĩ rằng Huawei sẽ là một trong những khách hàng phát triển nhanh nhất trong vòng vài năm tới", một nhà cung cấp của Huawei nói.

"Tuy nhiên sự tăng lên vượt bậc của Huawei đã chạm vào điểm nhạy cảm của Mỹ và sự phồn thịnh của công ty có thể được xem là mối đe dọa với lợi ích của Mỹ. Thật khó khăn để dự đoán điều gì sẽ xảy ra trong những ngày tới và chúng tôi biết những rủi ro đang chờ đón".

Vân Đàm

Cùng chuyên mục
XEM