Chữ “Trung" - Sức mạnh vượt qua khó khăn trong chất Nhật
Cuộc đời vô thường với hàng vạn biến số đổi dời liên tục. Để đứng vững, con người cần tự tạo cho mình một "hằng số bất biến". Phải chăng đó là sự trung nghĩa, trung thành?
"Trung" với người
Từ trước đến nay, những câu chuyện về tinh thần Samurai Nhật Bản luôn để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc nhiều thế hệ. Đối với Nhật Bản, tinh thần Samurai với Trung thành - Can đảm - Danh dự là báu vật của quốc gia, cần được lưu giữ như một truyền thống đáng tự hào. Đứng đầu trong 3 phẩm chất tiên quyết của người Samurai chính là chữ "Trung".
Xa xưa, khi rơi vào vòng vây của địch hoặc lúc thất trận, người Samurai chính trực luôn can trường chiến đấu đến cùng, thậm chí sẵn sàng hy sinh để thể hiện sự trung thành, quyết bảo vệ sự uy nghi của đấng mình phụng sự. Đây là một trong số những quy tắc người võ sĩ đạo đặc biệt coi trọng, để giữ trọn chữ "Trung" tối cao.
"Trung" với lòng mình
Có lẽ, cốt lõi của việc trung với người đến từ sự trung nghĩa với chính bản thân. Các Samurai không bao giờ phá vỡ những lời thề do mình tự đặt ra, hay đi ngược lại lý tưởng mình theo đuổi từ khi bắt đầu cuộc đời võ sĩ. Hơn nữa, các Samurai vẫn luôn quan niệm, người được phán xét bản thân họ là chính họ nên những hành động của họ phải nhất quán, thể hiện đúng bản chất con người, phải là những điều khiến họ cảm thấy đúng đắn, tự hào, xứng đáng dành trọn cuộc đời để theo đuổi và đánh đổi tính mạng để bảo vệ. Sự trung thực với bản thân chính là kim chỉ nam dẫn đường cho mỗi người Samurai đến với một cuộc đời trung nghĩa lẫm liệt.
Trong xã hội hiện đại, sự trung thực với bản thân vẫn luôn là một tinh thần quý giá cần được giữ gìn. Người Nhật Bản cho rằng đây là một trong những "chiến thuyền" đưa họ rẽ sóng vượt qua giông bão. Từ thảm họa kép động đất và sóng thần năm 2011, cả thế giới đã nhìn thấy một nước Nhật Bản thần kỳ. Trong hỗn loạn, người dân xứ sở mặt trời mọc vẫn giữ vững sự trung trực với lý tưởng của bản thân, với tinh thần kỷ luật và sức mạnh tự cường trong dòng máu. Đó phải chăng là viên gạch đầu tiên đưa Nhật Bản hồi sinh nhanh chóng sau đổ nát?
Nhật Bản - "Người khổng lồ" trên thương trường sau những cuộc đại hồi sinh
Năm 2020 ghi nhận những biến động không mấy êm ả khi đại dịch Corona giáng một đòn mạnh mẽ vào kinh tế thế giới. Hoạt động thương mại và sản xuất bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp phải giải thể, hàng ngàn người mất việc làm,.. Nhưng đâu đó, ta vẫn tìm thấy những điểm sáng hy vọng thông qua cách mà những doanh nghiệp Nhật Bản vượt qua khó khăn. Tất cả nhờ vào sự kiên định, trung thành với tôn chỉ hoạt động của doanh nghiệp và sự trung thành với những mong muốn của khách hàng. Thời gian giãn cách, họ tìm tòi và khám phá thêm những phương cách thức nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, không bao giờ đi ngược lại với những giá trị riêng có.
Thương hiệu mỹ phẩm Menard - Một trong những thương hiệu giữ trọn tấm lòng "Trung" trong nghịch cảnh
Menard - Mỹ phẩm cao cấp từ Nhật Bản là thương hiệu kiên định giữ trọn chữ "Trung" trong hoạt động kinh doanh, dù phải vượt qua "giông bão" Covid-19. Xuất phát từ những nhu cầu thiết thực của khách hàng trong bối cảnh dịch bệnh, Menard đã vận dụng triệt để nền tảng thương mại điện tử để kết nối, tư vấn, phục vụ, lan tỏa nguồn năng lượng tích cực để xoa dịu những hoang mang, đó là lòng trung dành cho khách hàng. Cũng trong thời gian đó, thương hiệu không ngừng phát triển các hoạt động R&D, kịp thời hiệu chỉnh đường lối kinh doanh để không bị "lạc hướng" trên hành trình "Vươn tới vẻ đẹp đích thực", dù đôi lúc va vấp phải những khó khăn hoặc lợi ích nhất thời, đó là lòng trung đối với chính bản thân. Thậm chí, để lan tỏa nguồn năng lượng tích cực và nhân rộng những giá trị Đẹp, Menard còn tìm kiếm vẻ đẹp đích thực ở những nét bình dị của cuộc đời, trong sự đoàn kết cộng đồng và trong tinh thần lạc quan, hướng về ngày mai.
Có lẽ, chữ "Trung" trong tinh thần Samurai Nhật Bản đã trở thành kim chỉ nam dẫn lối soi đường đưa thương hiệu đứng vững trước những khó khăn và thách thức của năm 2020 và hướng về một tương lai đầy lạc quan phía trước?