img

"Startup và Boxing đều đòi hỏi tinh thần khát máu, quyết liệt, yêu cầu bền bỉ, dẻo dai, nhưng đôi lúc mệt mỏi và đổ rất nhiều mồ hôi" - đó là so sánh vui của Chủ tịch Tập đoàn NextTech Nguyễn Hoà Bình nói về 2 niềm đam mê lớn của ông hiện thời.

Cũng không khó hiểu khi Shark Bình (danh xưng quen thuộc của ông Bình sau khi tham gia Shark Tank Việt Nam) lựa chọn Boxing là môn thể thao gắn bó với mình suốt mấy năm qua - bởi chính con người ông cũng không kém phần gai góc, mạnh mẽ và quyết liệt. Từ khi "chập chững" khởi nghiệp vào năm 2001 khi mới 19 tuổi, cho đến lúc nổi tiếng với vai trò "ông bầu" của rất nhiều nhà khởi nghiệp, phong thái của doanh nhân này dường như vẫn chẳng hề thay đổi.

CAFETALK SỐ 02 | PHÍA SAU VÕ ĐÀI

Chủ tịch NextTech – Nguyễn Hoà Bình nói về giấc mộng tỷ phú: “Giờ có 1 tỷ USD tôi cũng không biết làm gì” - Ảnh 2.

Chủ tịch NextTech – Nguyễn Hoà Bình nói về giấc mộng tỷ phú: “Giờ có 1 tỷ USD tôi cũng không biết làm gì” - Ảnh 3.

Tôi nghĩ rằng khi đã startup thì chẳng ai muốn thất bại. Ai cũng nghĩ chắc chắn sẽ thành công to, hoặc khá chắc về tỷ lệ thành công thì mới làm.

Tuy nhiên, văn hoá khởi nghiệp, đón nhận thách thức, không sợ thất bại, liên tục đi đầu với những cái mới chính là tinh thần tôi tâm đắc nhất ở NextTech. Và ở mỗi giai đoạn, chúng ta lại ở một điều kiện hoàn cảnh khác, tâm thế khác.

Ngày còn trẻ thì "điếc không sợ súng", ít kinh nghiệm mà cũng bí ý tưởng, bí hướng đi, nên cứ nhìn thấy cái gì mới là nhảy vào. Lúc ấy cơ bản là liều, không sợ thất bại vì cũng chưa có gì trong tay.

Còn hiện nay, khi NextTech mỗi năm đều tự "Venture Build"(*) được 3-4 startup mới và đầu tư khoảng 6-7 startup bên ngoài thì tôi vẫn không sợ thất bại, nhưng tâm thế khác một chút. Bởi thứ nhất, tôi đã có nhiều kinh nghiệm, nhiều thông tin hơn. Thứ hai, bản thân cũng tích luỹ tài chính ở mức đủ, để nếu dự án đó có thất bại thì cũng không ảnh hưởng đến toàn cục. Tôi cũng không phải tuýp người liều lĩnh đánh dốc túi, gần như chưa bao giờ đánh dốc túi hay chơi liều một phen. Bao giờ cũng có sự thận trọng và phương án back-up. Thứ ba là hệ sinh thái của NextTech đã tương đối lớn, có thể là bệ phóng cho bất kỳ startup mới được khai sinh thêm. Do đó, tỷ lệ startup thất bại trong hệ sinh thái cũng ngày càng giảm đi. Mình vừa khôn hơn, lại vừa giàu hơn, thì khả năng thất bại cũng giảm đi, góc nhìn về thất bại cũng khác.

(*) Venture Build là mô hình "nôi khởi nghiệp", doanh nghiệp đóng vai trò Venture Builder sẽ xây dựng văn hóa, tư duy cho startup, kết nối với các nhà đầu tư, hỗ trợ tài chính để xây dựng và phát triển startup.

Chủ tịch NextTech – Nguyễn Hoà Bình nói về giấc mộng tỷ phú: “Giờ có 1 tỷ USD tôi cũng không biết làm gì” - Ảnh 4.

Chủ tịch NextTech – Nguyễn Hoà Bình nói về giấc mộng tỷ phú: “Giờ có 1 tỷ USD tôi cũng không biết làm gì” - Ảnh 5.

NextTech liên tục có các startup mới. Bản thân các startup đều liên tục tăng trưởng quy mô và hoạt động, gần như tháng nào cũng khai trương một văn phòng mới ở tỉnh này, tỉnh kia.

Đối với tôi, bất động sản truyền thống không quan trọng. Quan trọng là bất động sản trên mạng. Tôi nghĩ trong vòng 10-20 năm tới, người ta sẽ không nói về bất động sản mặt đất nữa, mà sẽ quan tâm đến bất động sản trên mạng. Dấu ấn sẽ nằm ở việc mình có những công trình, nền tảng gì trên mạng, phục vụ được bao nhiêu người dùng. Đó chính là khái niệm mới về bất động sản.

