Chỗ dựa lớn nhất khi ngoài 50 tuổi không phải con cái, cũng chẳng là bạn đời mà nằm ở 3 điều này: Biết càng sớm càng đỡ thất vọng
Theo bạn khi ở bên kia sườn dốc cuộc đời, đâu sẽ là chỗ dựa của bạn?
Tục ngữ có câu "Ba mươi đứng vững, bốn mươi không lẫn, năm mươi biết mệnh…". Có người cho rằng thời gian trôi nhanh, chớp mắt đến 50 tuổi mới được hưởng phúc. Nhưng cũng có người lại cho rằng bao giờ con cái khôn lớn, tự lập để khi về hưu mới thực sự được an hưởng cuộc sống.
Ai cũng muốn dựa vào người khác, nhưng không muốn người khác dựa vào mình. Đây có thể là một cách tiếp cận ích kỷ.
Về chuyện "chống lưng", một thạc sĩ Hán học từng nói: "Điểm mấu chốt cuộc sống nằm ở chữ "dựa". Ở nhà nương nhờ cha mẹ, ra ngoài nương nhờ bạn bè, nương nhờ xã hội,… Tóm lại, nương tựa cái gì cũng được, nhưng cốt lõi vẫn phải dựa vào chính bản thân mình".
Nhiều người có suy nghĩ gặp được "quý nhân" rồi nương tựa, thực hiện ước mơ của mình, để cuộc sống vô ưu vô lo. Nhưng suy nghĩ rất hay, thực tế lại phũ phàng. Quý nhân đâu không thấy, nếu cứ trông chờ bạn sẽ chuốc lấy thất vọng.
Trong cuộc sống, người khác trông cậy vào bạn, còn bạn thì giống như con bò khó khăn kéo xe mò mẫm tiến về phía trước, không biết đâu là đích đến. Tất nhiên, gia đình cũng vậy, vì trách nhiệm của cha mẹ là làm nhiệm vụ "kéo xe".
Đến khi về già, chúng ta dần hiểu ra một chân lý: Chỗ dựa lớn nhất của một người trong cuộc đời này không phải người ruột thịt, cũng không phải người "đầu ấp tay gối". Bởi bản chất con người là ích kỷ, và họ chỉ quan tâm đến bản thân.
Đừng mong dựa dẫm vào con cái
Có một ông lão đã 80 tuổi, vì là nông dân và chỉ có lương hưu vài trăm nhân dân tệ nên ông sống trong túng thiếu.
Ông lão có 3 người con trai. Con trai cả làm ruộng ở trong thôn, con trai thứ hai làm việc ở thành phố. Còn con trai út tuy giàu có nhưng sống ở thành phố hạng nhất, quanh năm xa nhà.
Một ngày nọ, ông lão bị ốm, phải đến thị trấn để khám bệnh. Dù cơ thể mệt mỏi nhưng ông vẫn phải cuốc bộ rất xa để tới viện.
Thấy hoàn cảnh tội nghiệp của ông lão, bác sĩ liền hỏi: "Các con của ông đâu, sao ông lại đi một mình như vậy?".
Ông lão chậm rãi lắc đầu trả lời: "Con trai lớn sợ vợ, không đi cùng tôi, có đi cũng không trả tiền. Con trai thứ hai làm việc ở thành phố, không nghỉ việc được nên không đi cùng. Còn con trai thứ ba đã mấy năm không về nhà, trong lòng không còn có người cha là tôi".
Tuy ông lão có ba người con trai, nhưng đến lúc bệnh tật, cả 3 người con đều không giúp đỡ được gì. Một năm sau, ông lão mất, còn 3 người con của ông cãi nhau về vấn đề thừa hưởng mấy nghìn nhân dân tệ mà ông tích cóp cả đời.
Người già trông cậy vào con chỉ là hão huyền, tình trạng này diễn ra ở một số vùng nông thôn lạc hậu. Nhiều người già đang sống một cuộc đời cô đơn, tẻ nhạt.
Còn người "đầu ấp tay gối" thì sao?
Người ta thường nói: "Một ngày vợ chồng, nghìn năm ân nghĩa". Nhưng đôi khi tai hoạ ập đến cũng sẽ phát sinh tình huống có 1-0-2. Và thậm chí còn hơn thế nữa khi họ đến tuổi 50.
Một người đàn ông nọ tên Xiaoyu (Trung Quốc). Mọi người xung quanh đều nhận xét anh ấy là một người đàn ông tốt. Xiaoyu không hút thuốc hay uống rượu. Để nuôi sống gia đình, dù cơ thể không cường tráng nhưng hàng ngày, anh vẫn đến nhà máy sản xuất gạch làm cửu vạn. Công việc ở nhà máy gạch không phải ai cũng làm được, rất vất vả.
Khi kết thúc một ca làm việc, anh kiệt sức nằm trên mặt đất, chỉ thở hổn hển. Xiaoyu có thể kiếm được hơn 300 NDT (khoảng 1 triệu đồng) mỗi ngày. Nhưng sau một năm, sức khỏe của anh suy giảm rõ rệt. Sau khi đến bệnh viện khám, Xiao Yu phát hiện mình bị viêm thận.
