“Chị họ lì xì cho con gái tôi 500 nghìn đồng, nhưng họ lại có tới 2 con” – Mẹ EQ cao mừng tuổi hợp lý để không ai bị thiệt
Làm sao để "trả lại lì xì" một cách công bằng, không khiến người khác cảm thấy thiệt thòi, mà cũng không làm bản thân tiếc nuối?
Trong những ngày Tết, phong bao lì xì là một trong những vấn đề rất được các gia đình quan tâm, đặc biệt là gia đình có trẻ nhỏ. Làm sao để "trả lại lì xì" một cách công bằng, không khiến người khác cảm thấy thiệt thòi, mà cũng không làm bản thân tự tiếc nuối là một câu hỏi rất khó.
Nếu bạn "lì xì" lại con của người khác nhiều quá, năm này qua năm khác, bạn sẽ "bị lỗ", nếu cho quá ít lại có thể gây bất hoà giữa họ hàng, bạn bè. Một số gia đình có một con, trong khi những gia đình khác có hai, thậm chí ba con. Làm thế nào để trả lại phong bao lì xì thực sự là một vấn đề đau đầu. Tuy nhiên, mẹ Tiểu Thiên đã xử lý rất tốt vấn đề này.
Bài viết của một người mẹ tên là Tiểu Thiên, đăng tải trên trang Sohu.
Chị họ luôn cho con gái tôi 500 đồng vào ngày Tết, nhưng nhà chị lại có hai con
Người mẹ Tiểu Thiên cho biết, cô chỉ sinh được một cô con gái và năm nào cũng đưa đứa bé về nhà chồng đón Tết. Họ hàng ở đó hào phóng hơn trong việc tặng phong bao lì xì, họ có thể cho đứa bé 600 hoặc 800 nhân dân tệ (tương đương 2 - 3 triệu đồng).
Quê của Tiểu Thiên là ở Quảng Đông. Trong dịp Tết Nguyên đán, trẻ em được tặng nhiều nhất 100 hoặc 200 trăm nhân dân tệ (khoảng 700.000 đồng) trong phong bì màu đỏ, trong khi người lớn tuổi thường tặng phong bì màu đỏ có 10 - 20 nhân dân tệ (30 - 70 nghìn đồng).
Lần nào Tiểu Thiên cũng chia đều phong bao để lì xì lại cho bọn trẻ theo số tiền ban đầu, đồng thời, cũng có một số "lợi nhuận nhỏ" thu được do sự chênh lệch về số người mừng tuổi cho con của cô.
Nhưng có một ngoại lệ, chị họ của chồng Tiểu Thiên luôn tặng 500 nhân dân tệ (khoảng 1,7 triệu đồng) cho con gái của Tiểu Thiên vào mỗi dịp Tết Nguyên đán. Vì chị họ có hai đứa con nên cô ấy không thể đưa cho mỗi đứa một phong bao lì xì "250". Phải làm sao bây giờ?
Tiểu Thiên từng tặng hai phong bì đỏ "300 nhân dân tệ" (khoảng 1 triệu đồng) cho mỗi đứa con của chị họ mình. Cô đã làm điều này trong ba năm liên tiếp. Nhưng một lần, Tiểu Thiên tình cờ nghe được chị họ nói với hai đứa con rằng hãy nhanh tay nhận lấy "phong bì đỏ giàu có" từ Tiểu Thiên, vì họ sẽ nhận được chênh lệch tới 100 tệ.
Tiểu Thiên chợt nhận ra mình đã bị lợi dụng như thế nào, cô không muốn trở thành trò cười của họ. Bởi vậy, trong dịp Tết Nguyên đán năm ngoái, Tiểu Thiên đã tặng mỗi đứa con của chị họ cô những phong bao lì xì màu đỏ 200 nhân dân tệ, sau đó tặng kèm món đồ chơi trị giá 50 nhân dân tệ, được đóng gói cẩn thận.
Bây giờ, Tiểu Thiên không còn bị tổn thất gì nữa, chị họ cũng không thể trách cô được. Các bà mẹ trong nhóm đều khen cô làm tốt: Người thân tham lam lợi lộc như vậy thì xứng đáng để bị đối xử đúng với những gì họ đã bỏ ra.
Lì xì 400 đồng, bị họ hàng cho là xui xẻo
Một người mẹ khác, Lili, cũng kể về trải nghiệm xấu hổ của cô khi tặng phong bao lì xì. Không lâu sau khi Lili sinh đứa con thứ hai, cô trở về quê ăn Tết. Anh họ của cô đã đến và tặng hai đứa con của cô một phong bì màu đỏ trị giá 200 nhân dân tệ mỗi đứa. Lili không nghĩ nhiều về điều đó. Anh họ của cô ấy chỉ có một cậu con trai nên Lili tặng lại một phong bì màu đỏ 400 nhân dân tệ.