Còn các văn phòng, công ty, NextTech vẫn đang liên tục khai trương, mở rộng, nhưng với tôi, đó không phải dấu mốc hay điều gì quá đáng nhớ bằng việc có bao nhiêu startup ra đời trong năm, bao nhiêu startup break-even (thu đủ chi). Những mốc như vậy mới thực sự đáng nhớ.

Chủ tịch NextTech – Nguyễn Hoà Bình nói về giấc mộng tỷ phú: “Giờ có 1 tỷ USD tôi cũng không biết làm gì” - Ảnh 6.

Thời điểm 2015-2016, trong sứ mệnh của NextTech có đoạn: "NextTech là một tổ chức thống nhất của những doanh nhân công nghệ chuyển đổi mới, sáng tạo, phát minh ra những sản phẩm công nghệ mới để phục vụ cho cuộc sống và mang lại giá trị gia tăng cho con người. Mục tiêu sẽ trở thành công ty tỷ đô".

Nhưng mục tiêu cuối cùng lại thay đổi vào năm 2016-2017, tôi gạch chữ "tỷ đô" đi và thay bằng mục tiêu "trở thành bệ phóng cho hàng trăm doanh nhân công nghệ tại Việt Nam và Đông Nam Á".

Thời khắc khiến tôi có sự thay đổi đó là vào một buổi bảo vệ kế hoạch kinh doanh cuối 2016 – đầu 2017 của NextTech. Khi lắng nghe các công ty thành viên lên báo cáo rằng công ty này lọt câu lạc bộ nghìn tỷ, công ty kia đặt mục tiêu 10.000 tỷ đồng (về sản lượng giao dịch)… tôi thấy rất vui. Tôi thấy mình đã thúc đẩy được nhiều thanh niên trẻ thành doanh nhân trưởng thành, khởi nghiệp công nghệ thành công, say sưa nói về mục tiêu lớn, giúp họ trở nên giàu có.

Và khi đặt mục tiêu làm bệ phóng sản sinh ra hàng trăm doanh nhân công nghệ đồng nghĩa với việc tạo ra hàng trăm bất động sản trên mạng. Lúc đó, những con số 1 tỷ, 10 tỷ hay 100 tỷ đô không còn quan trọng nữa. Bao nhiêu tỷ đô cũng chỉ là hệ quả, con số mà thôi. Nếu chúng ta có được hàng trăm doanh nhân công nghệ trong hệ sinh thái thì sức mạnh là vô biên.

Chủ tịch NextTech – Nguyễn Hoà Bình nói về giấc mộng tỷ phú: “Giờ có 1 tỷ USD tôi cũng không biết làm gì” - Ảnh 7.

Chủ tịch NextTech – Nguyễn Hoà Bình nói về giấc mộng tỷ phú: “Giờ có 1 tỷ USD tôi cũng không biết làm gì” - Ảnh 8.

Nói một cách thật lòng thì tỷ phú đô la không phải khát khao hàng đầu của tôi. Tôi cho rằng đó là hệ quả của những gì mình làm. Làm đúng những gì mình thích, được thỏa chí, có đóng góp giá trị tích cực cho xã hội, đó mới là mục tiêu quan trọng và khát khao hàng đầu.

Bây giờ có 1 tỷ đô thì tôi cũng không biết làm gì với nó. Vì bản thân đã vượt qua ngưỡng tự do tài chính từ lâu rồi, có thể thoải mái ăn tiêu, chơi, đi du lịch, mua sắm, tất nhiên trừ những thứ quá xa xỉ mà tôi không có nhu cầu hoặc chưa nghĩ đến.

Tôi nghĩ bất kỳ ai ở Việt Nam có tài sản tầm 10 triệu USD là đã vượt qua ngưỡng tự do tài chính mà không cần nghĩ gì đến tiền nữa. Quan trọng lúc đó, họ sẽ chuyển hoá mục tiêu cao hơn, là để lại di sản gì, công trình gì cho xã hội. Khi đã để lại di sản cho xã hội rồi thì tỷ đô chỉ là thước đo về di sản đó thôi.

Tất nhiên nếu bảo là muốn trở thành người có tỷ đô hay không thì cũng muốn chứ. Nhưng tôi cho đó là thiên mệnh. Tôi không phải người mê tín, nhưng tôi nghĩ bất kỳ ai cũng có một số phận, thiên mệnh riêng. Đã không có số thì mình muốn cũng không được, mình có số thì chẳng nghĩ đến thì tiền cũng rơi vào đầu.

Con số 1 tỷ USD nghĩ đến hay không, đối với tôi cũng chẳng để làm gì. Mình cứ làm, mình có số thì sẽ đến. Đừng nghĩ đến nó mà nghĩ đến di sản mà bản thân muốn xây dựng và để lại cho đời.

