Chiếc máy chấm công của tự nhiên giải thích lý do: Tại sao chúng ta lại già đi?

25/12/2018 08:49 AM | Công nghệ

Hydra magnipapillata được coi là loài sinh vật bất tử.

Từ hàng ngàn năm trước, sinh lão bệnh tử là quy luật tự nhiên mà các nhà triết học Phương Đông đã đúc kết và mặc nhiên thừa nhận. Nhưng cho tới thế kỷ 19, các nhà khoa học phương Tây vẫn thắc mắc về một điều:

Nếu tiến hóa và chọn lọc tự nhiên đã giúp chúng ta sống sót, tại sao nó lại không giúp cho chúng ta sống mãi mãi? Hay nói một cách khác, tại sao tất cả các sinh vật bao gồm cả con người chúng ta lại già đi và chết?

Chiếc máy chấm công của tự nhiên giải thích lý do: Tại sao chúng ta lại già đi? - Ảnh 1.

Một câu hỏi muôn thuở vẫn chưa có lời giải: Tại sao chúng ta lại già đi?

"Tuổi thọ là một trong những lĩnh vực nghiên cứu thú vị nhất vì nó thực sự tính đến mọi khía cạnh của con người", giáo sư Rossininred Rossi đến từ Viện Lão hóa Quốc gia Hoa Kỳ cho biết.

Vào năm 1990, nhà sinh vật học Zhores Medvedev đã đưa ra hơn 300 giả thuyết để giải thích cho quy luật sinh lão bệnh tử. Nhưng theo Steven Austad, một nhà sinh vật học tại Đại học Alabama ở Birmingham, có một giả thuyết hàng đầu cho rằng mấu chốt của vấn đề chính là sự sinh sản.

Theo đó, mục đích chính yếu và ưu tiên nhất của Mẹ Tự nhiên khi sinh ra bạn không phải là ban cuộc sống cho bạn, mà là để bạn tiếp tục sinh sản và tạo ra những cuộc sống mới. Mẹ Tự nhiên không ưu tiên sự tồn tại của bất cứ ai, mà chỉ ưu tiên cho sự sinh sản của tất cả.

"Về cơ bản, chúng ta già đi vì tự nhiên không có cơ chế nào để sửa chữa cơ thể của chúng ta một cách hoàn hảo và vĩnh viễn. Mục tiêu chính của tự nhiên là giữ cho chúng ta sinh sản càng lâu càng tốt, và sau đó sẽ bỏ mặc cơ thể của chúng ta yếu dần đi", Austad nói.

Tốc độ lão hóa ở người và các động vật có vú khác có thể được xác định bằng tốc độ sinh sản của chúng ta nhanh như thế nào trước khi chúng ta bị giết bởi các yếu tố khác. Nhìn chung, khi một loài động vật càng nhỏ và môi trường của chúng càng có nhiều yếu tố thù địch, vòng đời của chúng sẽ càng ngắn.

Chẳng hạn, một con chuột đồng chỉ cần phải sinh sản trước khi một con diều hâu tóm được nó, vì vậy, các cơ quan và hệ thống miễn dịch của nó không đòi hỏi được thiết kế để hoạt động cho tới năm 50 tuổi.

Mặt khác, voi có rất ít mối đe dọa, vì vậy cơ thể của chúng cần được thiết kế để có thể trụ vững trong nhiều thập kỷ.

Đặt vào khía cạnh tiến hóa mà nói, việc sinh sản ra thế hệ tiếp theo được xem như một chiếc máy chấm công vậy. Nếu bạn đã đẻ, bạn sẽ được phép rời khỏi công sở, ở đây là rời bỏ cuộc đời của bạn và đi về nhà, hãy tưởng tượng nhà là một thiên đường chẳng hạn.

Tuổi thọ của chúng ta đang gia tăng và phụ nữ sống lâu hơn nam giới

Kể từ năm 1900, tuổi thọ trung bình của người dân Hoa Kỳ đã tăng từ 47 lên 79. Đóng góp chính yếu vào sự gia tăng này là tỷ lệ tử vong thấp ở trẻ sơ sinh: Một thế kỷ trước, 1 trong 10 đứa trẻ sinh ra ở Mỹ sẽ chết trước 1 tuổi, trong khi ngày nay con số đã giảm xuống còn 1 trong 170 trẻ.