Ngay lập tức, chị dâu tỏ ra không vui, bế đứa bé đi mà không nói một lời cảm ơn nào. Sau đó, người mẹ của anh họ đến tìm mẹ Lili và giận dữ nói: "Con gái bà bị sao vậy? Đưa cho cháu tôi một phong bao lì xì 400 nhân dân tệ trong dịp Tết chẳng phải là xui xẻo sao?"
Lili không muốn làm mẹ mình xấu hổ nên đã thêm một trăm nhân dân tệ nữa và nhờ bác của cô mang về cho cháu. Quê hương của Lili cho rằng số 4 là xui xẻo, cô nhất thời không nhớ ra.
Mục đích ban đầu của việc lì xì cho trẻ em trong dịp Tết Nguyên Đán là để chúc may mắn, tốt lành. Nhưng bây giờ tiền Tết dường như đã trở thành một phép so sánh của người lớn, một số người sau Tết phải chi tiêu dè sẻn rất lâu, điều này thực sự không tốt. Hơn nữa, số tiền Tết lớn thường do cha mẹ giữ, nên cha mẹ và con cái thường xuyên xảy ra mâu thuẫn về tiền Tết lì xì trong dịp Tết.
4 điều quan trọng để người lớn, trẻ em đều vui vẻ với tiền lì xì
Đầu tiên, số lượng phong bao lì xì được tặng phải hợp lý và không lợi dụng người khác.
Chúng ta có thể xác định số lượng phong bao lì xì dựa trên số lượng con cái.
Ví dụ, nếu đối tác của bạn chỉ có một con và bạn có hai con, đừng đưa cho anh ấy một phong bì đỏ trị giá 500 nhân dân tệ, nếu không anh ấy sẽ không thể trả lại phong bì màu đỏ và chắc chắn anh ấy sẽ không vui nếu luôn phải lì xì lại nhiều tiền hơn.
Dù sao nguyên tắc là tốt nhất không nên lợi dụng người khác, song không thể lúc nào cũng để bản thân cũng chịu thiệt. Nếu khó trả lại, chúng ta có thể tặng một phong bì màu đỏ 200 nhân dân tệ, sau đó mua một số quà cho trẻ, có thể là đồ chơi, văn phòng phẩm, quần áo... phù hợp với giá trị còn thiếu.
Tránh số "3" và "4" vì ở một số nơi, hai con số này được coi là không may mắn, không vui.
Số lượng phong bì màu đỏ mà chúng ta tặng tốt nhất nên là số chẵn sẽ càng tuyệt vời hơn nếu có thể bao gồm hai con số tốt lành 6 và 8.
Tuy nhiên, bạn sẽ không muốn nhận phong bao 200 tệ, nhưng chỉ lì xì lại 188 hoặc 168 tệ. Con số này tuy rất may mắn, nhưng về lâu dài, bạn sẽ để lại ấn tượng không tốt với người thân, họ sẽ nghĩ đang bị bạn lợi dụng bởi số tiền chênh lệc.
Tham khảo phong tục địa phương và đưa lì xì dựa trên khả năng tài chính của bạn và của đối phương
Phong tục tặng phong bao lì xì đỏ ở mỗi nơi là khác nhau. Ví dụ ở các miền quê, phong bao lì xì có thể không đòi hỏi giá trị cao như ở thành phố. Hoặc phong bao lì xì của người già chắc chắn sẽ không thể hào phóng như của những người đang đi làm... Bởi vậy, hãy cân nhắc vào từng hoàn cảnh cụ thể để tặng phong bao phù hợp, không khiến bạn và đối phương khó xử.
Tiền lì xì phải được đựng trong phong bao màu đỏ và trao cho trẻ em trước mặt người lớn
Màu đỏ tượng trưng cho niềm vui và may mắn ở nhiều nước châu Á. Gói tiền năm mới trong phong bì màu đỏ là điềm lành, hy vọng mang lại may mắn cho trẻ em. Nếu chúng ta có thể viết những lời chúc tốt lành khác nhau trên phong bì màu đỏ thì sẽ mang tính nghi lễ hơn, cả người lớn và trẻ em đều sẽ hài lòng.
Ngoài ra, phong bì màu đỏ phải được đưa trước mặt người lớn, nếu không, nếu trẻ không nói với họ, người khác sẽ nghĩ rằng bạn không đưa lì xì và sẽ xảy ra hiểu lầm. Tất nhiên, nếu trẻ không có mặt, phụ huynh có thể trao phong bao lì xì cho nhau.
Ngoài những điểm trên, chúng ta cũng có thể thực hiện một số đổi mới trong dịp Tết Nguyên đán, chẳng hạn như thiết kế một số trò chơi thú vị và cho trẻ tham gia trò chơi để nhận được phong bao lì xì với số lượng khác nhau. Điều này sẽ khiến mọi người cùng vui vẻ và không quá đặt nặng vấn đề tiền bạc.
Theo Sohu