Chủ tịch NextTech – Nguyễn Hoà Bình nói về giấc mộng tỷ phú: “Giờ có 1 tỷ USD tôi cũng không biết làm gì” - Ảnh 9.

Chủ tịch NextTech – Nguyễn Hoà Bình nói về giấc mộng tỷ phú: “Giờ có 1 tỷ USD tôi cũng không biết làm gì” - Ảnh 10.

Có chứ. Tôi cũng có một bộ phận Wealth Management (Quản lý Tài sản - PV), giúp tôi đầu tư vào thị trường tài chính, bất động sản. Đó cũng là những hoạt động đem lại thu nhập khác rất tốt.

Chủ tịch NextTech – Nguyễn Hoà Bình nói về giấc mộng tỷ phú: “Giờ có 1 tỷ USD tôi cũng không biết làm gì” - Ảnh 11.

Chủ tịch NextTech – Nguyễn Hoà Bình nói về giấc mộng tỷ phú: “Giờ có 1 tỷ USD tôi cũng không biết làm gì” - Ảnh 12.

Nghề chính – đầu tư vào startup vẫn là mảng mang về cho tôi nhiều lợi nhuận nhất, ai cũng phải thế. Nếu đầu tư tài chính đem lại nhiều lợi nhuận nhất thì lại thành mảng chính của mình rồi. Tôi vẫn luôn cổ vũ các bạn trẻ là phải làm thật tốt nghề chính của mình, đó là điều tiên quyết. Kiếm được tiền, thặng dư tài chính rồi thì mới đi đầu tư, chứ đừng sa đà.

Tôi thấy nhiều bạn trẻ hiện nay hơi sai ở chỗ, dù là nhân viên văn phòng nhưng lại sa đà vào đầu tư chứng khoán, suốt ngày đi làm nhưng "thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao". Thân thể ở trong công ty nhưng tinh thần cứ ở trên bảng điện tử. Tôi không ủng hộ chút nào. Chúng ta cứ đắm đuối vào bảng điện tử ấy rồi sẽ mất hết. Thứ nhất là mất tiền, các bạn đầu tư tài chính không thắng được với các nhà đầu tư chuyên nghiệp đâu, chỉ có 5% nhà đầu tư thực sự kiếm được tiền. Thứ hai, mất cả việc chính của mình, mất thời gian, bỏ lỡ cơ hội phát triển sự nghiệp.

Nếu muốn đầu tư tài chính thì một là chuyển công ty, chuyển sang đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Không thì các bạn bỏ tiền vào quỹ đầu tư để đem lại lợi nhuận chắc chắn, tất nhiên là cao hơn ngân hàng nhưng cũng đừng siêu cao. Tổ chức nào mà hứa lợi nhuận trên 50%/năm thì chắc chắn là lừa đảo.

Chủ tịch NextTech – Nguyễn Hoà Bình nói về giấc mộng tỷ phú: “Giờ có 1 tỷ USD tôi cũng không biết làm gì” - Ảnh 13.

Tôi nghĩ là ảo. Theo tôi, thị trường coin đến hiện nay vẫn rất ảo. Góc nhìn của tôi tương đối thận trọng. Cái gì cũng phải "back to basic" (dựa vào giá trị cốt lõi - PV), mang lại giá trị cho xã hội  bằng vật chất hoặc dịch vụ.

Trong khi đó hầu hết các coin trên thị trường đều không mang lại giá trị thật cho cuộc sống, chỉ có một số ít dự án mang lại giá trị thật dưới hình thức như bảo chứng cho một dự án nào đó có giá trị. Còn đại đa số, tôi nghĩ là ảo, ảo một cách buồn cười.

Ở NextTech, chúng tôi cũng đầu tư vào một số startup phát hành token nhưng là để bảo chứng cho dự án tốt, đem lại giá trị cho xã hội.

Tôi cho rằng các nhà đầu tư đầu tư vào coin, crypto phải rất thận trọng. Đa số sẽ mất tiền, nhà đầu tư hãy chuẩn bị tâm thế cho việc đó. Nếu có chơi thì xác định chơi thôi, đừng nghĩ có thể làm giàu đột biến. Thứ giúp chúng ta làm giàu đột biến và lâu dài phải là nghề của mình.

Chủ tịch NextTech – Nguyễn Hoà Bình nói về giấc mộng tỷ phú: “Giờ có 1 tỷ USD tôi cũng không biết làm gì” - Ảnh 14.

Chủ tịch NextTech – Nguyễn Hoà Bình nói về giấc mộng tỷ phú: “Giờ có 1 tỷ USD tôi cũng không biết làm gì” - Ảnh 15.

