Chống chọi với cả trăm nghìn ca nhiễm Omicron/ngày, châu Âu vẫn phải đối diện cuộc khủng hoảng khác trầm trọng hơn

20/12/2021 13:46 PM | Xã hội

Châu Âu đang chuẩn bị chứng kiến tình trạng thiếu hụt năng lượng trong tuần này, do thời tiết lạnh giá sẽ thúc đẩy nhu cầu vào đúng thời điểm nguồn cung không thể bắt kịp.

Tuần này, nhiệt độ ở một số thủ đô ở châu Âu được dự báo sẽ giảm xuống dưới 0 độ C. Do đó, mạng lưới điện đang căng thẳng phải đối mặt với tốc độ giớ thấp và sự cố mất điện hạt nhân nghiêm trọng ở Pháp càng gặp nhiều khó khăn. Vấn đề trở nên trầm trọng hơn khi Nga mới đây báo hiệu rằng họ có ý định hạn chế dòng chảy khí đốt tự nhiên qua một tuyến trung chuyển chính đến Đức, sau khi đã giới hạn nguồn cung vào cuối tuần trước.

Trong năm nay, giá năng lượng đã tăng vượt tầm kiểm soát khi khí đốt ở châu Âu tăng khoảng 600%. Khi nhiệt độ được dự báo sẽ giảm xuống mức thấp so với mùa lạnh thông thường vào đầu tuần này, thì giá điện trong ngắn hạn cũng tăng mạnh. Tại Pháp, giá điện đã lên mức cao nhất kể từ khi ghi nhận mức tăng đột biến hiếm thấy vào năm 2009. Trong khi đó, giá điện ở Đức cao ở mức thứ 3 trong kỷ lục.

Giá cả tăng cao đã thúc đẩy lạm phát và là một nỗi đau đầu với các nhà hoạch định chính sách vốn đang phải ứng phó với sự lây lan của biến thể Omicron ngay trước kỳ nghỉ lễ. Căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine cũng có thể khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

 Chống chọi với cả trăm nghìn ca nhiễm Omicron/ngày, châu Âu vẫn phải đối diện cuộc khủng hoảng khác trầm trọng hơn  - Ảnh 1.

Dự báo nhiệt độ ở châu Âu.

Jeremy Weir, CEO của công ty giao dịch hàng hoá Trafigura Group, hồi tháng trước đã cảnh báo rằng châu Âu có thể rơi vào tình trạng mất điện liên tục khi mùa đông lạnh giá đến. Sau đó, Electricite de France SA cho biết họ đang dừng hoạt động các lò phản ứng vốn chiếm 10% công suất điện hạt nhân của quốc gia này. Do đó, Pháp phải hứng chịu sự ảnh hưởng của thời tiết vào đúng thời gian cao điểm của mùa đông là tháng 1 và tháng 2.

Với việc công suất điện hạt nhân sụt giảm, các nhà sản xuất điện sẽ phải sử dụng nhiều khí đốt hơn để duy trì hoạt động của mạng lưới điện. Tuy nhiên, Nga đã báo hiệu rằng họ có thể giới hạn dòng chảy năng lượng đến Đức qua đường ống Yamal-châu Âu. Điều này có khả năng khiến châu Âu buộc phải sử dụng lượng khí tồn kho vốn đã cạn kiệt. Các khu lưu trữ hiện chỉ có tỷ lệ lấp đầy là 60%, mức thấp kỷ lục cho đến thời điểm này trong năm.

Trong các cuộc đấu giá vào hôm Chủ Nhật, chỉ 4% công suất được phân bổ để đi qua Belarus và Ba Lan đến Mallnow, Đức. Trong khi đó, công suất Nga thực hiện trong hầu hết các ngày ở tháng này là 35%. Nga cũng từ chối đặt thêm các đường ống để chuyển thêm khí đốt qua Ukraine vào thứ Hai.

 Chống chọi với cả trăm nghìn ca nhiễm Omicron/ngày, châu Âu vẫn phải đối diện cuộc khủng hoảng khác trầm trọng hơn  - Ảnh 2.

Dòng khí đốt tự nhiên qua trạm Mallnow (Đức) sụt giảm trong cuối tuần qua.

Tập đoàn khí đốt Gazprom PJSC của Nga sẽ thực hiện thay đổi cuối cùng để tăng công suất dự trữ trong cuộc đấu giá trong ngày, có khả năng sẽ ngăn chặn được cuộc khủng hoảng hiện tại. Giá cả tăng vọt ở châu Âu đã buộc các nhà máy luyện kim loại và sản xuất phân bón phải hạn chế sản lượng, có nguy cơ kéo tụt đà hồi phục kinh tế của khu vực.

Dù các trader kỳ vọng rằng lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng tăng trong thời gian tới có thể sẽ xoa dịu tình hình do nhu cầu ở châu Á giảm, nhưng việc chuyển hướng vận chuyển sẽ mất một thời gian và lượng hàng hoá đến các các châu Âu khó có thể kịp trước tháng 1.

Trong khi đó, dịch Covid-19 ở châu Âu vẫn diễn biến căng thẳng. Anh hiện ghi nhận hơn 90.000 ca nhiễm biến thể Omicron trong 1 ngày. Trong khi đó, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte ngày 18/12 đã ban bố lệnh tái phong tỏa toàn quốc để kiểm soát tốc độ lây lan của Omicron. Pháp, Cyprus và Áo cũng đã lệnh thắt chặt hoạt động di chuyển do lo ngại liên quan đến biến thể này. Paris mới đây buộc phải hủy kế hoạch bắn pháo hoa mừng năm mới, còn Đan Mạch đóng cửa rạp chiếu phim, nhà hát và bảo tàng.

Giá năng lượng cao gây ra nhiều tác động lớn đối với nền kinh tế khu vực. NHTW châu Âu (ECB) dự báo lạm phát của khu vực này sẽ lên đến 3,2% trong năm 2022. Tại Anh, tình trạng lạm phát cao kéo dài có thể sẽ thúc đẩy NHTW tiếp tục nâng lãi suất.

Vu Lam

Từ khóa:  dịch bệnh
Cùng chuyên mục
XEM