Chỉ trong 8 tháng, Việt Nam mạnh tay chi hơn 5 tỷ USD nhập khẩu một mặt hàng từ Trung Quốc, là nguyên liệu quan trọng giúp nước ta “hốt bạc” từ tay các ông lớn

09/10/2023 14:55 PM | Kinh tế vĩ mô

Trung Quốc hiện nay thống trị thế giới ở mặt hàng này.

Chỉ trong 8 tháng, Việt Nam mạnh tay chi hơn 5 tỷ USD nhập khẩu một mặt hàng từ Trung Quốc, là nguyên liệu quan trọng giúp nước ta “hốt bạc” từ tay các ông lớn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, vải là một trong những mặt hàng nhập khẩu đạt kim ngạch tỷ USD trong 8 tháng đầu năm. Cụ thể, nhập khẩu vải các loại của Việt Nam đạt hơn 1,08 tỷ USD trong tháng 8, tăng 11,4% so với tháng 7/2023. Tính chung trong 8 tháng đầu năm nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam đạt hơn 8,47 tỷ USD, giảm 17,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Vải nhập khẩu của Việt Nam hầu hết có xuất xứ từ Trung Quốc. Quốc gia này là nhà cung cấp vải lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua. Cụ thể trong tháng 8, nhập khẩu vải các loại từ Trung Quốc đạt hơn 695 triệu USD, tăng 15,4% so với tháng 7/2023. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc đạt hơn 5,36 tỷ USD, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2022. Tính đến hết tháng 8, Trung Quốc đang chiếm hơn 63% tỷ trọng trong cơ cấu nhập khẩu vải các loại của Việt Nam.

Chỉ trong 8 tháng, Việt Nam mạnh tay chi hơn 5 tỷ USD nhập khẩu một mặt hàng từ Trung Quốc, là nguyên liệu quan trọng giúp nước ta “hốt bạc” từ tay các ông lớn - Ảnh 2.

Trong năm 2022, Việt Nam cũng mạnh tay chi hơn 9,1 tỷ USD nhập khẩu vải các loại từ Trung Quốc, tăng nhẹ 0,3% so với năm 2021 và chiếm tỷ trọng 61,9% trong tổng giá trị nhập khẩu vải của Việt Nam năm 2022. Trong ngành dệt may, vải là nguyên liệu đầu vào cực kỳ quan trọng, giúp nước ta giữ vững vị trí xếp thứ 3 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may. Trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng dệt may đã thu về hơn 22,5 tỷ USD với 3 quốc gia đạt kim ngạch tỷ USD gồm Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc với lần lượt 9,9 tỷ; 2,5 tỷ và 2 tỷ USD. Còn trong năm 2022, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta đạt 44 tỷ USD, riêng xuất khẩu vải cũng thu về hơn 2,7 tỷ USD trong năm 2022.

Về vai trò của Trung Quốc, đây vốn là quốc gia đứng đầu thế giới về chuỗi cung ứng dệt may, đồng thời là nước xuất khẩu dệt may số 1 thế giới, xếp sau là Bangladesh và Việt Nam. Lợi thế của Trung Quốc trong ngành dệt may là chi phí sản xuất thấp, nguồn nguyên liệu thô chất lượng, cơ sở hạ tầng công nghiệp hiện đại và máy móc công nghệ cao có sẵn khiến thị trường này luôn được các quốc gia khác ưu tiên nhập khẩu.

Ngành dệt may của Trung Quốc cung cấp một loạt các danh mục dệt may được các thương hiệu thời trang thèm muốn. Các danh mục này bao gồm sản xuất vải bông, vải lụa, vải len, vải dệt kim, vải hóa học, in ấn,…với khối lượng xuất khẩu của ngành dệt may Trung Quốc chiếm hơn một nửa thị trường toàn cầu.

Các cụm nhà máy sản xuất hàng dệt may tại Trung Quốc tập trung tại các tỉnh thành duyên hải miền đông, tại Triết Giang, Giang Tô, Quảng Đông, Phúc Kiến, Sơn Đông, Hà Bắc. Những tỉnh, thành phố này thích hợp nhất để đặt nhà máy dệt may do các yếu tố giao thông thuận lợi, gần các thành phố lớn, gần cảng trung chuyển lớn đi thế giới. Ngoài ra có hệ thống công nghệ thông tin, thông tin liên lạc và giao thông tốt.

Về tình hình thương mại giữa 2 nước,theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong tháng 8/2023 đạt hơn 5,78 tỷ USD, tăng 26,5% so với tháng 7/2023. Tính chung 8 tháng đạt 36,6 tỷ USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Như Quỳnh

Cùng chuyên mục
XEM