Thực ra tôi hay thất bại trong chuyện tình trường nhiều hơn. Như tôi cũng từng nói, người ta học từ thất bại. Bài học thành công chỉ như liều thuốc độc, bởi chúng không bao giờ lặp lại được.

Ví dụ, Jack Ma tạo nên Alibaba thì phải đúng là ông ấy, vào thời điểm ấy, thị trường ấy thì mới thành công. Đọc những bài học thành công cũng giống như câu chuyện "Survivorship Bias" - người ta đi nghiên cứu lỗ thủng trên các máy bay sống sót, trở về thành công. Trong khi đó, đáng lẽ ra người ta phải nghiên cứu lỗ thủng từ các máy bay không trở về thì mới là bài học đáng giá. Startup cũng vậy, nên chú trọng tìm hiểu các bài học thất bại.

Tôi thấy hai lĩnh vực startup và tán gái có nhiều điểm tương đồng đó. Đó là sự chinh phục khách hàng, thị trường, bán cái mình có cho họ và cạnh tranh với các đối thủ ngoài kia.

Một lý do nữa là vì cách so sánh ấy rất trực quan, gần gũi. Chúng ta nói chuyện khởi nghiệp cho công chúng, cho những người có thể chỉ học hết trung học cơ sở đã đi kinh doanh. Mình không thể nói gì cao siêu, lý thuyết được. Bài học phải được trích dẫn bởi những câu chuyện gần gũi. Trong đó tình yêu - tình cảm là một phần lớn của cuộc sống.

Chủ tịch NextTech – Nguyễn Hoà Bình nói về giấc mộng tỷ phú: “Giờ có 1 tỷ USD tôi cũng không biết làm gì” - Ảnh 16.

Chủ tịch NextTech – Nguyễn Hoà Bình nói về giấc mộng tỷ phú: “Giờ có 1 tỷ USD tôi cũng không biết làm gì” - Ảnh 17.

Tôi thích nhậu. Tôi cũng là một người rất đời, thích tụ tập, hát hò, nhậu. Vui mà!

Điều này cũng liên quan đến một quan điểm sống của tôi, đó là phải hưởng thụ "along" , tức hưởng thụ dọc theo quá trình mình sống. Đừng nghĩ lúc nào mình giàu rồi hưởng thụ. Biết lúc nào mình giàu, biết lúc nào thành công?

Làm việc cũng phải phiêu một chút, tôi là tuýp người như vậy. Nguyên tắc thì vẫn nguyên tắc, công việc thì vẫn 1+1=2  nhưng vẫn phải phiêu, lãng mạn một chút. Điều đó bồi bổ cho mình sức khỏe tinh thần, giúp bộ não sáng tạo hơn.

Đừng lúc nào cũng đầu tắt mặt tối, ôm việc khắp nơi, lên cả giường ngủ. Tôi cũng từng trải qua giai đoạn đó nên mới chia sẻ kinh nghiệm này. Càng ôm vào thì càng tắc. Nên thỉnh thoảng tôi hay nói với các bạn trẻ, khi nào gặp bế tắc thì bỏ đi chơi đi ngủ, để đầu óc được xả ra, tự nhiên sau đó ý tưởng nó sẽ đến.

Chủ tịch NextTech – Nguyễn Hoà Bình nói về giấc mộng tỷ phú: “Giờ có 1 tỷ USD tôi cũng không biết làm gì” - Ảnh 18.

Tôi nghĩ doanh nhân thành đạt rồi thì động cơ làm việc của họ lúc đó không phải là tiền nữa mà đến từ mấy lý do sau.

Động cơ mang tính cốt lõi là nỗi sợ hãi. Nỗi sợ hãi mình bị lãng quên, tụt hậu, bị tiêu diệt. Giống như con linh dương sáng dậy là biết mình phải chạy rất nhanh, không thì sẽ bị ăn thịt.

Động cơ thứ hai đó là thói quen. Như tôi quen với việc startup 20 năm nay rồi, bây giờ ngừng lại tôi chẳng biết làm gì. Mà không làm nữa thì người yếu đi, cơ thể mụ mị, mất sức khoẻ. Trong khi làm việc chính là đang được sống, được vui.

Động cơ thứ ba, không phải là tiền mà là như tôi đã có đề cập ở trên, là để lại di sản cho xã hội, con cháu. Chúng tôi sẽ còn làm đến lúc nào mà bản thân chấp nhận rằng mình bị lạc hậu rồi, lùi lại để con cháu, người khác lên thay. Tuy nhiên lúc đó sẽ rất buồn vì rảnh quá, nhiều thời gian quá.

Chúc anh sẽ tiếp tục thành công trong hành trình làm bệ phóng cho các doanh nhân khởi nghiệp công nghệ, và để lại nhiều di sản cho xã hội!

Nhịp sống kinh tế