Chính phủ Hà Lan xin lỗi vì quy định triệt sản đối với người chuyển giới

29/11/2021 09:45 AM | Xã hội

Chính phủ Hà Lan đã xin lỗi về một đạo luật trong quá khứ yêu cầu người chuyển giới phải triệt sản để thay đổi giới tính của họ một cách hợp pháp.

Luật này tồn tại cho đến năm 2014 và các luật tương tự vẫn còn được ghi nhận ở một số nước châu Âu.

"Đáng lẽ không ai phải trải qua những gì bạn đã trải qua. Tôi thực sự lấy làm tiếc vì điều đó", Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa và Khoa học Hà Lan Ingrid van Engelshoven cho biết tại thành phố Den Haag. "Các tiêu chuẩn về cơ thể trông như thế nào không có trong luật và luật không bao giờ được buộc mọi người phải trải qua một cuộc phẫu thuật. Và hôm nay tôi thay mặt cho toàn thể nội các xin lỗi chân thành sâu sắc về điều này".

Từ năm 1985 đến năm 2014, Hà Lan cho phép công dân chuyển đổi giới tính một cách hợp pháp, với điều kiện họ phải phẫu thuật bộ phận sinh dục và được giữ vô trùng sau đó. Luật này đã bị bãi bỏ dưới áp lực của các nhà hoạt động quyền LGBT, bao gồm cả Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, vốn mô tả đây là "chấn thương không cần thiết".

Hiện nay, đánh giá tâm lý là tất cả những gì cần làm để thay đổi giới tính của một người một cách hợp pháp ở Hà Lan.

Chính phủ Hà Lan xin lỗi vì quy định triệt sản đối với người chuyển giới - Ảnh 1.

Luật triệt sản đối với người chuyển đổi giới tính vẫn tồn tại ở một số quốc gia. (Ảnh: AP)

Khoảng 420 người tuyên bố đã trở thành nạn nhân của luật trên, AP đưa tin. Họ đã được đề nghị bồi thường 5.000 Euro (5.650 USD), số tiền mà các nhà hoạt động tại Mạng lưới Người chuyển giới Nederland cho là quá thấp.

Tòa án Nhân quyền châu Âu đã cấm các luật triệt sản kiểu này vào năm 2017. Cho đến thời điểm đó, luật này vẫn tồn tại trên giấy tờ ở 22 trong số 47 quốc gia thành viên của Công ước châu Âu về Nhân quyền.

Phán quyết của tòa án không bắt buộc các bang phải thay đổi luật của họ, nhưng đã thiết lập một tiền lệ pháp lý cho các phiên tòa về vấn đề này ở cấp quốc gia. Hiện tại, luật triệt sản vẫn tồn tại ở Czech, Phần Lan, Latvia, Slovakia và 9 quốc gia khác nằm trong phán quyết năm 2017.

Theo Quỳnh Chi (Theo RT)

Cùng chuyên mục
XEM