Chế biến khoai lang thế này sẽ mất dưỡng chất chống ung thư, nhiều người đang làm sai mà không biết!

25/09/2023 16:20 PM | Sống

Khoai lang vốn dĩ đã tốt rồi, nhưng chế biến chúng như thế nào cũng cực kỳ quan trọng.

Đừng chế biến khoai lang như thế này vì sẽ làm mất dưỡng chất

Liu Jinying (Phó Giám đốc Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Ung thư, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc) cho biết: Khoai lang đứng đầu trong top 10 các loại rau củ chống ung thư tốt nhất. Lý do là bởi chúng có chứa nhiều chất xơ, carotene và dehydroepiandrosterone.

Cụ thể như sau:

- Chất xơ: Là chất có tác dụng ngăn ngừa táo bón và các tổn thương đường ruột. Chất xơ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột và ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại. Từ đó ngăn ngừa hình thành chất gây ung thư trong ruột.

- Carotene: Là một chất chống oxy hóa quan trọng có thể cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể. Chất này cũng có thể được chuyển đổi thành vitamin A, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. 

155680-cach-luoc-khoai-lang-660x440.jpg

- Dehydroepiandrosterone: Có cấu trúc hóa học tương tự như epinephrine và steroid. Nó có thể ngăn ngừa ung thư vú và ung thư ruột kết.

Ngoài chống ung thư, ăn khoai lang còn có thể làm tăng cảm giác no và giảm lượng thức ăn nạp vào, từ đó đạt được hiệu quả giảm cân. Axit chlorogen trong khoai lang có thể ức chế sản xuất melanin, ngăn ngừa tàn nhang và đồi mồi, đồng thời có thể chống lão hóa, duy trì độ đàn hồi của da.

Khoai lang vốn dĩ đã tốt rồi, nhưng chế biến chúng như thế nào cũng cực kỳ quan trọng. Cách chế biến sẽ quyết định lượng dinh dưỡng được đưa vào cơ thể. 

Bác sĩ Liu Jinying chia sẻ: Không nên luộc khoai lang vì dinh dưỡng sẽ bị mất đi trong nước, không có lợi cho việc phòng chống ung thư. Tốt nhất nên hấp hoặc nướng chín. 

Bên cạnh đó, có thể sử dụng khoai lang theo một số cách sau đây sẽ có tác dụng bảo vệ cơ thể, ngừa ung thư rất tốt.

khoai-1-1646239525899-1646239526172314519551.jpg

3 công thức chế biến khoai lang chống ung thư  

1. Cháo khoai lang: Thúc đẩy nhu động ruột và đẩy nhanh quá trình đào thải các chất gây ung thư

Thành phần: 150 gam khoai lang tươi và 70 gam gạo trắng.

Khoai lang rửa sạch, cắt thành từng miếng, gạo trắng vo sạch rồi ngâm trong 30 phút. Cho gạo đã ngâm và khoai lang cắt miếng nhỏ vào nồi. Thêm lượng nước vừa phải, đun sôi trên lửa lớn, rồi vặn lửa nhỏ đun cho đến khi thành cháo đặc.

Khoai lang ăn cùng với gạo trắng, đồng thời uống nhiều nước có tác dụng giải độc tốt, có tác dụng ngăn ngừa ung thư ruột kết, ung thư trực tràng và các bệnh ung thư khác.

39246529502_4b8a6f53ce_o.jpg

2. Cơm khoai lang hấp: Rút ngắn thời gian lưu trú của các chất gây ung thư

Thành phần: 150 gam gạo lứt và 100 gam khoai lang.

Gạo lứt vo sạch, ngâm 2 tiếng, để ráo nước; khoai lang gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành miếng nhỏ. Đặt nồi lên bếp lửa, đổ gạo lứt đã ngâm cùng lượng nước vừa phải, thêm khoai lang vào, đậy nắp và hấp cho đến khi cơm chín.

25408706778_9039da8d74_o.jpg

3. Sữa khoai lang: Thúc đẩy thải chất thải trong ruột

Thành phần: 300 gam sữa và 200 gam khoai lang.

Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ, cho vào nồi hấp, để nguội rồi đặt sang một bên. Cho khoai lang hấp và sữa vào máy ép trái cây rồi xay thành nước ép, sau đó rót ra cốc.

39246529392_2dff3f083b_o.jpg

Lưu ý: 

- Khoai lang có đốm đen hoặc thối thì không nên ăn.  

- Trong ngày, thời điểm tốt nhất để ăn khoai lang là vào buổi sáng. Ăn sáng với khoai lang giúp bổ sung năng lượng cho ngày mới, giúp làm đẹp da, ngăn ngừa ung thư, tim mạch, đột quỵ và giảm cân hiệu quả.

- Khoai lang nên được làm chín trước khi ăn, bởi nếu ăn sống thì sẽ rất khó tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn.

- Đang đói thì không nên ăn khoai lang vì trong củ khoai lang có chứa nhiều đường nên nếu ăn nhiều lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ nóng, sinh hơi trướng bụng.

Theo Đậu Đậu

Cùng chuyên mục
XEM