Nhưng mức tăng tuổi thọ trong những năm sau đó cũng rất đáng kể. Biểu đồ này dự đoán tuổi thọ của những người đã sống tới 65 tuổi. Tất cả 4 quốc gia có mặt trên đồ thị là Thụy Điển, Pháp, Nhật Và Hoa Kỳ đã đều tăng được tuổi thọ của người cao tuổi thêm hơn 10 năm.

Biểu đồ tiếp theo cho thấy những người phụ nữ luôn luôn sống lâu hơn đàn ông. Andrew Noymer, nhà nhân khẩu học tại Đại học California ở Irvine, giải thích đó là do tỷ lệ hút thuốc và uống rượu ở nam giới cao hơn phụ nữ. Trong khi nam giới ở Mỹ và Thụy Điển đang dần thu hẹp khoảng cách tuổi thọ với phụ nữ, ở Pháp và Nhật, phụ nữ vẫn sống lâu hơn nam giới tới 4 năm.

Tuổi thọ của các loài động vật khác

Tuổi thọ của nhiều loài động vật khác xa so với con người, nhưng các cơ chế kiểm soát tuổi thọ ở các loài động vật dường như rất khác nhau. Nhà di truyền học Vadim Gladyshev đến từ Trường Y Harvard cho biết có rất nhiều con đường để kéo dài tuổi thọ.

Nếu con người có thể xác định được chiến lược của thiên nhiên đặt lên cuộc sống của mình, chúng ta có thể tìm ra cách để kéo dài tuổi thọ của mình.

Những con dơi Myotis brandtii rất nhỏ, nhiều trong số chúng chỉ nặng bằng một đồng xu nhưng có thể sống tới 41 năm trong môi trường tự nhiên. Năm 2013, Gladyshev và các đồng nghiệp đã phát hiện một số thay đổi trong gen có thể ảnh hưởng tới hooc-môn tăng trưởng, cho phép họ tác động đến tuổi thọ của loài dơi này.

Chiếc máy chấm công của tự nhiên giải thích lý do: Tại sao chúng ta lại già đi? - Ảnh 2.

Những con cá voi đầu cong có thể sống tới hơn 200 tuổi, và nó là loài động vật có vú sống lâu nhất được biết đến. Vào năm 2015, một nhóm các nhà khoa học đã tìm thấy một biến thể di truyền liên quan đến lão hóa, bảo vệ chúng khỏi ung thư và điều hòa những chu trình tế bào sửa chữa DNA cho những con cá voi.

Chiếc máy chấm công của tự nhiên giải thích lý do: Tại sao chúng ta lại già đi? - Ảnh 3.

Chuột dũi trụi lông có thể sống tới hơn 30 năm, gấp nhiều lần vòng đời của các loài chuột khác. Vào năm 2014, nghiên cứu của Đại học Liverpool đã tìm thấy những thay đổi trong gen của loài chuột này có liên quan đến khả năng kháng ung thư.

Chiếc máy chấm công của tự nhiên giải thích lý do: Tại sao chúng ta lại già đi? - Ảnh 4.

Năm 2006, các nhà khoa học tìm thấy một con hến Bắc Mỹ được cho là đã 507 tuổi. Và từ đó đến giờ họ vẫn đang đi tìm lời giải đáp cho tuổi thọ đáng kinh ngạc của loài động vật này.

Chiếc máy chấm công của tự nhiên giải thích lý do: Tại sao chúng ta lại già đi? - Ảnh 5.

Hydra magnipapillata, một loài động vật tí hon với cơ thể hình ống bao gồm các xúc tu, miệng và chân có chất dính được coi là dạng sinh vật bất tử. Lý do có thể vì chúng có một nguồn sản sinh tế bào gốc vô tận.

Chiếc máy chấm công của tự nhiên giải thích lý do: Tại sao chúng ta lại già đi? - Ảnh 6.

Theo ZKnight

Từ khóa:  tự nhiên
Cùng chuyên mục
XEM