Vợ của Xiaoyu lúc đầu cố gắng vay mượn khắp nơi để chạy chữa. Nhưng sau tình hình không khả quan nên đành buông xuôi, để mặc Xiaoyu chiến đấu với bệnh tật. Thời gian sau, Xiaoyu còn mắc thêm bệnh tiểu đường.
Thực tế, những người có thể cùng nhau già đi và nghĩ về nhau thật sự không nhiều. Nhưng nếu có được người bạn đời tốt thì đó cũng là phúc phận từ kiếp trước, bạn cần trân trọng!
3 điều quan trọng mang lại cảm giác an toàn cho người ngoài tuổi 50
1. Điều kiện vật chất
Người xưa có câu: "Mọi người sinh ra tay trắng thì ra đi cũng trắng tay. Khi nhắm mắt xuôi tay, chúng ta đều không thể mang theo bất cứ thứ gì."
Nói là thế, nhưng nếu bạn thực sự "đi" không một xu dính túi thì người khác sẽ nói gì về bạn, họ sẽ chê cười ngay lập tức. Vì vậy, ở đời không bao giờ được thiếu tiền, lúc sống cũng vậy, lúc chết cũng vậy.
Một người đàn ông nọ là doanh nhân, ông ấy 65 tuổi và có tài sản hàng chục triệu đô la. Ông ấy có hai con trai.
Vào năm ngoái, ông bị cao huyết áp, phải vào bệnh viện điều trị. Trong phòng bệnh, con trai cùng con dâu ông đều có mặt đầy đủ, tỏ ra rất hiếu thuận. Nàng dâu này bưng nước, nàng dâu kia xúc cơm, còn chăm sóc ông hơn cả cha mẹ ruột.
Người thân cùng bạn bè ông không ngừng ngợi khen: "Ông thật có phúc. Hai cô con dâu ngoan này ngoan ngoãn, lễ phép, hết lòng chăm sóc cho bố chồng".
Nghe vậy, ông chỉ mỉm cười, không nói nhiều. Ông hiểu rằng tiền, bạc giống như đòn bẩy, có nhiều thì tình cảm ít, chưa chắc các con đã thật lòng. Tuy nhiên vì bản thân có tiền nên con cái và mọi người xung quanh sẽ đối đãi ân cần, tử tế hơn.
2. Lòng biết ơn từ trái tim
Trong cuộc sống, chúng ta nên biết ơn khi được người khác giúp đỡ. Lòng biết ơn là một trong những giá trị phổ quát của đạo đức nhân loại. Cách nay hơn 2.000 năm, Marcus Tullius Cicero, một trong những triết gia và nhà hùng biện trứ danh thời La Mã cổ đại từng khẳng định: "Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác của con người".
Khi hưởng thụ quyền lợi nơi này nhưng lại ủng hộ, vun vén cho nơi khác là những kẻ ăn cây táo rào cây sung. Khi đạt được mục đích cá nhân nhưng vội quên ngay người khác giúp đỡ mình là những kẻ "được chim bẻ ná, được cá quên nơm". Đáng khinh nhất là những kẻ vô ơn bạc nghĩa khi thể hiện thói ích kỷ cá nhân đến mức "qua cầu rút ván".
Một trái tim biết đồng cảm với khó khăn, hoạn nạn của người khác là một trái tim nhân hậu. Một con người biết chia sẻ với nỗi buồn, đau thương của người khác là một con người giàu tình cảm nhân văn.
Đến khi bước sang tuổi 50, bạn càng cần hiểu rõ về giá trị của lòng biết ơn.
3. Buông bỏ để đạt được hạnh phúc
Đến tuổi 50, bạn phải ngừng nhìn về quá khứ và giải phóng tâm trí khỏi những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực để cuộc sống tốt hơn.
Tất cả chúng ta có thể đã trải qua nỗi đau về thể xác hay tinh thần vào một thời điểm nào đó. Sự khác biệt là một số người giữ chặt những trải nghiệm đau thương đó và khó tiếp tục cuộc sống hơn những người khác.
Bạn gặp khó khăn và hồi tưởng lại trải nghiệm của mình là điều đương nhiên, nhưng đến một lúc nào đó, bạn cần ngừng suy nghĩ về những gì mình không thể thay đổi và tập trung vào thứ mà bạn có thể kiểm soát, đó là hiện tại và tương lai.
Việc cứ hồi tưởng lại những tình huống trong quá khứ và xem xét từng chi tiết khiến bản thân đau đớn khá phổ biến. Suy nghĩ mong muốn rằng những khoảnh khắc này khác đi sẽ chỉ ngăn cản bạn sống một cuộc sống trọn vẹn.
Bạn cũng không nên đổ lỗi cho người khác. Việc đổ lỗi sẽ khiến bạn luôn mang tâm trí mong đợi một lời xin lỗi. Bạn cần chấp nhận rằng chuyện không vui và hiểu rằng đổ lỗi sẽ không thay đổi được gì cả. Vì vậy, đừng đổ lỗi mà hãy nhìn nhận vai trò của mình.
Hãy đặt mình vào vị trí của người kia và nhìn mọi thứ từ góc độ của họ để hiểu họ cảm thấy thế nào. Cứ dằn vặt bản thân chỉ ngăn bạn tiến lên trong cuộc sống. Hãy nhẹ nhàng, học cách tha thứ và chỉ giữ lại bên mình những bài học rút ra được từ sai lầm.