Chỉ làm việc 6 giờ mỗi ngày sẽ không hiệu quả, Thuỵ Điển là quốc gia đầu tiên chứng minh điều đó

06/09/2016 13:30 PM | Sống

Trái ngược với nhiều nghiên cứu cho thấy làm việc 6 giờ mỗi ngày có thể giúp nhân viên thoải mái, giảm gánh nặng công việc, thử nghiệm tại Thuỵ Điển cho thấy kết quả hoàn toàn trái ngược.

Sau một năm thử nghiệm tại nhà an dưỡng Sjöjungfrun tại Umeå, Thụy Điển, rõ ràng là ngày làm việc 6 giờ đã không mang lại những gì mà mọi người trông đợi.

Tương tự như thử nghiệm ở nhà an dưỡng Svartedalen tại Gothenburg, vốn cũng kết thúc vào năm nay, các y tá tại Sjöjungfrun chỉ phải làm việc 6 giờ với mức lương không thay đổi (như 8 giờ/ngày trước đây) trong vòng một năm.

Thử nghiệm này xuất phát từ mong muốn giờ làm giảm đi sẽ dẫn đến sức khỏe tốt hơn và tinh thần thoải mái, bù lại cho phần chi phí phụ trội – và bất kỳ thất thoát nào (nếu có) về năng suất lao động – nhờ tiết kiệm được chi phí dành cho nghỉ ốm và các chi phí liên quan đến đảm bảo sức khỏe về lâu về dài.

Tuy nhiên kết quả lại chỉ có đôi chút hy vọng về những lợi ích nêu trên, thậm chí cả trong ngắn hạn. Thời gian nghỉ ốm của nhân viên không giảm đi trong cả năm mà thậm chí còn tăng cao, từ 8% lên 9,3%.

Mô hình thí điểm kéo dài một năm ở nhà an dưỡng Svartedalen tại Gothenburg đã khiến cả thế giới phải chú ý khi nó được tuyên bố là một thành công lớn, khiến các y tá vui vẻ hơn, không phải dùng nhiều ngày nghỉ ốm hoặc nghỉ phép, và thậm chí còn làm việc năng suất hơn.

Nghiên cứu cho thấy y tá trong nhóm đối chứng ở một cơ sở an dưỡng khác có khả năng nghỉ phép cao gấp 3 lần và nghỉ ốm cao gấp 2 lần. Theo Bloomberg, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các y tá tỏ ra hạnh phúc hơn đến 20% - mặc dù điều cần chú ý là các chỉ số đo hạnh phúc vẫn luôn bị coi là không đáng tin.

Cuộc thử nghiệm tại Umeå là một cuộc sát hạch các kết quả đã có được tại Svartedalen. Ít nhất, nó cũng chỉ ra rằng thành công không thể cứ thế mà nhân rộng và áp dụng ở khắp mọi nơi.
Cuộc thử nghiệm tại Umeå là một cuộc sát hạch các kết quả đã có được tại Svartedalen. Ít nhất, nó cũng chỉ ra rằng thành công không thể cứ thế mà nhân rộng và áp dụng ở khắp mọi nơi.

Kiruna lại là một chiến dịch dài hơi hơn nhiều với chủ điểm ngày làm việc 6 giờ, kéo dài từ 1989 đến 2005, và cuối cùng cũng bị loại bỏ vì thiếu dữ liệu ủng hộ các lợi ích mà nó được cho là sẽ mang lại.

Và cuộc tranh cãi vẫn chưa đi đến hồi kết. Từ ngày 1/9, các nhân viên xã hội tại một số phòng ban ở Sundsvall, Thụy Điển, sẽ chỉ phải làm việc 6h/ngày với mức lương không đổi trong 1 năm. Nhưng với lần thí điểm này, ngày làm việc 6 giờ không nhắm đến mục tiêu sức khỏe và năng suất của người lao động, mà là một quyền lợi để phục vụ việc tuyển dụng và hy vọng giảm bớt được tình trạng thiếu nhân viên xã hội ở đây.

Đinh Vân

Cùng chuyên mục
XEM